Thực trạng sản xuất khoai lang Bình Tân

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh khoai lang bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 51)

Khoai lang hiện được trồng ở tất cả các xã trong huyện Bình Tân. Theo niên giám thống kê năm 2012 thì toàn huyện có 10.564 ha sản xuất khoai lang tăng khoảng 2.570 ha so với năm 2011 tương đương với mức tăng khoảng 32,15%. Các xã có diện tích trồng khoai lang nhiều (trên 1.000 ha) là: Tân Thành (2.814,4 ha), Thành Trung (2.048,4 ha), Tân Hưng (1.488,9 ha), Thành Đông (1.119,8 ha), Thành Lợi (1.199 ha). Các xã còn lại diện tích cao nhất là Mỹ Thuận (529,5 ha) và thấp nhất là Tân Quới (106 ha). Trong những năm gần đây nhờ sự chú trọng việc chuyển dịch cơ cấu là đưa cây màu xuống ruộng đặc biệt là cây khoai lang nên diện tích cây khoai lang ngày một tăng. Dựa vào bảng số liệu dưới đây ta có thể thấy được điều đó.

Bảng 4.8: Tổng diện tích đất trồng khoai và tốc độ tăng trưởng qua các năm giai đoạn 2009 - 2012

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng diện tích (ha) 4.992,10 5.673,70 7.994,10 10.564 Tăng trưởng (%) … 13,65 40,9 32,15

(Nguồn: tổng hợp số liệu Niên giám thống kê năm 2013 của tác giả)

Dựa vào bảng 4.8 ta có thể thấy được diện tích đất sản xuất khoai lang của huyện ngày càng tăng. Năm 2009 diện tích là 4.992,1 ha đến năm 2010 là 5.673,7 ha tăng đến 681 ha tương đương với 13,65%; năm 2011 diện tích trồng khoai lang của huyện là 7.994,1 ha tăng 2.320,4 ha so với năm 2010 tương đương với tỷ lệ tăng khoảng 40,9%; năm 2012 diện tích tăng lên đến 10.564 ha tăng 2.569,9 ha so với năm 2011 tương đương với 32,15%. Nhìn chung cả giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012 tăng khoảng 5.571,9 ha tương đương với mức tăng khoảng 111,6%. Qua các con số trên ta có thể thấy được sự chuyển dịch mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Bình Tân.

Bảng 4.9: Các loại khoai trồng ở huyện Bình Tân

Loại khoai Mẫu Tần số Tỷ lệ (%)

Khoai tím Nhật 57 51 89,47

Khoai khác 57 6 10,53

Tổng 57 57 100,00

(Nguồn: số liệu điều tra thực tế tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long năm 2013)

Dựa vào bảng 4.9 ta có thể thấy hiện nay đa phần các hộ đều trồng loại khoai Tím Nhật có đến 51 người được hỏi trên 57 người trả lời là trồng khoai Tím Nhật chiếm tỷ lệ 89,47%. Các loại khoai khác thì chỉ có khoảng 6 hộ trồng trên 57 hộ được hỏi chiếm tỷ lệ khoảng 10,53%. Nguyên nhân mà phần lớn nông dân trồng khoai Tím Nhật là khoai được xuất khẩu, và bộ phận thu mua thì rất đông đảo. Các loại khoai khác đa phần là giống khoai bản địa như Khoai Trắng, Khoai Đỏ, Khoai Sữa, ... đa phần các loại khoai này chỉ tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu sang Campuchia và Lào với giá trị thấp và bấp bênh, nguyên nhân các loại khoai này không xuất khẩu ở các thị trường có giá trị cao là không bảo quản được lâu, không hợp với nhãn quan của thị trường nhưng chất lượng thì không hề thua kém.

