Đặc điểm hành chính – xã hội

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh khoai lang bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 31)

3.1.2.1 Đặc điểm hành chính

Bảng 3.1: Diện tích, dân số trung bình và mật độ dân số chia theo xã của huyện Bình Tân năm 2012

Tên xã Diện tích tự nhiên (Km2) Dân số (Người) Mật độ dân số (Người/km2) Số hộ dân (Hộ) Tân Hưng 17,9 3.497 206 915 Tân Thành 17,8 7.506 442 1.867 Thành Trung 15,3 6.275 418 1.618 Tân An Thạnh 12,5 9.361 720 2.230 Tân Lược 9,5 11.008 1.101 2.824 Nguyễn Văn Thảnh 22,0 8.727 416 2.204 Thành Đông 9,0 6.176 686 1.532 Mỹ Thuận 18,7 8.101 450 2.062 Tân Bình 11,0 8.590 781 2.169 Thành Lợi 15,6 14.394 960 3.659 Tân Quới 8,8 10.279 1.285 2.552

Huyện Bình Tân bao gồm 11 xã và thị trấn với 81 ấp, mật độ dân số trung bình là 595 người/km2

(năm 2012), xã có mật độ dân số cao nhất là xã Tân Quới với 1.285 người/km2, xã có mật độ dân số thấp nhất là xã Tân Hưng với 206 người/km2. Diện tích lớn nhất thuộc về xã Nguyễn Văn Thảnh gần 22 km2 và nhỏ nhất là xã Tân Quới 8,8 km2.

Qua bảng trên, ta thấy mật độ dân số trong huyện Bình Tân thuộc loại khá cao. Dân số toàn huyện là 93.914 người, dân số khá đông đặt ra vấn đề cần thiết là giải quyết là công ăn việc làm cho người dân trong huyện. Tuy nhiên, trên phần diện tích khá hạn chế của mình người nông dân trong huyện vẫn biết cách để tận dụng và phát huy tối đa khả năng của đất để phát triển nhiều loại hình kinh tế mà sản xuất chính là nông nghiệp. Bên cạnh đó còn tạo điều kiện cho các hộ gia đình không đất trồng trọt có thể làm thuê cho các chủ đất khác. Đồng thời, với điều kiện giao thương thuận lợi, người nông dân Bình Tân có thể dễ dàng mua bán và trao đổi hàng hóa giữa các xã với nhau. Do đó, tuy mật độ dân số khá cao nhưng không làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người nông dân trong huyện

3.1.2.2 Hoạt động y tế

Huyện có đầy đủ các trạm y tế ở từng xã và có hệ thống bệnh viện bao gồm các y, bác sĩ, dược sĩ phục vụ cho công tác khám chữa bệnh cho người dân. Tất cả các bác sĩ đều được đảm bảo tính chuyên môn trong việc điều trị từ nông thôn đến thị trấn. Huyện đã đầu tư xây dựng 12 cơ sở y tế bao gồm: phòng khám khu vực, bệnh viện quân y, trạm y tế xã, thị trấn với khoảng 175 giường bệnh rãi đều trong các xã và thị trấn. Mỗi năm toàn huyện đã tiến hành khám và điều trị cho hơn 10.000 lượt người. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền vận động bà con nhân dân đưa trẻ nhỏ dưới 6 tuổi tiêm phòng 6 loại vacxin ngừa bệnh đạt 100%, và khuyến khích khoảng 80% gia đình thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại. Nhìn chung huyện đã có những nổ lực tích cực trong việc đầu tư vào hoạt động y tế, đảm bảo việc điều trị và chăm sóc sức khỏe cho người dân, giúp mọi người an tâm chăm lo sản xuất.

3.1.2.3 Lao động

Nhóm người trong độ tuổi lao động của huyện chiếm khoảng 64,7% dân số trung bình của huyện trong đó lao động nữ chiếm 32%. Với lực lượng lao động dồi giàu như vậy và rãi đều khắp các xã trong huyện đã tạo điều kiện thuận lợi để chính quyền địa phương sử dụng được lao động phát triển kinh tế xã. Tuy nhiên, vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho các lao động nhàn rỗi trong địa phương cũng là một vấn đề quan trọng và đòi hỏi các cơ quan chức năng phải phát triển các ngành nghề kinh tế, thu hút nhiều lao động để vừa giải

quyết công ăn việc làm vừa đóng góp vào thu nhập cho địa phương và cho cả người lao động.

