Nhưng chúng ta có thể thấy rõ ràng những vấn đề còn tồn tại của hàng dệt may xuất khẩu sang EU

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU (Trang 70)

THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU

2.4.2 Nhưng chúng ta có thể thấy rõ ràng những vấn đề còn tồn tại của hàng dệt may xuất khẩu sang EU

dệt may xuất khẩu sang EU

Trước nhất là phải kể đến, mức doanh thu đạt đựơc chưa thực sự tương xứng với qui mô phát triển của ngành; tuy rằng các cơ hội đến với các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều nhưng vẫn chưa nắm bắt và tận dụng được hết những cơ hội đó. Nguyên nhân sâu xa từ chính bên trong của các doanh nghiệp, ngành…Như việc xoá bỏ quota của EU, mặc dù thời cơ lớn vươn mình ra thị trường đã đến, nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều rất dè dặt bước chân vào thị trường vì khi đó, việc cạnh tranh càng trở nên gay gắt hơn. Chính bản thân các doanh nghiệp cũng nhận thấy khả năng cạnh tranh của họ về mặt hàng này so với các đối thủ cạnh tranh còn thua xa.

Tiếp theo đó, là các vấn đề liên quan đến giá cả và chi phí cho thấy,với mức giá như hiện nay của Việt Nam thì không thể sử dụng được chiến lược giá cả trong việc nâng cao sức cạnh tranh. Khi mà, hầu hết các sản phẩm của Việt Nam đều có giá bán cao hơn và không phù hợp với chất lượng mà sản phẩm có.

Vấn đề thứ 3 không kém phần lo ngại là việc các doanh nghiệp chưa thể giải quyết được nguyên vật liệu đầu vào. Hầu hết các doanh nghiệp đêù sử dụng 80% nguyên liệu nhập trong khi giá nguyên liệu ngày một gia tăng. Bởi lẽ, Việt Nam chưa thực sự chú trọng đến việc sản xuất nguyên liệu nội địa, mặt khác việc sản xuất các nguyên liệu đầu vào này đòi hỏi một kỹ thuật sản xuất và công nghệ dây chuyền rất cao. Điều này thì lại vô cùng khó khăn với các cơ quan bộ ngành, nhà nước khi vốn đầu tư không có trong tay, nguồn nhân lực đào tạo ra chưa đủ trình độ để đáp ứng. Vậy là một lần nữa, khó khăn lại được bỏ lửng chưa có cách giải quyết. Vấn đề này chưa giải quyết được thì vấn đề khó khăn, hạn chế khác lại nảy sinh. Phải kể đến đó là việc đảm bảo vệ sinh cho qui trình sản xuất, và bảo vệ môi trường sinh thái. Có hay chưa việc các cơ quan chức trách đặt ra vấn đề này? Câu trả lời là có. Nhưng việc ban hành qui định, kiểm soát, và xử phạt từ cấp trên xuống các cấp khác nhau và đến được doanh nghiệp là một quá trình ngắt quãng không liên mạch. Đặc biêt, với mô hình sản xuất nhỏ lẻ, không tập trung như hiện nay thì việc kiểm soát các cơ sở sản xuất cũng là rất khó khăn với các cơ quan thanh tra. Bởi lẽ, cứ giải quyết xử phạt được doanh nghiệp này, thì lại xuất hiện ở các doanh

nghiệp khác, đôi khi các cơ quan thẩm tra không kịp thời xử lý thì các lô hàng đã được xuất “ sự đã rồi “ giải quyết thế nào?. Bên cạnh đó, là ý thức của các doanh nghiệp và sự hiểu biết sâu sắc về các tiêu chuẩn về vệ sinh và sinh thái ở thị trường EU là chưa có. Họ vẫn lầm tưởng rằng các yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu vệ sinh sản phẩm, tiêu chuẩn môi trường, mẫu mã, bao bì sản phẩm đều thuộc phạm trù chất lượng sản phẩm. Đôi khi các doanh nghiệp cải tiến chất lượng sản phẩm được hiểu một cách đơn giản là việc nâng cao giá trị sử dụng của sản phẩm và bao bí chứ không tập trung cụ thể vào các tiêu chuẩn môi trường, yêu cầu vệ sinh an toàn….

Vấn đề cuối cùng, cũng là kết quả từ một chuỗi các nguyên nhân vừa kể trên. Đó là uy tín của sản phẩm Việt Nam trên thị trường EU. Hiếm hoi lắm khi chúng ta tìm kiếm một nhãn hiệu Việt trên thị trường EU. Cho đến nay, các sản phẩm dệt may của Việt Nam vẫn bị nấp bóng sau các nhãn hiệu của các nước trung gian.Vậy thử hỏi, đến khi nào hàng hoá của Việt Nam mới trực tiếp đến được với tay người tiêu dùng, và đến khi nào người tiêu dùng trên thị truờng EU, thị trường thế giới mới có đuợc ý niệm về sản phẩm.

Tóm lại, mặc dù đã có những bước tiến quan trọng trong những năm qua, tuy nhiên với những tồn tại, yếu kém của mình. Dường như sức cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam đang phải bắt đầu từ con số 0. Nếu muốn tiếp tục cuộc ganh đua với các đối thủ khác trên thị trường EU và trên thị trường thế giới thì các vấn đề nêu trên cần được quan tâm, và nhanh chóng giải quyết triệt để. Với xu hướng phát triển như hiện nay, cùng các biện pháp đưa ra, trong một thời gian gần, chúng ta sẽ tự hào với thương hiệu hàng dệt may xuất khẩu “ Made in VietNam” trên thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường EU. Sau đây là một số giải pháp quan trọng đưa ra nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may xuất khẩu ở chương 3 “ Mục tiêu, và giải pháp chủ yếu nhằm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU (Trang 70)

w