Theo như khảo sát thực tế của tác giả thì có 27 hộ trên tổng số 57 hộ được hỏi sản xuất 1 năm 2 vụ chiếm tỷ lệ 47,37%, còn lại 30 hộ sản xuất 1 năm 1 vụ khoai lang chiếm tỷ lệ 52,63%. Và cũng theo con số thống kê của

tác giả thì trung bình 1 năm sản xuất được 1,47 vụ theo bộ số liệu của tác giả thu thập được. Sản xuất 1 năm 2 vụ thì chỉ có những nơi có đê bao khép kính và vụ lúa Đông Xuân không đạt hiệu quả cao, những nơi như xã Tân Thành, Thành Đông, Thành Lợi sản xuất được 2 vụ 1 năm. Những nơi sản xuất được 1 vụ là những vùng trũng thấp hệ thống đê bao chua hoàn thiện bị ngập úng vào mùa lũ. Những hộ nông dân sản xuất 1 năm 1 vụ thì có thể sản xuất thêm từ 1 đến 2 vụ lúa tùy trường hợp cụ thể. Thời gian sinh trưởng của khoai lang khoảng 4 đến 5 tháng tuy nhiên vì còn khâu cải tạo đất và lên liếp nên thời gian có thể kéo dài ra, vì vậy 1 năm chỉ có thể sản xuất tối đa 2 vụ khoai lang. Vụ 1 trồng từ tháng 10 đến tháng 12 của năm trước và thu hoạch vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 âm lịch năm sau, vụ 2 là trồng từ tháng 4 đến tháng 6 âm lịch và thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch cùng năm. Theo như ý kiến của bà con nông dân được hỏi thì vụ 1 là vụ thường có năng suất cao hơn vì phù hợp với thời tiết mùa vụ, còn vụ 2 thì năng suất có phần giảm đi vì phải chịu thời tiết mưa bão thất thường.

Hiện nay giá khoai lang Bình Tân đang giữ ở mức tương đối cao. Cao nhất vẫn là khoai lang Tím Nhật, tiếp theo là khoai Đỏ, khoai Trắng và khoai Sữa. Theo như mẫu khảo sát của tác giả thì giá thấp nhất của khoai lang Tím Nhật là khoảng 500.000 đồng 1 tạ khoai (1 tạ khoai bằng 60 kg), và mức cao nhất là khoảng 1.200.000 đồng 1 tạ. Nhưng vẫn bấp bênh, khi nào thương lái Trung Quốc mua thì giá cao không mua thì giá lại giảm, nói chung sản xuất khoai lang ở huyện Bình Tân hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào thương lái Trung Quốc. Các loại khoai được tiêu thụ trong nước thì giá lại rẻ hơn rất nhiều. Khoai Đỏ cao nhất vào khoảng 300.000 đồng 1 tạ, Khoai Trắng thì cũng chỉ 350.000 đồng 1 tạ, rẻ nhất vẫn là Khoai Sữa chỉ khoảng 130.000 đồng 1 tạ. Giá khoai lang Tím Nhật tuy cao nhưng vẫn bấp bênh làm cho người nông dân vô cùng lo lắng mỗi khi xuống giống 1 vụ khoai lang. Năm 2013 hiện nay là giá khoai đã cao gấp nhiều lần so với cùng thời điểm vào năm 2012, giá khoai lang Tím Nhật năm 2012 có lúc xuống dưới 200.000 đồng 1 tạ, để thấy rõ hơn ta sẽ xem hình phía dưới.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2012 của phòng nông nghiệp huyện Bình Tân)

Hình 4.2: Thống kê giá bán khoai lang Tím Nhật năm 2012

Thời điểm từ tháng 4 trở đi khi vô vụ sản xuất chính của nông dân thì khoai bất ngờ giảm giá đột ngột, vào khoảng tháng 3 thì giá khoai khoảng 800.000 đồng 1 tạ bất ngờ giảm xuống dưới 200.000 đồng 1 tạ vào tháng 4 trở đi. Nguyên nhân có thể là do vào thời gian này có 1 dịch hại lạ xuất hiện trên khoai lang đó chính là loài sâu đục củ, vào thời gian đang vào mùa thu hoạch của người nông dân mà khoai lại như thế làm cho nhiều hộ nông dân phải điêu đứng và rơi vào tình cảnh nợ nần phải cầm cố đất đai nhà của để trả nợ.

