Chính sách và kinh nghiệm từ Indonesia

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU (Trang 25)

Ngành dệt may hiện nay của Indonesia được đánh giá là một trong những ngành công nghiệp có triển vọng và được Chính phủ quan tâm hỗ trợ . In đô nê xi a là nước có số lượng sản phẩm dệt may đứng thứ ba sau Trung quốc và Ấn độ, hàng may mặc xuất khẩu chiếm thị phần 1,7% ( xếp thứ 9) và có mặt ở trên 200 nước. Sự phát triển của ngành dệt may xuất khẩu của Inđonêxia trong thời gian qua là nhờ vào những chiến lược đúng đắn của nhà nước. Bao gồm:

Chiến lược thứ nhất là cơ cấu lại máy móc tại các nhà máy do máy móc quá cũ hoặc lạc hậu. Để thực hiện chiến lược này Bộ Công nghiệp Indonesia và Ngân hàng Trung ương Indonesia (BI) đã thành lập một nhóm công tác nhằm tìm cách đổi

nguồn vốn ngắn hạn hiện có tại BI thành nguồn vốn trung và dài hạn thông qua các kỹ thuật ứng dụng tài chính do việc tái cơ cấu máy móc cần các nguồn vốn trung và dài hạn. Đây là một bước tiến nhảy vọt về công nghệ, nhằm bắt kịp với sự thay đổi chóng mặt của các công nghệ hiện đại trên thế giới.

Bước chiến lược thứ hai, chính phủ sẽ hỗ trợ bảo đảm việc cung cấp các nguyên vật liệu chính cho ngành dệt may, trong đó có các sản phẩm hoá dầu hiện khá khan hiếm. Trong kế hoạch tổng thể phát triển hệ thống khí đốt đặc biệt nhằm phục vụ các ngành công nghiệp trong nước, chính phủ sẽ đảm bảo việc cung cấp khí đốt cho ngành hóa dầu. Việc làm này đã giúp các doanh nghiệp phần nào giảm đi được gánh nặng về chí phí nguyên vật liệu sản xuất. Từ đó, tăng mức chênh lệch giữa giá cả và chi phí và đem lại tác động tích cực đến sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may trên thế giới.

Thứ ba, chính phủ sẽ nỗ lực nhằm bảo hộ ngành công nghiệp trong nước trước môi trường kinh doanh không lành mạnh như buôn, nhập lậu ồ ạt hàng may mặc. Ông Fahmi cho rằng, cần siết chặt cơ chế nhập khẩu hiện nay và yêu cầu số hàng hoá này phải đi qua “ cửa đỏ “ của hải quan ( hàng hoá cần khai báo). Ông hi vọng đến cuối năm nay, Indonesia sẽ có một cơ chế nhập khẩu thích hợp và lành mạnh. Bộ Công nghiệp nước này cũng tìm cách ngăn chặn hiện tượng chuyển tải “ ma” các sản phẩm may mặc của Trung Quốc qua Indonesia, nghĩa là chỉ các chứng từ xuất khẩu “ quá cảnh” của Indonesia, trong khi hàng hoá lại được xuất thẳng từ Trung Quốc. Để ngăn chặn tình trạng này, Bộ Công nghiệp đã hợp tác với các cơ quan liên quan nhằm thẩm tra xem hàng hoá có thực sự được xuất khẩu từ Indonesia hay không và đánh giá mức độ buôn lậu dưới hình thức quá cảnh. Đây là một hình thức bảo vệ các ngành sản xuất trong nước, để tạo nên một môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp trong nước, và từ đó tạo đà cho các doanh nghiệp tăng sức bật cạnh tranh so với các đối thủ khác.

Thứ tư, Bộ Công nghiệp sẽ khuyến khích các công ty dệt may tăng cường sản xuất các mặt hàng có giá trị cao từ sợi tự nhiên như lụa và chính phủ sẽ hỗ trợ bằng một kế hoạch tổng thể phát triển ngành sản xuất lụa quốc gia. Với kế hoạch đổi mới này trong ngành dệt may xuất khẩu, Indonesia sẽ có được một đặc trưng

riêng cho sản phẩm. Đó là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sức cạnh tranh của sản phẩm.

