Đặc điểm của khoai lang Bình Tân

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh khoai lang bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 40)

3.2.2.1 Nguồn gốc tên gọi, xuất xứ

Trước đây khi huyện Bình Tân chưa được chia tách từ thị xã Bình Minh thì chưa có cái tên gọi là Khoai lang Bình Tân cũng như không có tên gọi là Khoai lang Bình Minh. Khi còn là huyện Bình Minh thì lúc đó khoại chưa thật sự phát triển mạnh, bà con nông dân chủ yếu là trồng lúa và các loại rau màu. Một năm người dân trồng ba vụ lúa đó là: Đông xuân, hè thu, thu đông. Khoai lang đúng ra đã xuất hiện ở huyện Bình Minh (cũ) nay là huyện Bình Tân đã được trên 40 năm theo lời một lão nông ở huyện cho biết. Lúc đó thì khoai lang chỉ được trồng chủ yếu ở xã Thành Đông, Thành Trung, Thành Lợi, Tân Thành,... Các giống khoai được trồng nhiều như: Trắng, Bí Đường (Đỏ), Nhân Ngọc,...chưa có giống khoai Tím Nhật như ngày nay.

Nhưng thị trường khoai lang ngày càng được mở rộng hơn, người dân trồng khoai nhiều hơn và dân chuyển sang áp dụng mô hình 2 lúa 1 khoai. Diện tích trồng khoai ngày càng tăng, sản lượng khoai ngày cang được nâng cao hơn nhờ việc áp dụng nhưng tiến bộ kỹ thuật và tích lũy kinh nghiệm từ lâu đời. Đến năm 2007 huyện Bình Tân chính thức ra đời tách từ thị xã Bình Minh hiện nay, thời điểm đó việc trồng khoai lang ngày càng được phổ biến. Một số nông hộ còn chuyển sang mô hình 2 khoai 0 lúa hoặc 2 khoai 1 lúa nếu giống khoai đó có thời gian thu hoạch ngắn. Thêm vào đó thị trường khoai lang ở nước ngoài ngày càng được phát triển, việc xuất khẩu khoai lang ngày càng tăng chủ yếu là khoai lang tím.

Chính vậy vì mà các thương lái đến huyện Bình Tân thu mua khoai ngày càng nhiều và các hợp tác xã khoai lang được thành lập ở các xã lần lượt ra đời. Nên dần người ta biết đến vùng đất Bình Tân và nổi tiếng với đặc sản là khoai lang. Đất ở huyện Bình Tân rất thích hợp để trồng khoai lang, khoai được trồng có chất lượng và đảm bảo sản lượng. Từ đó mỗi khi nhất đến huyện Bình Tân tĩnh Vĩnh Long là mọi người sẽ nhớ đến những cũ khoai lang no tròn ngon ngọt. Vì thế mà mọi người gọi là “Khoai lang Bình Tân”.

3.2.2.2 Mô tả hình dáng khoai lang thương phẩm

Khoai lang Bình Tân sau khi thu hoạch sẽ được thương lái thu gom về các vựa để làm sạch và sấy khô để chuẩn bị đem đi tiêu thụ. Thương lái sẽ cho người chọn lựa những củ khoai đạt chuẩn đưa đi tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Các củ không đạt chuẩn có thể bị bỏ đi hoặc làm thức ăn cho gia súc hoặc giá trị rất thấp.

Khoai đủ tiêu chuẩn với từng loại khoai cũng khác nhau. Tuy nhiên vẫn có chung đặc điểm là không bị sùng, hà, lát. Đối với loại khoai xuất khẩu như Tím Nhật thì tiêu chuẩn khắc khe hơn, mõi củ phải trên 50g, không bị bất kì vết trầy nào trên thân, củ khoai phải có hình dáng cân đối không được quá dài hay quá tròn. Còn các loại khoai tiêu thụ trong nước thì tiêu chuẩn thoáng hơn.

(Nguồn: internet và tác giả thực hiện)

Hình 3.2: Hình dáng một số loại khoai lang của Bình Tân

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh khoai lang bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)