Chi phí sản xuất (giá nguyên vật liệu)

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU (Trang 65)

THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU

2.3.3.2 Chi phí sản xuất (giá nguyên vật liệu)

Về chi phí sản xuất, chi phí sản xuất của các doanh nghiệp dệt may bị ảnh hưởng rất lớn vào giá nguyên vật liệu trên thị trường. Các thị trường sản xuất nguyên liệu cho ngành dệt may chủ yếu như Ấn Độ, Parkistan, Trung Quốc…. Trong đó sự biến động về giá của các nguyên liệu cũng rất khác nhau như:

Hiện nay, giá sợi bông nội địa tại Pakistan và Ấn Độ đang ở mức cao hơn nhiều so với năm ngoái. Trong khi đó phần lớn các công ty xuất khẩu sợi bông đều đặt trụ sở tại Ấn Độ, nơi mà giá bông nội địa đã tăng lên rất nhiều từ năm ngoái, giá bông tăng đã gây ra nhiều khó khăn cho dây chuyền sản xuất hàng dệt, trong khi đó, đồng rupee cũng tăng mạnh so với đồng USD. Do vậy. chính phủ Ấn Độ quyết định đánh 5% thuế xuất khẩu đối với xuất khẩu bông để làm giảm nhu cầu mua bông từ phía các thị trường nước ngoài, và do đó, giá bông trong nước sẽ hạ nhiệt. Bên cạnh những biến động như vậy trên thị trường bông, ở các cat hàng chất liệu bông, Việt Nam đang cạnh tranh trực tiếp với Bangladesh với mức giá thấp hơn nhiều so với hàng Trung Quốc và Ấn Độ. Quần bông Việt Nam xuất khẩu với giá 60 USD/tá (quần bông dành cho đàn ông và bé trai ở cat 347) và giá quần bông Bangladesh là 54.50 USD, rẻ hơn rất nhiều so với giá mặt hàng này của Trung Quốc (87.32 USD) và Ấn Độ (85.37 USD).

Nếu Việt Nam xuất khẩu các cat hàng chất liệu bông với mức giá rất rẻ, thì các nhà xuất khẩu Việt Nam vẫn chưa thể giảm giá các sản phẩm chất liệu Polyeste

của mình. Nhưng do Trung Quốc có công xuất sản xuất xơ Polyeste rất lớn trong khi Việt Nam vẫn phải đầu tư vào xơ và nguyên liệu thô để sản xuất hàng dệt phục

vụ cho ngành công nghiệp may mặc. Do đó, giá hàng may mặc chất liệu xơ Polyeste của Việt Nam thường cao hơn giá hàng Trung Quốc.

Theo số liệu dựa trên những giao dịch thành công trên thị trường quốc tế, giá sợi dệt kim (kniting yarns) chi số 24s xuất khẩu sang Italy đã tăng 25 cent/kilo trong tháng trước. Cả sợi dệt kim chi số 30s lẫn 36s xuất khẩu sang Italy đều tăng gần 10 cent/kilo.Do vậy, hoạt động mua bán đã giảm đi do giá sợi tăng và cả do kinh tế toàn cầu đang suy thoái

Tóm lại, Giá của sản phẩm dệt may và giá các chi phí đầu vào sản xuất hiện nay trên thế giới đang có những biến đổi đến chóng mặt. Trong những năm tới, giá cả có xu hướng tăng lên, trong khi các sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam lại bị phụ thuộc rất nhiều vào các nguyên liệu nhập khẩu đầu vào. Do vậy, sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên các thị trường sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vấn đề quyết định hiện nay là để giải bài toán về nâng cao sức cạnh tranh thì các doanh nghiệp cần có câu trả lời cho câu hỏi hóc búa về nguyên vật liệu và giá cả sản phẩm.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU (Trang 65)

w