3.1.2.4 Cơ sở hạ tầng và mạng lưới điện

Được sự hỗ trợ ngân sách của trung ương, tỉnh và nguồn chi ngân sách của các cơ quan địa phương, huyện Bình Tân hiện nay cũng đã và đang đầu tư xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng trên địa bàn huyện. Bên cạnh việc củng cố và xây mới các công trình phục vụ hoạt động của các cơ quan chức năng như Trụ sở Ngân hàng chính sách, Phòng chuyển giao khoa học kỹ thuật và dạy nghề, Trụ sở các ủy ban xã,… Huyện cũng chăm lo xây dựng các hạ tầng giao thông vận tải, các công trình cầu cống, trường học cũng như các trạm biến áp trung và hạ thế,… Nhờ đó mà đời sống người dân trở nên tiện nghi, thoải mái hơn, giao thông vận tải và thông tin liên lạc thuận lợi giúp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong toàn huyện. Hệ thống điện phủ khắp toàn huyện, hầu hết các hộ trong địa bàn của huyện đều có đầy đủ điện và nước sạch để sử dụng, nhờ đó mà mọi sinh hoạt trong hộ gia đình được tự động hóa, tiện nghi cao hơn và đảm bảo sức khỏe hơn. Nhiều hộ đã sử dụng mô tưa để tưới cây và chăm sóc chuồng trại, hiệu quả sản xuất đạt cao hơn và tiết kiệm được công lao động và chi phí sản xuất.

3.1.3 Đặc điểm về kinh tế nông nghiệp huyện Bình Tân

3.1.3.1 Sản xuất lúa và rau màu

Sản xuất nông ghiệp của huyện chủ yếu là trồng lúa và các loại rau màu. Xu hướng sản xuất của huyện những năm gần đây là chuyển trồng lúa sang màu. Diện tích trồng lúa và màu giai đoạn 2010-2012 cụ thể được nêu trong bảng sau:

Bảng 3.2 : Diện tích lúa và rau màu ở huyện Bình Tân giai đoạn 2010 -2012

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Diện tích % Diện tích % 1. Trồng lúa 17.137 17.611 14.789 474 2,77 -2.822 -16,02 2. Màu các loại 12.341 14.592 18.196 2.251 18,24 3.604 24,70 Tổng diện tích 29.478 32.203 32.985 2.725 9,24 782 2,43

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Tân năm 2012)

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được diện tích đất sản xuất nông nghiệp đang có sự chuyển dịch. Cụ thể như diện tích đất sản xuất lúa giảm năm 2010 là 17.137 ha đến năm 2012 là 14.789 ha với lượng giảm khoảng 2.348 ha tương đương với giảm 13,7%; Diện tích đất sản xuất màu ngày càng tăng, năm 2010 diện tích là 12.341 ha đến năm 2012 con số này là 18.196 ha, trong giai đoạn này tăng khoảng 5.855 ha tương đương với tăng 47,44%. Nguyên nhân của sự chuyển dịch trên là do hiện nay trồng lúa rất bấp bênh, lợi nhuận không cao và đầu ra không ổn định và có nhiều loại dịch hại, chuyển dịch sang cây màu chủ yếu là Khoai lang, hành lá, bắp cải,... mang lại lợi nhuận cao cho người nông dân.

Bảng 3.3 : Diện tích và năng suất lúa các vụ trong năm của huyện Bình Tân giai đoạn 2010 -2012

Vụ lúa Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha)

2010 2011 2012 2010 2011 2012

Đông Xuân 8.020 7.310 5.762 70,49 70,12 69,82 Hè Thu 4.790 4.373 3.290 50,51 57,73 56,83 Thu Đông 4.328 5.928 5.737 45,56 51,23 51,98

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Tân năm 2012)

3.1.3.2 Sản xuất khoai lang

Toàn huyện Bình Tân có 11 xã thì tất cả đều có trồng khoai lang, tuy nhiên tùy theo điều kiện ở mỗi xã khác nhau hoặc đặc thù khác nhau thì có diện tích trồng khác nhau. Theo Niên giám thống kê của huyện năm 2012 thì có 5 xã diện tích trồng khoai trên 1.000 ha là các xã: Tân Thành (2.814,4 ha), Thành Trung (2.048,4 ha), Tân Hưng (1.488,9 ha), Thành Đông (1.119,8 ha), Thành Lợi (1.119 ha) đây là các xã có điều kiện đất đai phù hợp nhất để trồng khoai lang và có truyền thống trồng khoai lang lâu đời nhất huyện. Các xã còn lại diện tích sản xuất thấp do mới phát triển trong thời gian gần đây, điều kiện đất đai không được phù hợp cho lắm hoặc có các cây trồng chủ lực khác như xã Tân Quới sản xuất hoa màu là chủ yếu,...

