Năng lực quản trị ngành kém

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU (Trang 35)

Toàn ngành dệt may hiện có khoảng 2.000 doanh nghiệp, trong đó: DNNN chiếm 0,5%, FDI chiếm 25% và phần lớn là doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần. Xét trên quy mô, phần lớn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thuộc loại vừa và nhỏ. Với quy mô đó, nếu không liên kết với một số doanh nghiệp lớn thì những doanh nghiệp này khó tồn tại chứ chưa nói dến việc cạnh tranh quốc tế. Thực tế cho thấy, cứ xoá bỏ hạn ngạch đến đâu thì hàng dệt may Việt Nam mất hoặc giảm thị phần đến đó vì các doanh nghiệp thiếu những nhà quản trị giỏi, thiếu kỹ năng tiếp cận thị trường và năng suất lao động lại thấp nên không thể cạnh tranh ngang bằng với Bangladesh, Srilanca, Thái Lan, Indonesia và cường quốc dệt may Trung Quốc trên thị trường EU. Và kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU bị giảm sút nghiêm trọng nhất trong 3 thị trường xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam.

**************

Tóm lại, Chương 1 đã hệ thống và phân tích được những lí luận cơ bản liên quan đến cạnh tranh và sức cạnh tranh. Để đánh giá được sức cạnh tranh của sản phẩm có hệ thống các tiêu chí như doanh thu, giá bán, chi phí, chất lượng, vệ sinh an toàn và mức độ uy tín của sản phẩm trên thị trường. Các tiêu chí đánh giá trên sẽ là cơ sở để đưa ra các công cụ, biện pháp hiệu quả nhằm nâng cao sức cạnh tranh về sản phẩm cho các doanh nghiệp.

khẩu Việt Nam cần phải nâng cao sức cạnh tranh của mình vào thị trường EU là do: vai trò chủ lực của ngành dệt may xuất khẩu đối với Việt Nam, EU là một thị trường nhập khẩu hàng dệt may đầy tiềm năng của Việt Nam, bên cạnh đó sức cạnh tranh của mặt hàng này còn có nhiều hạn chế đặc biệt là trên thị trường EU.

Bằng những chính sách và kinh nghiệm từ các nước như Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ….đã đưa ra cho Việt Nam những bài học quí báu để từ đó có được chính sách cho riêng mình, phù hợp với hoàn cảnh và định hướng phát triển ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam đặc biệt là đối với thị trường EU. Toàn bộ những lý luận cơ bản sức cạnh tranh, bài học kinh nghiệm được rút ra từ các đối thủ cạnh tranh là cơ sở quan trọng để đánh giá và phân tích chương 2 “ Thực trạng sức cạnh tranh hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU”.

CHƯƠNG II

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU (Trang 35)

w