Mức độ vệ sinh công nghiệp, đảm bảo môi trường của hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU (Trang 67)

THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU

2.3.5 Mức độ vệ sinh công nghiệp, đảm bảo môi trường của hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu

Nam xuất khẩu

Ngày nay, môi trường sống của chúng ta đang gặp những vấn đề nguy hại nghiêm trọng do tác động của sự phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ. Do vậy, một loạt các tiêu chuẩn về qui trình sản xuất đảm bảo môi trường của các nước được đưa ra qui định một cách khắt khe. Bên cạnh đó, không chỉ có riêng thị trường EU, mà hầu hết chính phủ của tất cả các nước đều hết sức bảo vệ người tiêu dùng bằng các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm áp dụng với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm tiêu dùng.

Trong những năm qua,Việt Nam đã đưa rất nhiều chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia nhằm định hướng năm 2020, 100% sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu và 50% hàng hoá tiêu dùng nội địa trong nước được ghi nhãn sinh thái theo tiêu chuẩn ISO 14021. Nhà nước đã ban hành các tiêu chuẩn Việt Nam có liên quan đến môi trường cụ thể như 502 TCVN. Việt Nam đã không ngừng nâng cao mức độ hài hoà tiêu chuẩn với khu vực và quốc tế. Theo thống kê, hiện tiêu chuẩn Việt Nam hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế vào khoảng 20% ( so với Malaysia 38%, Nga 30%, Trung Quốc 43%, Hàn Quốc 32,5%). Kế hoạch trong thời gian tới là nâng lên con số 30%

Tuy nhiên, bên cạnh sự cố gắng của nhà nước, hầu hết các doanh nghiệp đều vi phạm các qui định pháp luật về môi trường, và tiêu chuẩn môi trường. Hầu hết các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ đều gây ô nhiễm và chưa có biện pháp giải quyết.

Theo Trung tâm sản xuất sạch, thời gian gần đây ngày càng có nhiều sản phẩm dệt may của Trung Quốc bị khách hàng từ chối hoặc đòi bồi thường vì không phù hợp với những tiêu chuẩn “xanh”, tức không đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn về sức khỏe đối với người sử dụng và không gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất. Một khi tình trạng này xảy ra với hàng dệt may Trung quốc thì cũng có thể xảy ra với các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Hiện tại, trình độ phát triển ngành dệt của Việt Nam ở dưới mức trung bình so với mặt bằng chung, vì vậy năng suất chưa cao, chất lượng hạn chế, sử dụng nhiều hóa chất thuốc nhuộm… Trong khi đó, các quy định về nhãn mác an toàn sức khỏe với người sử dụng, tiêu chuẩn thân thiện môi trường, trách nhiệm của các thị trường nhập khẩu lớn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản… vốn rất khắt khe.

Tóm lại, Việt Nam muốn tham gia vào một sân chơi lớn như EU, cũng như trên toàn thế giới, thì các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự thay đổi nhiều hơn về các vấn đề qui định tiêu chuẩn sản xuất và phải coi đó là một yếu tố quan trọng tất yếu trong việc sản xuất sản phẩm.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w