3.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Bình Tân hiện nay là một trong sáu huyện và thị xã của thành phố Vĩnh Long. Huyện Bình Tân được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2008 trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chánh huyện Bình Minh. Địa hình huyện nằm về hướng Tây tỉnh Vĩnh Long, phía Tây và phía Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Đông giáp huyện Tam Bình, phía Nam giáp huyện Bình Minh và Thành phố Cần thơ (gần trường ĐH Cần thơ, viện lúa ĐBSCL). Huyện có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Mỹ Thuận, Nguyễn Văn Thảnh, Thành Lợi, Thành Đông, Thành Trung, Tân Quới, Tân Bình, Tân Thành, Tân Hưng, Tân Lược và Tân An Thạnh.
Huyện Bình Tân có 93.914 (2012) nhân khẩu và 158 km2 diện tích đất tự nhiên, trong đó: Đất nông nghiệp khoảng 35.187,5 ha, bao gồm diện tích trồng các loại cây hàng năm, cây lâu năm. Còn lại là diện tích cho đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất khu dân cư và đất chưa sử dụng.
3.1.1.2 Đặc điểm khí hậu
Vĩnh Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao, bức xạ nhiệt dồi dào. Khí hậu trong năm 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.
Đặc điểm khí hậu cụ thể như sau:
- Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động trong khoảng 27,70C - 280C; tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4,5 (34,5 - 37,60C), tháng 12 và tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất (19,2 - 24,30C), biên độ nhiệt dao động trong tháng khoảng 8,7 - 140C vào mùa khô và từ 10 - 14,10C vào mùa mưa. Do nằm sâu trong đất liền hơn so với các huyện khác trong tỉnh nên Bình Tân cũng hạn chế được tác động mưa bão từ biển Đông. Với nhiệt độ gần như ổn định quanh năm nên tạo điều kiện thuận lợi để người dân có thể chủ động được vụ mùa của mình. - Tổng số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 2700 - 2800 giờ; tổng lượng mưa trung bình hàng năm 1300 - 1500 mm; độ ẩm tương đối trung bình của cả năm 80 - 81 %. Những tháng còn lại cũng có số giờ nắng tương đối cao và ổn định. Chính nhiệt độ và sự chiếu sáng đều độ của mặt trời lên toàn tỉnh Vĩnh Long nói chung và huyện Bình Tân nói riêng đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt.
3.1.1.3 Giao thông vận tải
Về giao thông vận tải của huyện Bình Tân cũng khá thuận lợi cho việc vận chuyển, và là một thế mạnh cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện nói riêng và Vĩnh Long nói chung. Hiện nay với sự xuất hiện của cầu Cần Thơ, đồng thời với nhiều con đường được mở rộng trong địa bàn của huyện thì Bình Tân đã thuận tiện hơn nhiều cho việc lưu thông và buôn bán. Trên quan hệ đối ngoại, Vĩnh Long nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn trọng điểm phía Nam, nằm giữa trung tâm kinh tế quan trọng là Thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh. Chính nơi đây vừa là trung tâm kinh tế - khoa học kỹ thuật - văn hóa - quốc phòng, vừa là thị trường lớn sẽ có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đặc biệt là khả năng chi phối của Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ của Thành phố Cần Thơ (Trường Đại học Cần Thơ, Viện lúa ĐBSCL, khu Công nghiệp Trà Nóc...) và Trung
tâm cây ăn trái miền Nam (Tiền Giang) là một trong những lợi thế đặc biệt của Vĩnh Long trong sự phát triển kinh tế ở hiện tại và tương lai.
Với vị trí địa lý như trên, trong tương lai Vĩnh Long là nơi hội tụ và giao lưu giữa giao thông thủy bộ (đường cao tốc, các quốc lộ 1A, 53, 54, 57, 80 được nâng cấp mở rộng, có trục đường thủy nội địa sông Mang Thít nối liền sông Tiền và sông Hậu trong trục đường thủy quan trọng từ Thành phố Hồ Chí Minh xuống các vùng tây nam sông Hậu), cửa ngõ trong việc tiếp nhận những thành tựu về phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh và các khu công nghiệp miền đông. Ngoài ra, nó là trung tâm trung chuyển hàng nông sản từ các tỉnh phía Nam sông Tiền lên Thành phố Hồ Chí Minh và hàng công nghiệp tiêu dùng từ Thành phố Hồ Chí Minh về các tỉnh miền tây. Mặt khác, đây là vùng có tiềm năng về phát triển du lịch xanh với sinh cảnh sông nước, nhà vườn. Đồng thời với hệ thống giao thông thủy bộ phát triển ngày càng hoàn thiện, sẽ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.