THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU
2.3.2 Thị phần của mặt hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU so với các đối thủ cạnh tranh
Việc xem xét thị phần của mặt hàng dệt may trên thị trường các hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam là một tiêu chí quan trọng để đánh giá sức cạnh tranh cùa ngành dệt may Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh. Thông qua công thức tính thị phần như đã đề cập ở chương 1, sẽ biết được sự chiếm lĩnh về mặt hàng này trên thị trường EU như thế nào. Khi đó, mới có thể đưa ra được các mục tiêu và định huớng cụ thể cho ngành dệt may trong thời gian tới.
Thời kì khi EU vẫn áp dụng hạn ngạch với hàng dệt may Việt Nam thì số lượng của mặt hàng dệt may Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào mức hạn ngạch qui định. Do vậy thị phần của mặt hàng này trên thị trường EU là chiếm một tỉ trọng rất nhỏ, không đáng kể.
Tuy nhiên khi EU và Việt Nam thực hiện dỡ bỏ hoàn toàn hạn ngạch và tự do hoá thương mại thì các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu của Việt Nam ồ ạt lên kế hoạch xâm nhập thị trường một cách sâu hơn với mục tiêu chiếm lĩnh được thị trường trong tương lai. Theo số liệu thống kê thì hiện thị phần của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường EU chỉ chiếm 20%.
So sánh giữa các thị trường nhập khẩu với nhau, mặc dù thị trường Mỹ xuất hiện muộn hơn so với thị trường EU, đồng thời đây là hai thị trường đều rất khắt khe và khó tính vậy nhưng thị phần chiếm lĩnh của sản phẩm dệt may của Việt Nam ở Mỹ gấp đôi so với EU ( chiếm 55% ). Có thể thấy rằng, tuy sự bãi bỏ quota của EU có ý nghĩa giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu để có được một điều kiện cạnh tranh bình đẳng. Tuy nhiên, với khách hàng khó tính như EU, các nhà doanh nghiệp Việt Nam vẫn e dè. Bởi chất lượng cũng như các yêu cầu đòi hỏi của thị trường EU phức tạp và cầu kỳ hơn Mỹ và sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu sẽ làm cho con đường xuất khẩu của Việt Nam không dễ gì được mở rộng. Nhất là trong điều kiện hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam phần lớn tập trung cho thị trường Mỹ, nơi chiếm đến 80% năng lực sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, cùng với những tiềm năng từ thị trường EU mang lại và những vấn đề cấp thiết trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may sang EU thì việc cân đối năng lực sản xuất của các doanh nghiệp giữa các thị trường lớn như EU, Mỹ…cần phải chú ý hơn nữa.
So sánh thị phần với các đối thủ cạnh tranh trong cùng khu vực ( như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh…). Cụ thể như sau:
Từ trước đến nay, hàng dệt may Trung Quốc vẫn luôn thống trị và gần như chiếm lĩnh toàn bộ thị phần trên hầu hết tất cả các thị trường, kể đến như EU, Mỹ, Nhật Bản….Ở thị trường EU, thị phần mà Trung Quốc nắm giữ lên đến 89%. Tuy nhiên trong suốt năm 2005, tổng lượng hàng nhập khẩu vào châu Âu (bao gồm 25 quốc gia thành viên) không tăng đột biến. Số lượng hàng nhập khẩu vào thị trường này tăng gần 2,9%, từ 88, 9 tỉ euro năm 2004 lên thành 91,5 tỉ năm 2005. Nhưng vào nửa đầu năm 2006, hàng nhập khẩu lại tăng thêm 47.664 triệu euro so với năm trước. Người ta dự đoán rằng sự gia tăng xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc có thể giảm xuống từ 21% năm 2005 xuống còn 15% năm 2006, vì mức độ tiêu thụ hàng nội địa của nước này tăng lên và đồng nhân dân tệ mạnh hơn.Số lượng hàng nhập khẩu vào Mỹ và EU nửa đầu năm 2006 đã chứng minh cho điều này. Lượng hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ giảm gần 10,67% trong nửa đầu năm 2006, so với mức tăng 69,63% năm 2005. Hàng Trung Quốc nhập khẩu vào EU chỉ tăng 3,40% trong nửa đầu năm 2006, tăng thêm 7.311 triệu euro, và tăng gần 46,3% năm 2005, tăng thêm 16.800 triệu euro. Đó có thể coi là một tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp Việt Nam, khi vị thế của Trung Quốc đang có xu hướng sụt giảm, đặc biệt là cùng với sự kiên năm 2007 EU và Mỹ tiến hành các biện pháp nhằm ngăn chặn các sản phẩm dệt may của Trung Quốc xâm nhập một cách tràn lan vào thị trường thông qua việc áp dụng hạn ngạch…Tuy nhiên, với những biện pháp của mình, theo nhận định đánh gái cho thấy Trung Quốc lại tiếp tục có xu hướng tăng thị phần của mình trong những năm sắp tơi. Do vậy Việt Nam cần nắm được những cơ hội này, cũng như tìm hiểu kinh nghiệm của Trung Quốc để lên kế hoạch và chiến lược phát triển mới.
