Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU (Trang 49)

THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU

2.2.1 Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng dệt may có những biến động quan trọng so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Bao gồm 3 xu hướng và giai đoạn phát triển chính:

Giai đoạn thứ nhất từ trước những năm 1995. Đây là thời kì, hàng dệt may Việt Nam bắt đầu tìm con đường ra vơí thế giới. Trong thời gian này, thị trường xuất khẩu hàng dệt may còn ở trong phạm vi hẹp và hầu hết các nước nhập khẩu đều áp dụng hạn ngạch đối với sản phẩm của Việt Nam. Tuy nhiên, với Hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt Nam – EU được kí vào năm 1993, đã trở thành một động lực rất lớn với các doanh nghiệp xuất khẩu và kết quả thu được đã thể hiện phần nào những nỗ lực đó. Năm 1995 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may là 850 triệu USD chiếm tỉ trọng khá lớn trong các ngành xuất khẩu là 15,59%. Đây càng là

minh chứng tốt nhất cho thấy vị trí quan trọng của hàng dệt may trong các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Giai đoạn thứ hai từ năm 2000 – 2004. Việt Nam đã dần đưa dệt may trở thành một mặt hàng lợi thế về xuất khẩu. Trong những năm này, kim ngạch xuất khẩu đã có những bước tăng trưởng khá tốt. Năm 2000, bắt đầu mở ra một thời kì sáng cho dệt may Việt Nam khi đơn vị tính kim ngạch xuất khẩu đã là tỷ USD cụ thể là 1,892 tỷ USD tăng 44,92% so với năm 1995 và đạt 4.835tỷ USD năm 2004. Qua 4 năm (2001 – 2004), kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên 43,14%. Những kết quả này, cũng thể hiện những bước tiến quan trọng trong hoạt động thương mại đặc biệt là tình cảm hữu nghị của EU dành cho Việt Nam khi EU liên tục điều chỉnh Hiệp định buôn bán dệt may VIệt Nam – EU, và có những ưu đãi đặc biệt với Việt Nam như tăng hạn ngạch xuất khẩu lên hơn 25% vào năm 2002, áp dụng chế độ GSP… bên cạnh đó, thị trường Mỹ được mở ra, ngay lập tức đã chiếm 1/3 lượng xuất khẩu của toàn ngành. Tuy nhiên, tỷ trọng của hàng dệt may xuất khẩu vào năm 2000 có phần sụt giảm, do mức tiêu thụ ở cả những thị trường áp dụng hạn ngạch và các thị trường không có hạn ngạch cũng có xu hướng giảm nhẹ. Mặc dù vậy, bằng nhiều nỗ lực của các doanh nghiệp, năm 2004 tỷ trọng xuất khẩu của hàng dệt may đã đạt được đỉnh điểm 16,54%. Báo hiệu cho một thời kì phát triển mới, một giai đoạn với rất nhiều những cơ hội. Đó chính là giai đoạn từ 2005 đến nay ( Bảng 2.4)

Bảng 2.4 Tỉ trọng của ngành dệt may xuất khẩu Năm Kim ngạch xuất

khẩu dệt may ( triệu USD) Tổng kim ngạch xuất khẩu ( triệu USD ) Tỉ trọng của ngành dệt may xuất khẩu (%) 1995 850 5.449 15,59 2000 1.892 14.308 13,22 2004 4.385 26.50 16,54 2005 4.84 32.4 14,93 2007 7.75 48.56 15,95

(Nguồn: Tổng Cục Hải Quan)

Giai đoạn thứ 3 từ năm 2005 đến nay. Đây là một giai đoạn đem lại nhiều biến động mạnh trong nội bộ ngành dệt may, cũng như toàn ngành kinh tế nói chung. Ngày 1/1/2005 EU đã hoàn toàn bãi bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may Việt

Nam, bên cạnh đó năm 2007 Việt Nam đã chính thức trở thành một thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. Những sự kiên trên có tác động rất lớn đến hoạt động xuất khẩu dệt may. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu đạt 4.84 tỷ USD và tăng lên mạnh mẽ 62,45% tức 7,75 tỷ đồng vào năm 2007. Giờ đây, ngành dệt may đã đạt được một vị trí tương đối ổn định trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với mức tỷ trọng trung bình là 15,44%. Với đà phát triển như thế và các cơ hội mới mở ra, trong thời gian tới, hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn đạt đuợc nhiều hơn nữa những thành công. Mặc dù vây, những thách thức đến cũng không ít, do đó để giữ vững được nhịp phát triển như trên hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vẫn cần những biện pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Tóm lại, Qua số liệu phân tích, đã đánh giá và nhìn nhận được gần như tổng quan về hoạt động xuất khẩu mặt hàng dệt may Việt Nam. Trong đó, việc giúp đỡ hỗ trợ từ phía các nước thuộc khối EU đã góp phần to lớn cho sự lớn mạnh của ngành dệt may nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Chính vì thế, cho đến nay EU vẫn luôn là một đối tác bạn hàng lớn và một thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w