Bảng 3.4: Diện tích, năng suất và sản lượng khoai lang của các xã trong huyện Bình Tân năm 2012

Địa bàn Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (Tấn) Xã Tân Hưng 1.488,9 298,10 44.384 Xã Tân Thành 2.814,4 296,50 83.447 Xã Thành Trung 2.048,4 298,30 61.104 Xã Tân An Thạnh 351,1 287,52 10.095 Xã Tân lược 324,5 392,20 12.727 Xã Nguyễn Văn Thảnh 374,4 266,65 9.983 Xã Thành Đông 1.119,8 298,63 33.441 Xã Mỹ Thuận 529,5 297,63 15.760 Xã Tân Bình 208 298,10 6.200 Xã Thành Lợi 1.199 298,61 34.724 Xã Tân Quới 106 299,50 3.175

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bình Tân năm 2012)

3.1.3.3 Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản

Về chăn nuôi-thú y

Tổng đàn heo 01/4/2012: 15.350 con, và 01/10/2012 là 14.230 con. Đến cuối quý IV năm 2012 tăng thêm 7.440con, nâng tổng số 37.020 (kế hoạch là 29.000 con), vượt 8.020 con, đạt 127,65% so kế hoạch năm. So năm 2011 giảm 3.230 con. Nguyên nhân, do giá heo không ổn định, nên hộ chăn nuôi không dám đầu tư mở rộng chăn nuôi như năm 2011.

Tổng đàn trâu, bò: 1.067 (kế hoạch là 1.050 con), vượt 17 con, đạt 101,62% so KH năm. So năm 2011 tăng 46 con.

Đàn gia cầm đến 01/4/2012 là 295.481 con, đầu tháng 5/2012 các trại gà nuôi gia công trên địa bàn huyện mới nhập về 143.500 con gà công nghiệp, giữa tháng 7/2012 nhập về 163.698 con, giữa tháng 8 năm 2012 nhập về 98.698 con, đầu tháng 10 năm 2012 mới nhập về 149.998 con, nâng tổng đàn: 851.375/570.000con, vượt 281.375 con, đạt 149,36% so KH năm. So năm 2011 tăng 291.858 con. (Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2012 của phòng Nông nghiệp huyện Bình Tân).

Thủy sản

- Nuôi theo hướng công nghiệp tập trung: tổng diện tích nuôi: 141,12 ha (kế hoạch là 160ha), đạt 88,20% kế hoạch, phân ra:

* Số ao nuôi cá thương phẩm là 123 ao = 114,32ha; * Số ao đang nuôi cá giống: 27 ao = 18,65ha;

* Số ao đang treo: 10 ao = 8,15ha;

* Số bè nuôi cá thương phẩm: 05 bè = 2.744m3. - Diện tích nuôi cá mô hình lúa - cá:

* 05 (kế hoạch là 300ha), đạt 1,6% kế hoạch (chưa thu hoạch). - Diện tích nuôi ao, mương gia đình và mương vườn:

* 52 (kế hoạch là 250ha), đạt 20,80% kế hoạch (chưa thu hoạch). (Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2012 của phòng Nông nghiệp huyện Bình Tân).

3.1.4 Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của huyện Bình Tân Bình Tân

3.1.4.1 Thuận lợi

Được Sở NN&PTNT và các đơn vị trực thuộc Sở, Huyện ủy, Ủy ban Nhân dân huyện quan tâm đầu tư kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành nông nghiệp. Đồng thời, Phòng Nông nghiệp huyện đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể huyện, các trạm thuộc khối NN&PTNT cùng các xã tổ chức thực hiện các chủ chương, chính sách vê nông nghiệp nông thôn.

Nghị quyết của Huyện ủy, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của UBND huyện, Nghị quyết của Đảng ủy Cơ quan Chính quyền, Chi bộ xây dựng Nghị quyết của Chi bộ, Ban lãnh đạo phòng NN&PTNT xây dựng Kế hoạch cụ thể chuyên ngành làm cơ sở để tổ chức thực hiện.

Tập thể cán bộ, công chức của Phòng đoàn kết, thống nhất cùng nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chuyên ngành.

Các chương trình mục tiêu của Huyện ủy đề ra, đặc biệt là chương trình nhân giống lúa mới ứng dụng trong sản xuất, đã tác động tích cực đến phẩm chất, giá cả nông sản, kết hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp đưa cây màu luân canh trên đất trồng lúa vụ Xuân Hè và Hè Thu trên địa bàn huyện là 02 nhiệm vụ chiến lược, then chốt đã thúc đẩy kinh tế nông nghiệp không ngừng phát triển.