Ấn độ luôn được coi là một nước rất mạnh về sản xuất hàng dệt may với mũi tấn công chính ra thị trường thế giới. Về thị phần nước này thường đứng ở vị trí thứ 2 sau Trung Quốc với 55%. Nhưng sau khi tăng 17.5% trong năm 2006,số lượng nhập khẩu hàng may mặc từ Ấn Độ vào thị trường EU không tăng nữa.Nguyên nhân là năm 2007, giá bông tại Ấn Độ tăng lên vì nhu cầu mua bông của các nhà
máy dệt trong nước tăng lên và xuất khẩu bông cũng tăng lên.Vì bông là nguyên liệu thô chính của ngành dệt may Ấn Độ, nên việc giá bông tăng là vấn đề cần được quan tâm nghiêm túc.Đồng thời, đồng rupee tăng giá so với đồng đô la, tăng 12% trong năm 2007 và được dự đoán là sẽ tăng tiếp. Các con số thống kê xuất khẩu cho thấy rằng khả năng cạnh tranh quốc tế của Ấn Độ đã bị mất Điều này, cũng cho thấy những dấu hiệu sụt giảm của thị phần nước Ấn Độ trên thị trường EU trong thời gian tới.
Cũng lâm vào tình trạng như các mặt hàng dệt may của Ấn ĐỘ và Trung Quốc. Thậm chí nhập khẩu hàng từ Bangladesh còn giảm 5.11%, ở mức 4,37 tỉ Euro, đồng thời, nhập khẩu hàng may mặc dệt thoi còn giảm 11.5% về mặt giá trị. Có lẽ vị trí thứ 3 với 18% thị phần vào những giai đoạn trước của Bangladesh cũng đang có chiều hướng lung lay và không vững vàng .
Với việc bị sụt giảm 15% lượng hàng nhập khẩu vào châu Âu, Indonesia đã bị mất một thị phần lớn trên thị trường này. Ngược lại, nhập khẩu hàng từ khu vực Địa Trung Hải có sự phục hồi trở lại với nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ tăng 8%, và nhập khẩu từ Tunisia, Morocco theo thứ tự tăng 4% và 6%.
Tóm lại, Bằng những đánh giá và so sánh ta thấy, hầu hết thị phần của các nước xuất khẩu dệt may sang EU đang có xu hướng đi xuống đặc biệt riêng Trung Quốc đang có chiều hướng caỉ thiện đựoc tình hình. Đây có thể được coi là những cơ hội đang đến với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên trên thực tế, cùng với xu hướng sụt giảm chung, hàng dệt may của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng phần nào. Điều đó càng thể hiện sức cạnh tranh của chúng ta trên thị trường chưa vững vàng, nên vẫn dễ dàng bị tác động. Đây là một thực trạng chung về sức cạnh tranh của hàng dệt may, và đối với cả các ngành hàng khác.