Giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU (Trang 79)

MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU

3.2.3.4 Giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm

Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần thay đổi chiến lược kinh doanh của mình, từ cạnh tranh đơn thuần bằng nguồn lao động rẻ sang cạnh tranh bằng giá trị gia tăng (cạnh tranh về chất lượng và dịch vụ). Với đặc trưng riêng về xu hướng tiêu dùng của khách hàng EU đặc biệt chỉ quan tâm tới chất lượng và thời trang của hai loại sản phẩm này. Nhiều khi yếu tố thời trang lại mang tính quyết định cao hơn nhiều so với giá cả. Đối với hai mặt hàng này, nhu cầu thay đổi nhanh chóng, đặc biệt về mẫu mã. Bên cạnh đó, một nhược điểm của hàng dệt may VIệt Nam chính là thiếu sự nhạy bén về thời trang, tuy đa dạng về chủng lọai hàng hóa xuất khẩu nhưng mẫu mã của sản phẩm chưa thực sự có yếu tố thời trang. Do vậy, để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, cần đi sâu và nghiên cứu việc nâng cao chất lượng sản phẩm như :

Cần tận dụng những đặc trưng riêng từ nguồn lực như công nhân có tay nghề khéo léo, các chất liệu vải tơ tằm, thổ cẩm, thêu, ren được người nứoc ngoài ưa chuộng… để từ đó xây dựng nên những lợi thế cho riêng sản phẩm bằng cách kết hợp các yếu tố đặc trưng riêng của Việt Nam và xu hướng tiêu dùng của thị trường để tạo nên sản phẩm.

Phát triển nguồn nhân lực thiết kế trẻ tạo cho họ những cơ hội được tiếp cận với nền thời trang của các thị trường đang hướng tới như: đưa sinh viên có cơ hội học tập ở một số nước trong cộng đồng chung EU.Tổ chức những buổi trình diễn thời trang nhằm tôn vinh sức sáng tạo của những nhà thiết kế trẻ và vinh danh thương hiệu hàng dệt may Việt Nam trên thị trường EU.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU (Trang 79)

w