4.3.1.1 Một số chỉ tiêu về tài chính
Bảng 4.11: Các chỉ số tài chính cơ bản của việc sản xuất khoai lang Bình Tân
Chỉ tiêu Lớn nhất Nhỏ nhất Trung Bình Doanh thu (ngàn đồng/công/vụ) 38.250 11.900 25.816 Tổng chi phí (ngàn đồng/công/vụ) 13.360 7.331 10.010 Lợi nhuận (ngàn đồng/công/vụ) 29.199 518 15.806 Doanh thu/chi phí (lần) 4,23 1,05 2,58 Lợi nhuận/chi phí (lần) 3,23 0,05 1,58 Lợi nhuận/doanh thu (lần) 0,76 0,04 0,61
(Nguồn: tổng hợp số liệu từ điều tra thực tế của tác giả năm 2013) Ghi chú: Tổng chi phí đã tính LĐGĐ, lãi vay và thuê đất.
Doanh thu là tổng nguồn thu từ việc bán khoai lang của nông hộ huyện Bình Tân, doanh thu phụ thuộc vào 2 yếu tố chủ yếu đó chính là năng suất khoai lang và giá bán khoai. Giá bán và năng suất càng tăng thì doanh thu sẽ càng tăng. Theo mẫu mà tác giả thu thập được thì doanh thu cao nhất là 38.250.000 đồng/công/vụ vá thấp nhất là 11.900.000 đồng/công/vụ. Bình quân theo mẫu thu thập được thì 25.816.000 đồng/công/vụ. Nguyên nhân của sự chênh lệch lớn giữa cao nhất và thấp nhất là tùy vào loại khoai và giá bán của loại khoai đó. Đối với doanh thu cao nhất thì ở đây chủ hộ trồng khoai Tím Nhật và giá bán khá cao. Đối với doanh thu thấp nhất thì chủ hộ trồng khoai Trắng giá bán rất thấp so với giá khoai Tím Nhật.
Lợi nhuận là ta lấy doanh thu trừ đi tổng chi phí. Tổng chi phí ở đây bao gồm rất nhiều khoảng mục mà như đã nói ở phần trên. Chi phí càng cao thì lợi nhuận sẽ càng giảm. Theo số liệu mà tác giả thu thập được thì lợi nhuận cao nhất đạt được là 29.199.000 đồng/công/vụ và thấp nhất là 518.000 đồng/công/vụ. Nhìn vào sự chênh lệch giữa cao nhất và thấp nhất ta có thể đánh giá việc nông dân muốn đạt lợi nhuận cao cần chú trọng đến loại khoai mà mình trồng.
Qua bảng 4.11 cho ta thấy được:
- Doanh thu/chi phí trung bình = 2,58 lần, điều này có nghĩa là cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ thu được với mức trung bình là 2,58 đồng doanh thu. Một đồng chi phí bỏ ra thì khả năng thu được mức cao nhất là 4,23 đồng doanh thu; ngoài ra một đồng chi phí mà nông hộ bỏ ra thì khả năng thu được mức thấp nhất là 1,05 đồng doanh thu.
- Lợi nhuận/chi phí bình quân = 1,58, điều này có nghĩa là cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ sẽ thu trung bình là 1,58 đồng lợi nhuận; cũng theo bảng 4.11 cũng cho thấy rằng, với 1 đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ có thể thu cao nhất là 3,23 đồng lợi nhuận, và khi 1 đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ có thể thu cao nhất 0,05 đồng lợi nhuận.
- Lợi nhuận/doanh thu bình quân = 0,61 lần, điều này cho thấy rằng trong 1.000 đồng doanh thu thì có 610 đồng lợi nhuận. Với 1.000 đồng doanh thu thì lợi nhuận cao nhất là 760 đồng, cũng với 1.000 đồng doanh thu thì lợi nhuận thấp nhất là 40 đồng.
Tóm lại, đa phần người nông dân trồng khoai lang ở huyện Bình Tân năm 2013 đều đạt hiệu quả về mặt tài chính, vì tất cả các chỉ số để đánh giá về mặt tài chính của nông hộ sản xuất khoai lang ở huyện Bình Tân trung bình đều lớn hơn 0.
4.3.1.2 Hiệu quả so với hình thức đầu tư khác
Bảng 4.12: Hiệu quả sản xuất khoai lang so với các một số hình thức đầu tư khác
Loại hình đầu tư
Tỷ suất sinh lời kỳ hạn 6 tháng (%)
So với trồng khoai (lần)
Gởi tiết kiệm ngân hàng 4,5 35
Trồng khoai lang 157,9 -
Dựa vào bảng 4.12 ta có thể so sánh được tỷ suất sinh lời giữa các loại hình đầu tư ở huyện Bình Tân. Với gởi tiết kiệm ngân hàng, theo như lãi suất công bố cao nhất hiện nay của các ngân hàng là khoảng 9%/năm, như vậy dễ dàng tính được lãi suất 6 tháng vào khoảng 4,5%/6 tháng. Đối với sản xuất khoai lang, tác giả đã lấy lợi nhuận trung bình của mẫu khảo sát chia cho chi phí trung bình ta có thể dễ dàng tính được lợi tức vào khoảng 157,9%/6 tháng. Tác giả ở đây sử dụng thời gian là 6 tháng là tại vì mõi vụ khoai kết thúc trung bình vào khoảng 5 tháng và thời gian chuẩn bị gieo trồng cũng như làm đất tác giả tính vào khoảng 1 tháng, như vậy tổng cộng là khoảng 6 tháng. Khi so sánh hiệu quả các loại hình đầu tư về cùng thời gian đầu tư và cùng số tiền để thấy rõ hơn điều này. Để rõ hơn ta có thể nhìn vào con số tuyệt đối, ví dụ đầu tư vào 1.000m2 khoai lang mất khoảng 10.010.000 đồng, sau 6 tháng ta sẽ thu được lợi nhuận là 15.806.000 đồng, cũng số tiền trên ta gởi tiết kiệm ngân hàng sẽ thu được 450.450 đồng sau 6 tháng với lãi suất 9%/năm.
Tóm lại khi đầu tư vào sản xuất khoai sẽ có hiệu quả hơn là gởi ngân hàng, tuy nhiên rủi ro cũng đi cùng với lợi tức đạt được. Khi lợi nhuận thu được càng tăng thì rủi ro cũng sẽ tăng theo. Một số rủi ro gặp phải khi đầu tư sản xuất khoai lang là không có đầu ra ổn định làm giá bán giảm, các loại dịch hại cũng như thời tiết xấu,…