Kênh phân phố

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU (Trang 41)

THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU

2.1.2.2. Kênh phân phố

Hệ thống kênh phân phối của EU bao gồm mạng lưới bán buôn và mạng lưới bán lẻ cụ thể như các công ty xuyên quốc gia, hệ thống các cửa hàng, siêu thị, các công ty bán lẻ độc lập.

EU có hình thức tổ chức các kênh phân phối phổ biến nhất là theo tập đoàn và không theo tập đoàn. Kênh phân phối theo tập đoàn có nghĩa là các nhà sản xuất và các nhà nhập khẩu của một tập đoàn chỉ cung cấp hàng hoá cho hệ thống cửa hàng và siêu thị của tập đoàn này mà không cung cấp hàng cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác. Còn kênh phân phối không theo tập đoàn thì ngược lại, các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu của tập đoàn này ngoài việc cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn mình còn cung cấp hàng hoá cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác và các công ty bán lẻ độc lập.

Mối quan hệ bạn hàng giữa các nhà bán buôn và bán lẻ trên thị trường EU không phải hình thành một cách ngẫu nhiên mà phần lớn là do có quan hệ tín dụng và mua cổ phần của nhau. Các nhà bán buôn và bán lẻ trong hệ thống phân phối của EU thường có quan hệ làm ăn lâu đời và rất ít khi mua hàng của các nhà cung cấp không quen biết. Họ lieen doanh liên kết với nhau chặt chẽ thành một chuỗi mắt xích trong kinh doanh thông qua các hợp đồng kinh tế. Các cam kết trong hợp đồng được kiểm soát chặt chẽ và nghiêm ngặt bởi các chế tài của luật kinh tế.Chỉ cần một sự đổ bể trong hợp đồng nhập khẩu sẽ kéo theo sự đổ bể của các hợp đồng cung ứng nội địa. Vì vậy các nhà nhập khẩu của EU yêu cầu rất cao về việc tuân thủ chặt chẽ các điều kiện của hợp đồng, đặc biệt là chất lượng và thời gian mua hàng.

Hệ thống phân phối của EU đã hình thành nên một tổ hợp chặt chẽ và có nguồn gốc lâu đời. Tiếp cận được hệ thống phân phối này không phải dễ dàng đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam. Trên thực tế, hiện hệ thống phân phối hàng hóa của các DN Việt Nam qua EU (cũng như nhiều thị trường khác) chủ yếu qua trung gian (nhất là Singapore và Hồng Kông). Các hệ thống đại lý ở EU bán khá nhiều mặt hàng sản xuất ở Việt Nam, nhưng được người tiêu dùng biết đến thông qua nhãn hiệu những nước khác. DN Việt Nam chưa thể bán hàng thẳng cho các siêu thị của EU. Thời gian qua, có khá nhiều đoàn DN Việt Nam thực hiện các chuyến xúc tiến thương mại ở thị trường nước ngoài, thông qua những cuộc triển lãm, trưng bày, tham gia hội chợ, gặp gỡ tiếp xúc nhằm tạo mối quan hệ bạn hàng với các nhà bán buôn, bán lẻ của thị trường EU... Tuy nhiên, đấy chỉ là những hoạt động mang tính đơn lẻ, thời vụ, hiệu quả không cao. Kết thúc những cuộc triển lãm, hội chợ, các DN lại mang hàng về, trong khi đối tác nước ngoài muốn tìm cơ hội hợp tác thì không biết tìm hiểu và xem hàng hóa ở đâu. Rốt cuộc chúng ta vẫn không cải thiện được đáng kể về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU (Trang 41)

w