1.1.6.2.Chính sách và kinh nghiệm từ Trung Quốc

Hiện nay Trung Quốc là cường quốc hùng mạnh nhất thế giới trong lĩnh vực dệt may. Với nguồn cung cấp nguyên liệu bông, len, sơ sợi, vải, máy móc thiết bị, hóa chất, thuốc nhuộm cho đến nguồn lực lao động, Trung Quốc đã tạo được khả năng cạnh tranh rất lớn và trở thành nhà cung cấp dệt may lớn nhất của EU. Năm 2003 lượng hàng dệt may xuất khẩu của Trung quốc sang EU chiếm 17,5% so với tổng lượng hàng dệt may được nhập khẩu tại đây. Năm 2005, chủ yếu là tăng nhập khẩu hàng Trung Quốc trên quy mô lớn (chiếm 71%), trong khi hàng sản xuất của Mỹ lại giảm từ 2,6 tỉ đơn vị năm 2004 xuống còn 2,2 tỉ. Đến nay Trung Quốc đã chiếm 28% thị phần hàng dệt may xuất khẩu trên toàn thế giới. Để vươn lên vị trí đứng đầu như hiện nay về xuất khẩu dệt may, Trung Quốc đã thực hiện một số biện pháp căn bản sau:

Nhờ vào chính sách hỗ trợ của nhà nước như: năm 1998/1999 trợ giá cho mỗi kg bông 0,60 USD (giá bông lúc đó khoảng 1,2 USD), ngoài ra còn hỗ trợ và khuyến khích các mặt hàng xuất khẩu thông qua tỷ giá, cước phí vận tải… nên hàng dệt may Trung Quốc dễ dàng đánh bại hàng cùng loại của bất cứ nước nào.

Để chuẩn bị cho giai đoạn hậu hạn ngạch ( hiệp định dệt may ATC hết hiệu lực sau ngày 31/12/2004), từ năm 1998, Trung Quốc đã tiến hành nhiều chính sách cải cách để phát triển ngành dệt may mạnh mẽ hơn như: mạnh dạn tư nhân hóa, cho phá sản các DN Nhà nước làm ăn thua lỗ, đổi mới trang thiết bị, áp dụng công nghệ mới, dám loại bỏ 10 triệu cọc sợi trong 3 năm 1998-2000, chuyển hơn 1,2 triệu người sang làm việc khác hoặc đào tạo lại, thu hút đầu tư nước ngoài để thúc đẩy năng lực cạnh tranh. Kết quả của sự chuẩn bị này đã nâng mức kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc lên 50 tỷ USD trong năm 2000, tăng 30% so năm 1999. Năm 2003 đạt khoảng 70 tỷ USD, tăng 12% so năm 2002. Nếu các nước nhập khẩu không có những rào cản mới Trung Quốc có thể dễ dàng đạt 100 tỷ USD (không kể Hồng Kông và Ma Cao) trong tổng kim ngạch thương mại dệt may thế giới 350 tỷ USD vào năm 2005.

Dù các nước nhập khẩu có Luật Chống bán phá giá hoặc có điều khoản “tự vệ đặc biệt” có thể áp đặt hạn ngạch khi cần thiết như Hoa Kỳ, song cũng không mấy dễ dàng cản trở Trung Quốc, vì nước này đã trở thành thành viên của WTO, nhiều DN Hoa Kỳ đã đầu tư vào Trung Quốc. Việc chống lại hàng dệt may Trung Quốc khi đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chính quyền lợi của người Mỹ.Các nhà phân tích khẳng định, kể cả Mỹ và EU cũng không thể ngăn chặn được Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường dệt may trong những thập kỷ tới như Nhật Bản hiện nay (khoảng 80% thị phần).

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU (Trang 25)

w