Chính sách và kinh nghiêm từ một số nước khác

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU (Trang 28)

Một số nước có khả năng cạnh tranh hàng dệt may cao cũng đã có sự chuẩn bị cho mình. Để có được những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, bài nghiên cứu tổng hợp một số chính sách đặc trưng của một số nước như Ấn Độ, Parkistan, ASEAN...như sau

Ấn Độ với mức xuất khẩu mặt hàng dệt may sang EU chiếm 27,38% trong tổng lượng hàng xuất khẩu, hiện đang triển khai chương trình hiện đại hóa ngành dệt với giá trị 6 tỷ USD, điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Dự kiến năm 2010 xuất khẩu 50 tỷ USD, trong đó 50% là hàng dệt, 50% là hàng may mặc.

Tiếp đến là Pakistan, nước có nguồn nguyên liệu bông dồi dào và ngành công nghiệp dệt phát triển, chiếm tới 46% sản lượng công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2002 đạt 7,17 tỷ USD, chiếm trên 2/3 tổng kim ngạch xuất khẩu. Từ năm 1998, 1999 nước này đã có những chính sách đầu tư mới, đổi mới công nghệ, hiện đang triển khai xây dựng các khu “đô thị dệt” ở một số thành phố lớn. Dự kiến sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 13,8 tỷ USD vào năm 2005.

Các nước ASEAN như Singapore, Thái Lan, Philippines cũng có những lợi thế riêng vì đã và đang đàm phán ký kết các Hiệp định Thương mại tự do song phương với Mỹ, EU. Và dĩ nhiên hầu hết các nước đang phát triển, đặc biệt các nước chậm phát triển lại càng bi quan hơn khi phải đối mặt với một cuộc cạnh tranh khốc liệt không cân sức.

xuất khẩu của một vài nước điển hình, Việt Nam đã có những bài học kinh nghiệm và định hướng riêng cho mình để có được những giải pháp xác thực nhất với hoàn cảnh của đất nước.

1.2 SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU (Trang 28)

w