Kim ngạch xuất khẩu thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU (Trang 33)

dân cư nghèo và trợ giúp các nỗ lực của Việt Nam trong chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo cơ chế thị trường nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên theo hướng phát triển bền vững.

Kể từ 11/01/2007, khung pháp lý về thị trường thương mại, dịch vụ giữa Việt Nam và EU đã được mở hoàn toàn. Một thời kỳ mới với nhiều cơ hội và thách thức đang mở ra. Vấn đề quan trọng và có tính quyết định là các doanh nghiệp cần nắm vững và vận hành thật tốt các chính sách, thể chế, quy định của WTO nói chung và EU nói riêng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của đơn vị, ngành hàng mình, nhằm góp phần đưa Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.

1.2.4 Sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EUcòn bị hạn chế còn bị hạn chế

Bên cạnh những cơ hội lớn được đặt ra trước mắt cho các doanh nghiệp Việt Nam thì một hạn chế gây cản trở rất lớn của hàng dệt may Việt Nam chính là sức cạnh tranh của sản phẩm. Thể hiện qua các mặt sau:

1.2.4.1 Kim ngạch xuất khẩu thấp, chưa tương xứng với tiềm năng củaViệt Nam Việt Nam

Từ năm 1993, hàng dệt may Việt Nam bắt đầu tìm đường ra thế giới, và đến 1996 lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu vượt qua mức 1 tỷ USD, trong đó sản phẩm dệt may từ vị trí khiêm tốn trong các sản phẩm xuất khẩu chủ lực đã dần vươn lên vị trí số 1 và đến nay thì ổn định ở vị trí số 2 với kim ngạch xuất khẩu luôn tăng. Đặc biệt EU là thị trường xuất khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch lớn nhất, chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu có hạn ngạch của Việt Nam. Theo số liệu thống kê, trong những giai đoạn 2005 – 2008 kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may đã đạt trên 1tỷ USD. Tuy nhiên, nếu so sánh tổng thể và so sánh với các nước khác, ta thấy rằng kim ngạch xuất khẩu đó vẫn được coi là thấp, bởi lẽ nó chưa phải là kết quả như chúng ta mong muốn và chờ đợi với những nguồn lực đã bỏ ra. Thực tế, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng mà chúng ta đang có như nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ nhất so với các nước xuất khẩu dệt may.

Bên cạnh đó, những ưu đãi về thương mại mà Việt Nam được hưởng từ phía EU cũng không phải là một cơ hội dễ dàng mà tất cả các nước đạt được. So sánh với Trung Quốc, mặc dù trong những năm gần đây, Trung Quốc gặp rất nhiều thách thức từ phía các nước nhập khẩu EU, Hoa Kỳ, về việc hạn chế số lượng hàng Trung Quốc. Nhưng liệu vấn đề này có thể trở thành một cơ hội tốt cho dệt may Việt Nam được hay không? Thì câu trả lời lại hoàn toàn ngược lại, mặc dù vướng mắc với những hạn chế đó nhưng Trung Quốc vẫn luôn là đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam trên thị trường dệt may xuất khẩu nói riêng.Số liệu thống kê cho thấy, trong năm 2006, các công ty Trung Quốc đã xuất khẩu quần áo, vài vóc và xuất khẩu các sản phẩm hàng dệt may trị giá khoảng 144 tỷ USD, tăng ở mức hai con số, cho dù có nhiều vụ tranh chấp với một số các khách hàng chủ chốt.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU (Trang 33)

w