Giải pháp

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh khoai lang bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 70)

LANG BÌNH TÂN TỈNH VĨNH LONG

Giải pháp 1: Nâng cao năng suất khoai lang

Theo như các nghiên cứu trước cho thấy năng suất cây trồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, thổ nhưỡng, thời tiết, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật và cây khoai lang cũng thế. Các giải pháp cụ thể để làm tăng năng suất như:

Giống: giống là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất, nó góp phần quyết định đến năng suất cũng như phẩm chất của củ khoai. Theo như quan sát thực tế của tác giả thì hầu hết giống được mua từ những người trồng trước đó, chưa có sự kiểm soát của các cơ quan chức năng, mang mầm móng dịch hại rất cao. Chính vì vậy người nông dân nên chọn lựa giống thật kỹ, không bị dịch hại tấn công và có năng suất cao cũng như phẩm chất ngon bằng cách khi chọn mua giống phải thăm đồng và nếu có thể thì xem tình trạng của giống bố mẹ.

Thời tiết và thổ nhưỡng: trồng vào thời điểm nào trong năm cũng là một yếu tố rất quan trọng đối với năng suất của khoai lang. Bà con nông dân nên chọn thời điểm phù hợp theo sự hướng dẫn của các nhà khoa học, không nên xuống giống lúc trời mua nhiều hoặc nước ngập úng. Những nơi nào điều kiện đất đai không phù hợp thì hạn chế việc xuống giống, khuyến khích bà con nông dân sản xuất ở những vùng thích hợp cây khoai lang phát triển.

Phân bón: theo như kết quả hồi qui ta có thể thấy phân bón ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận hay nói cách khác là năng suất. Nói như thế không có nghĩa là khi sử dụng càng nhiều phân bón thì lợi nhuận sẽ càng giảm. Chỉ sử dụng một cách thích hợp và có hiệu quả thì năng suất mới tăng lên, và sẽ bị giới hạn hay chặn ở một mức nào đó.

Thuốc BVTV: theo kết quả hồi qui thì ta cũng có thể thấy chi phí thuốc BVTV ảnh hưởng cùng chiều với lợi nhuận hay năng suất. Cũng tương tự như phân bón, không phải sử dụng càng nhiều thuốc thì lợi nhuận sẽ tăng mà phải sử dụng hiệu quả, đúng thời điểm có như thế mới mang lại hiệu quả.

Giải pháp 2: Giảm chi phí

Hiện nay chi phí sản xuất khoai lang so với một số loại cây trồng khác là rất cao. Vì thế muốn nâng cao hiệu quả sản xuất khoai lang người trồng khoai nên kiểm soát chi phí. Từ các chi phí như giống sản xuất, chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, chi phí nhiên liệu, cải tạo đất lên liếp, chi phí lao động và các chi phí khác.

Bà con nên xuống giống có một khoảng cách thích hợp, không nên trồng quá nhiều sẽ làm tăng chi phí giống và phân bón ma hiệu quả mang lại sẽ không cao. Về phân bón và thuốc trừ sâu phải sử dụng một cách hợp lý, sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng của các nhà khoa học đưa ra. Giảm chi phí nhiên liệu bằng cách chỉ nên tưới khi cây cần nước không nên tưới quá ướt, không nên tưới thường xuyên vào trời mưa. Giảm chi phí cải tạo đất và lên liếp bằng cách nên lên liếp khi đất đã khô thoáng không nên lên liếp khi trời mưa bão, có như thế mới đảm bảo năng suất và giảm được chi phí khác. Nên thu hoạch khoai lang khi thời tiết thuận lợi, không mưa bão có như thế mới tiết giảm được một lượng lao động lớn góp phần làm giảm chi phí.

Giải pháp 3: Nâng cao trình độ tiếp thu khoa học kỹ thuật và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nông dân.

Việc làm trước tiên là phải nâng cao trình độ tiếp thu KHKT cho người nông dân vì hiện nay đa số người nông dân trình độ học vấn còn rất thấp cho nên chưa thể tiếp cận với các tiến bộ KHKT. Cụ thể như việc mở các buổi tập huấn cho người nông dân về cách sử dụng máy vi tính và sử dụng internet để có thể tìm kiếm thông tin, trang bị một tổ hợp tác hoặc 1 hợp tác xã khoảng 5 máy tính. Nguồn kinh phí này có thể vận động những hộ nông dân trong tổ hợp tác hoặc hợp tác xã đóng góp, chắc chắn người dân sẽ ủng hộ nhiệt tình vì sự phát triển của chính quê hương mình. Tổ chức các buổi tham quan các hội chợ triển lãm nông nghiệp hoặc có liên quan trong khu vực hoặc địa phương lân cận, nguồn kinh phí sẽ tự đóng góp.

Sau khi người nông dân đã nắm bắt và nâng cao được trình độ của mình rồi thì địa phương và Phòng Nông Nghiệp làm công tác chủ trì mở các lớp tập huấn về sử dụng phân bón thuốc trừ sâu sinh học nhằm giảm chi phí sản xuất và nâng cao được phẩm chất của cây khoai lang. Song song với đó là các lớp học về chuyển giao các kỹ thuật canh tác mới có lợi cho bà con nông dân để bà con nắm bắt. Phòng Nông Nghiệp huyện phải cùng sát cánh với bà con nông dân mỗi khi có dịch hại và phối hợp với các cơ quan chức năng tìm ra được nguyên nhân cũng như có hướng để điều trị.

