Giá hàng dệt may xuất khẩuViệt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU (Trang 63)

THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU

2.3.3.1 Giá hàng dệt may xuất khẩuViệt Nam

Thông qua công thức tính giá cả như đã nêu ở chương 1, ta thấy giá bán hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong suốt những năm trước nhìn chung là cao so với chất lượng của sản phẩm. Do chi phí sản xuất quá lớn chủ yếu là chi phí nhập khẩu nguyên liệu sản xuất từ nước ngoài. Mặc dù giá bán sản phẩm cao nhưng sản phẩm của Việt Nam có chất lượng không cao, chỉ đạt ở mức trung bình, do vậy sức cạnh tranh ở giai đoạn này là rất thấp.

Hiện nay, giá hàng dệt may trên thị trường EU được chia làm 3 phân đoạn chính. Phân đoạn thứ nhất là Trung Quốc - Ấn Độ với các sản phẩm đạt chất lượng cao với giá bán tương đối cao. Phân đoạn thứ 2 là Campuchia – Indonesia với các sả phẩm với giá thành và chất lượng ở mức khá. Phân đoạn thứ 3 là Việt Nam – Bangladesh với mức giá trung bình.

Xét với các nước ở phân đoạn giá khác trên thị trường như Trung Quốc - Ấn Độ. Mặc dù các đơn giá hàng Trung Quốc nhập khẩu vào châu Âu cao hơn so với hàng nhập khẩu từ Việt Nam và Bangladesh nhưng số lượng tiêu thụ sản phẩm của Trung Quốc lại lớn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, cùng với việc chi phí sản xuất trong nước tăng lên và đồng nhân dân tệ đang nhanh chóng mất giá, Trung Quốc có thể sẽ buộc phải tăng giá của mình hơn nữa trong thời gian tới. Theo đại diện Ban Xúc tiến thương mại (Vinatex) cho biết, do chi phí sản xuất tăng cao, ngay từ đầu năm 2008, Trung quốc đã có chính sách thắt chặt các hợp đồng xuất khẩu, hạn chế nhận những đơn hàng có giá trị thấp, nên nhìêu nhà nhập khẩu EU đã chuyển hướng sang Việt Nam để tìm hiểu và đặt hàng. “Do giá nguyên vật liệu đầu vào và công lao động tăng, các DN trong nước rất khó tiếp nhận đơn hàng giá thấp từ EU, bởi nếu cố làm thì sẽ không có lãi. Trong khi đó, khách hàng EU chỉ muốn đặt hàng có đơn giá thấp mà trước đây thường đặt từ Trung Quốc, nên nếu DN Việt Nam đòi tăng giá thì họ sẽ không chấp nhận”.Ngược lại với Trung Quốc, đơn giá hàng Ấn Độ thay đổi không đáng kể, điều này phản ánh sự tăng giá của đồng rupee và sự ổn định về mặt chất lượng của hàng may mặc Ấn Độ xuất khẩu. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh về giá giữa phân đoạn của Campuchia – Indonesia và Việt Nam – Bangladesh thì có sự bám đuổi rất sát nhau. Doanh thu tiêu thụ của hai phân đoạn cũng không có sự chênh lệch đáng kể, sức cạnh tranh của Việt Nam so với những nước nay

chưa có sự nổi trội. Do vậy, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần nghiên cứu tới một số các yếu tố khác nhằm kết hợp với chiến lược về chênh lệch giá và chi phí để nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh của hàng dệt may trên thị trường.

Xét với Bangladesh trong cùng phân đoạn về giá, so với Việt Nam, các đơn giá hàng của Bangladesh nhìn chung vẫn cao hơn. Sau khi Việt Nam liên tục hạ giá trong các năm qua. Xét về mặt giá cả, hiện nay Bangladesh không còn đứng cùng phân đoạn thị trường giá với Trung Quốc nữa, nhưng vẫn là một nước có lợi thế cạnh tranh về giá.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU (Trang 63)

w