Chiến lược của ngành/ doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU (Trang 57)

THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU

2.2.5.3 Chiến lược của ngành/ doanh nghiệp

Năm 2001 Liên Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Công nghiệp vừa thông qua một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường có hạn ngạch, trong đó có Liên minh châu Âu (EU). Điểm mới nhất trong cơ chế quản lý hạn ngạch xuất khẩu là sẽ cấp giấy phép xuất khẩu cho tất cả các chủng loại hàng vào thị trường trên. Mọi doanh nghiệp có thị trường, có khách hàng đều được tham gia xuất khẩu mặt hàng này. Nhiều chuyên gia thương mại hy vọng, với giải pháp này, nước ta sẽ chặn được đà suy giảm kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và gỡ thế bí hiện nay

Hoạt động tiếp thị đầu tiên của ngành dệt may Việt Nam năm 2002 là tham dự tuần lễ thời trang thu đông, tổ chức tại Hong Kong từ 15 đến 18/1, nhằm khai thác thị trường này.

Ngoài ra, đầu tư cho thiết bị, sản xuất năm nay của Tổng công ty Dệt may tăng khoảng 3.000 tỷ đồng, trọng tâm vào ngành dệt nhằm cung cấp phụ liệu cho ngành may.

Năm 2005 DN phải tranh thủ quota để “mồi” thêm loại phi quota, hoặc đổi Cat “lạnh” sang Cat “nóng” phục vụ cho sản xuất và chuẩn bị ứng quota 2006

DN tăng cường tìm thêm khách hàng với những mã hàng có giá trị cao

Các DN nghiên cứu lựa chọn phương thức thích hợp thâm nhập vào kênh phân phối trên các thị trường nhập khẩu.Trong thời gian tới, XK trực tiếp cần được xem là con đường chính thâm nhập vào thị trường thế giới. Bên cạnh đó có thể liên doanh dưới hình thức sử dụng giấy phép nhãn hiệu hàng hoá là biện pháp tối ưu để các nhà sản xuất Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU.

2.3 THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY XUẤT

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU (Trang 57)

w