Công tác đầu tư thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh được Trung ương, Tỉnh, Huyện quan tâm đầu tư theo chủ trương tập trung cho công tác chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, mở rộng diện tích cánh đồng thu nhập cao, Phòng đã triển khai thực hiện khẩn trương ngay từ đầu năm 2012, đến cuối tháng 10/2012 đã hoàn thành khối lượng công việc theo kế hoạch năm. Đặc biệt trong mùa lũ năm nay các xã Thành Lợi, Tân Quới, Tân Bình, Tân Lược và Tân An Thạnh đã chủ động sử dụng các nguồn lực tài chính của xã kết hợp huy động sức dân đã ven bao gần 30km bờ vùng, đường dal và đắp 89 đập dã chiến, 12 đập đất đã bảo vệ an toàn diện tích lúa Thu Đông và màu các đợt triều cường năm 2012, mặt dù đỉnh triều có thời điểm cao sắp xỉ đỉnh triều năm 2011.

Công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật được tăng cường đầu tư kinh phí, giống cây con chủ lực, năng suất, chất lượng cao, đang từng bước thay thế cho các giống chất lượng kém, giúp nông dân sản xuất ngày càng hiệu quả hơn.

Việc ứng dụng cơ giới hoá trong khâu thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp đã giảm chi phí thu hoạch cho nông dân vụ Đông Xuân khoảng 1 triệu đồng/ha; vụ Hè Thu và Thu Đông trên 3 triệu đồng/ha (cả 03 vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông đã ứng dụng thu hoạch bằng máy gặt đập lên hợp trên 95% diện tích gieo sạ mỗi vụ, tiến độ máy thu hoạch nhanh bằng máy đã giúp thu hoạch chạy lũ trên 1.300ha vụ lúa Thu Đông năm 2012 gieo sạ muộn). Đặc biệt năm nay còn ứng dụng khâu vận chuyển sản phẩm khoai lang sau thu hoạch bằng cơ giới thay sức thủ công gần 50% diện tích đất trồng khoai lang, đã giúp nông dân tiết kiệm khâu bốc vác từ ruộng ra bãi tập kết để trung chuyển đi tiêu thụ từ 4 – 5 triệu đồng/ha.

Việc tổ chức sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu ở xã Mỹ Thuận đã tạo mô hình sản xuất triển vọng, đã được nông dân tham gia tích cực. Từ đó vụ lúa Đông Xuân 2012 – 2013 đã mở rộng quy mô thêm gần 100ha, nâng diện tích cánh đồng mẫu vụ Đông Xuân 2012 – 2013 ở xã Mỹ Thuận lên gần 200ha.

Nông dân có tập quán và kinh nghiệm qua nhiều năm trong việc đưa cây màu luân canh trên đất lúa. Đồng thời ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp vào sản xuất nên sản xuất ngày càng hiệu quả hơn. Từ đó đã góp phần tích cực đưa diện tích cây màu vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

3.1.4.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên, trong chỉ đạo sản xuất năm qua vẫn còn một số mặt khó khăn cơ bản như sau:

Quyết định 63/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thuỷ sản” đến nay nông dân chưa tiếp cận được, phần lớn người dân không tiếp cận được do quy định nghiệm ngặt của phía tín dụng.

Kế hoạch nhân heo nái giống chất lượng cao và giống lúa xác nhận, đã có quyết định phê duyệt giai đoạn 2011 – 2015 của Ủy ban Nhân dân huyện Bình Tân, nhưng không có kinh phí thực hiện nên ảnh hưởng lớn đến chất lượng cây lúa và heo thương phẩm trong thời gian tới.

Tình hình biến động giảm giá của khoai lang, mận An Phước, cá tra, heo và gà công nghiệp liên tục vào những tháng cuối năm, trong khi giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nhiên liệu, chi phí thức ăn, thuốc thú y, thủy sản biến động tăng liên tục, người sản xuất gặp rất nhiều rũi ro dẫn đến sản xuất dễ bị thua lỗ.

Tình hình bệnh chổi rồng trên cây nhãn đã làm giảm năng suất của gần 320ha nhãn đang cho trái.

Vắc xin tiêm phòng cúm gia cầm đợt I/2012 tỉnh chuyển về huyện quá muộn, đợt II/2012 thiếu theo kế hoạch Phòng đăng ký gây khó khăn cho công tác tổ chức tiêm phòng theo kế hoạch.

Hệ thống thủy lợi nội đồng một số xã thực hiện chưa tốt, chưa đồng bộ nên chưa phát huy hết năng lực phục vụ sản xuất các công trình của Trung ương, Tỉnh, Huyện đầu tư. Đặc biệt là các công trình cơ giới đầu tư trước đây có cao trình rất thấp (+ 1.8), trong khi đỉnh triều sông Hậu các năm gần đây thường cao hơn (+ 2.0), lại có đường dal lát bên trên hơn 97km, nên đã bị triều cường tháng 10/2011 đã tràn gần 78km đường dal, gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất, cần phải có quá trình và nhiều kinh phí mới khắc phục để bảo vệ sản

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh khoai lang bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 31)