THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU
2.3.4 Mức độ chênh lệch về chất lượng của hàng dệt may xuất khẩuViệt Nam so với các đối thủ cạnh tranh
so với các đối thủ cạnh tranh
Trên thực tế, chất lượng của các sản phẩm dệt may Việt Nam chỉ đạt ở mức trung bình khá. Các sản phẩm này hầu hết chỉ được tiêu thụ cho nhóm khách hàng thứ 2 và thứ 3 trên thị trường EU.Nhóm khách hàng thứ 2 có khả năng thanh toán ở mức trung bình, chiếm 68% dân số, sử dụng loại hàng có chất lượng kém hơn và giá cả cũng rẻ hơn; nhóm 3 có khả năng thanh toán ở mức thấp, chiếm hơn 10% dân số, tiêu dùng những loại hàng hoá có chất lượng và giá cả thấp hơn so với hàng của nhóm 2.
Trong khi đó, hầu hết các sản phẩm dệt may của Trung Quốc được đáp ứng cho tất cả các nhóm khách hàng của EU từ cấp thấp cho đến cấp cao. Chất lượng của sản phẩm của Trung Quốc cao hơn rất nhiều so với Việt Nam, do các yếu tố về công nghệ và nguyên vật liệu. Còn các hàng dệt may của Việt Nam tuy đã được cải thiện rất nhiều so với nhiều năm trước đây nhưng vẫn chưa tương xứng với sự phát triển của các đối thủ cạnh tranh khác. Do đó phần lớn các sản phẩm dệt may chưa
đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu đặt ra của ISO 9000 như chất lượng của sợi vải không bền, kiểu dáng mẫu mã chưa đa dạng phong phú. Các loại sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao như bộ comle, áo sơ mi cao cấp…. vẫn chưa làm được. Ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam thường vướng mắc vào việc sử dụng liều lượng hoá chất để nhuộm các sản phẩm dệt may. Theo đánh giá của các đối tác EU, thì liều lượng hoá chất của Việt Nam sử dụng trong sản phẩm là nhiều quá so với mức cho phép. Điều đó làm cho người tiêu dùng của thị trường khó tính như EU chưa thực sự tin tưởng vào sản phẩm của hàng dệt may Việt Nam, và giảm sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam một cách rõ rệt về góc độ chất lượng.