Giới thiệu chung về EU

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU (Trang 37)

THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU

2.1.1Giới thiệu chung về EU

Ngày 1-1-1994 Cộng đồng Châu Âu ( EC ) đổi tên thành liên minh Châu Âu (EU). Cộng đồng Châu Âu ( EU) có trụ sở đạt tại Brucxen - thủ đô của Bỉ. Trước năm 1995, EU chỉ có 15 thành viên bao gồm: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Luc xambua, Ailen, Anh, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thuỵ Điển, Phần Lan. Tuy nhiên đến ngày 1/5/2004 con số này đã tăng lên 25, với 10 thành viên mới được kết nạp là Séc, Hungaria, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Ostonia, Malta, Síp. Với sự phát triển không ngừng về kinh tế - xã hội, khối cộng đồng chung EU lại tiếp tục mở rộng qui mô và cho đến ngày 1/1/2007 số lượng thành viên đã tăng lên 27 thành viên với Rumania, Bulgaria.

Lĩnh vực quan trọng nhất cho quá trình hợp nhất hoá của các thành viên có ảnh hưởng đến thương mại đó là sự thống nhất các quy định giữa các nước trong khối EU. Do sự hợp nhất cho phép các luồng vốn, hàng hoá, dịch vụ và con người tự do lưu chuyển, ranh giới giữa các quốc gia phải được dỡ bỏ và hàng hoá sản xuất hoặc nhập khẩu vào một nước thành viên này có thể di chuyển giữa các quốc gia khác mà không bị giới hạn hoặc quản chế. Đặc biệt là vào ngày 1 tháng 1 năm 1999, đồng Euro đã trở thành đồng tiền hợp pháp giữa 11 nước thành viên của EU gồm: Áo, Bỉ, Phần Lan, Pháp, Đức, Ailen, Luc-xăm-bua, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Đồng tiền riêng của các quốc gia này hiện đã trở thành những đơn vị tiền tệ nhỏ hơn của Euro những vẫn được tiếp tục được lưu hành hợp pháp cho hết năm 2002.Sự hình thành của cộng đồng chung EU đã tác động rất lớn đến toàn diện của nền kinh tế.

Bộ trưởng, Uỷ Ban Châu Âu, Nghị viện Châu ÂU, Toà án Châu Âu. Trong đó mỗi cơ quan nắm giữ một chức năng nhiệm vụ riêng. Cụ thể như: Hội đồng bộ trưởng chịu trách nhiệm quyết định ra các chính sách lớn của EU. Uỷ Ban Châu Âu là cơ quan điều hành, Nghị viện Châu Âu thông qua các ngân sách, và cùng Hội đồng Châu Âu quyết định trong một số lĩnh vực, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách của EU, có quyền bãi miễn các chức vụ uỷ viên Uỷ Ban Châu Âu.Cuối cùng Toà án Châu Âu có vai trò độc lập, có quyền bác bỏ những qui định của tổ chức của Uỷ ban Châu Âu văn phòng chính phủ các nước nếu bị coi là không phù hợp với luật của EU.

Liên minh châu Âu (EU) là hình thức hội nhập khu vực ở trình độ cao với nhiều triển vọng tốt đẹp cho các nước thành viên và cho toàn châu Âu, đang phát triển sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực và trở thành khối liên minh kinh tế phát triển nhất hành tinh (Bảng 2.1)

Bảng 2.1 Một số chỉ số kinh tế vĩ mô của EU

(%) 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Tốc độ tăng GDP 1,2 1,2 2,4 1,5 2,5 2,4 Tốc độ tăng tiêu dùng 1,6 1,6 2,1 1,6 1,6 2,1 Tốc độ tăng tổng đầu tư -1,2 0,8 3,0 2,3 3,5 3,6 Tốc độ tăng việc làm 0,4 0,2 0,6 0,9 1,0 1,0 Tỷ lệ thất nghiệp 8,7 9,0 9,0 8,7 8,5 8,1 Tỷ lệ lạm phát 2,1 1,9 2,1 2,3 2,2 1,9 Nợ chính phủ (% GDP) 61,4 63,0 63,4 64,1 64,2 64,3 Cán cân tài khoản vãng lai (%

GDP) 0,3 0,1 0,0 -0,3 -0,4 -0,3

( Nguồn EURO STAT )

Vì vậy, EU đã trở thành một khối liên kết bền vững đủ sức đối phó với những thách thức lớn đặt ra với toàn cầu bởi lẽ vị thế chính trị, tiềm lực kinh tế, thương mại, tài chính, khả năng phòng thủ của EU không ngừng tăng sau mỗi lần mở rộng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU (Trang 37)