Giải pháp 4: hỗ trợ về vốn sản xuất cho người nông dân

Vốn là một vấn đề rất cấp bách đối với những người nông dân trồng khoai, theo mẫu khảo sát thì đa số đều thiếu vốn trong quá trình sản xuất vì vốn đầu tư tương đối cao. Vì vậy nhà nước cần chỉ đạo cho ngân hàng cấp tín dụng cho người nông dân với mục đích trồng khoai với quy trình và thời gian nhanh nhất có thể, đồng thời cũng có thể huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác để cho người nông dân dễ dàng tiếp cận với một lãi suất có thể chấp nhận được. Nhu cầu vốn của người nông dân là vô cùng lớn nhưng hiện nay trên địa bàn huyện chỉ có 1 chi nhánh NH NN&PTNT, 1 quỹ tín dụng nhân dân, 1 NH CSXH vì thế việc làm hiện nay là chính quyền địa phương phải có biện pháp nhằm mở thêm các phòng giao dịch hoặc chi nhánh các ngân hàng khác trên địa bàn huyện.

Giải pháp 5: Phát triển thị trường tiêu thụ

Khoai lang Bình Tân đang trong quá trình tạo lập và xây dựng thương hiệu nên việc tiêu thụ hiện nay cũng gặp khá nhiều bất cập. Vì vậy, mục tiêu trong giai đoạn này là nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ để chiếm lĩnh thị trường, tạo được thị chỗ đứng trên thị trường. Để thực hiện được mục tiêu đó bên cạnh việc thực hiện các chương trình chiêu thị cần phải giới thiệu sản phẩm đến các kênh phân phối khác nhau như siêu thị, các công ty kinh doanh xuất khẩu khoai lang và hướng đến kênh tiêu dùng lẻ thông qua các chợ,.. bao phủ khắp nơi để người tiêu dùng nơi đâu cũng biết đến thương hiệu khoai lang Bình Tân.

Khoai lang hiện đang là một mặt hàng với lượng xuất khẩu ngày càng tăng, cho nên cần tập trung vào kênh phân phối xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu ra các nước châu Á và một số nước châu Âu. Bên cạnh đó cũng cần tập trung vào các kênh phân phối trong nước, đặc biệt là siêu thị vì hiện nay người tiêu dùng đang dần chuyển sang thói quen mua sắm tại các siêu thị vì họ cho rằng siêu thị sẽ bán các mặt hàng đảm bảo sức khỏe và có nhãn mác nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tìm kiếm và ký kết hợp đồng với các công ty chế biến bánh kẹo, thức ăn nhanh, đây đều là những khách hàng tiềm năng của khoai lang Bình Tân.

Giải pháp 6: Xây dựng kênh phân phối và quy hoạch vùng trồng cụ thể

Hiện nay thương lái thu mua khoai của người nông dân chiếm 100% chính vì thế sự phụ thuộc vào thương lái là điều khó tránh khỏi. Cần tổ chức các buổi nói chuyện với các thương lái về việc không nên vì tiền mà lại bán rẻ đồng bào chúng ta, phải tuyên truyền cho mọi người hiệu được cái lợi ích

trước mắt mà bỏ quên cái thiệt hại lâu dài về sau, chủ yếu trong đây là các thương lái là tay chân của các người Trung Quốc. Bên cạnh đó cần phải thành lập các tổ hợp tác hoặc hợp tác xã mà phải được sự giám sát của chính quyền địa phương tham gia vào kênh tiêu thụ nhằm làm giảm việc lệ thuộc chủ yếu vào thương lái.

Giá cả hiện nay bấp bênh 1 phần là do mất cân đối trong cung cầu, muốn giải quyết được vấn đề này thì Nhà nước cần phải xây dựng những vùng trồng khoai. Cụ thể là nơi nào mà sản xuất tốt thì có thể 1 năm 2 vụ khoai, còn nơi nào năng suất đạt kém thì 1 vụ khoai và 1 vụ lúa, cần phải cân đối lại diện tích giữa các vụ, khuyên bà con nông dân không nông xuống giống đồng loạt mà phải dàn trải tránh tình trạng thu hoạch rộ ứ đọng hàng giá khoai xuống thấp. Khi xây dựng vùng nguyên liệu cần phải có tầm nhìn chiến lược, lường trước các rủi ro có thể xảy ra mà giải quyết từng trường hợp cụ thể.

Giải pháp 7: Cần phải tạo sự liên kết chặt chẽ giữa người nông dân và thương lái

Trong hệ thống kênh phân phối khoai lang Bình Tân chủ yếu chỉ có 4 chủ thể tham gia để đến người tiêu dùng cuối cùng. Vì thế phải cần có những biện pháp cụ thể để có thể liên kết người nông dân với thương lái và chủ vựa. Những việc làm cụ thể như các chủ vựa cũng như các thương lái phải công khai minh bạch thị trường tiêu thụ và mua theo giá cả thị trường không chèn ép người nông dân. Các bên phải có sự ràng buộc bằng cách phải ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho người dân ở một mức giá có thể chấp nhận được. Người nông dân thì hạn chế việc sử dụng các thuốc hóa chất gây ngộ độc cao hoặc hư hỏng khoai thương phẩm. nhà nước cần thường xuyên tổ chức các buổi họp hội đàm giữa đại diện của các bên và bày tỏ tâm tư nguyện vọng của các bên. Có như thế thì các chủ thể tham gia kênh phân phối mới gắn kết thống nhất lại với nhau.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh khoai lang bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)