Một yếu tố cũng rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất khoai lang đó chính là năng suất khoai lang. Theo khảo sát trực tiếp của tác giả thì năng suất thấp nhất của mẫu là 25 tạ/công, năng suất cao nhất là 70 tạ/công và năng suất trung bình vào khoảng 39,4 tạ/công. Năng suất cao nhất rơi vào vụ 1 và là Khoai Trắng, còn năng suất thấp nhất là vụ 2 và là Khoai Tím Nhật. Khoai Tím có năng suất tương đối thấp hơn các loại khoai còn lại nguyên nhân đây là khoai xuất khẩu nên đòi hỏi phẩm chất của khoai phải đẹp và đồng đều, không bi bất cừ về hình dáng, vì thế năng suất lúc thu hoạch cũng tương đối cao nhưng năng suất thương phẩm lại giảm xuống rõ rệt. Theo số liệu thống kê của Niên giám thống kê huyện Bình Tân năm 2012 thì năng suất bình quân của cả huyện năm 2012 là vào khoảng 29,822 tấn/ha. Nơi cao nhất là xã Tân Lược với 39,22 tấn/ha, nơi thấp nhất là xã Nguyễn Văn Thảnh chỉ có 26,665 tấn/ha, các xã còn lại năng suất chênh lệch với nhau không nhiều và gần với mức trung bình. Sản lượng của toàn huyện năm 2012 là vào khoảng 315.039 tấn, và xã Tân Thành là nơi sản lượng cao nhất khi đạt 83.447 tấn, thấp nhất là xã Tân Quới khi chỉ có 3.175 tấn.

Thao như số liệu thống kê của tác giả thì sản xuất khoai lang cần vốn tương đối lớn, chi phí thấp nhất của một hộ để sản xuất khoai lang rơi vào khoảng 7.331.000 đồng/công, cao nhất là 13.360.000 đồng/công và chi phí trung bình để sản xuất 1 công khoai lang trong mẫu là 10.010.000 đồng/công/vụ. Trong đó gồm các chi phí như sau, ta xem bảng số liệu dưới đây.

Bảng 4.10: Chi phí sản xuất khoai lang trên diện tích 1.000m2 của huyện Bình Tân Đvt: 1.000đồng Chi phí Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Chi phí giống 3.000 600 1.074 Chi phí trồng 800 450 685 Thuốc BVTV

(bao gồm: trừ sâu, diệt cỏ, dưỡng) 2.500 1.100 1.921

Phân bón 2.000 400 1.107

Cải tạo đất và lên liếp 2.000 1.000 1.447

Chi phí nhiên liệu 600 - 282

Chi phí lao động

(Gia đình và thuê mướn) 4.000 1.700 2.347

Chi phí khác 800 56 279

Chi phí

(chưa tính lãi vay và thuê đất) 12.104 7.170 9.142 Tổng chi phí

(đã tính chi phí lãi vay và thuê đất) 13.360 7.331 10.010

(Nguồn: số liệu điều tra thực tế tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long năm 2013)

Dựa vào bảng 4.10 ta có thể thấy được chi phí để sản xuất 1.000m2 khoai lang là không hề nhỏ đối với người dân nông thôn. Vì thế tình trạng thiếu vốn sản xuất là nỗi lo của người nông dân khi vụ mùa sắp đến. Mặc dù doanh thu của những năm trước tương đối cao nhưng đặc tính của người nông dân là ít khi dự trữ lại mà mua sắm các vật dụng trong nhà hoặc la mua thêm đất canh tác, chính vì lẽ đó mà trước mõi mùa vụ người nông dân lại thiếu vốn sản xuất mùa vụ tiếp theo.

Dưới đây là hình ảnh thể hiện tỷ trọng trong tổng chi phí để sản xuất 1.000m2 đất canh tác.

32%

30% 26%

3% 9%

chi phí xuống giống

chi phí phân bón và thuốc BVTV chi phí nhiên liệu và thu hoạch chi phí khác

chi phí lãi vay và thuê đất

(Nguồn: số liệu điều tra thực tế tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long năm 2013)

Hình 4.3: Tỷ trọng chi phí sản xuất 1.000 m2 đất trồng khoai lang của huyện Bình Tân.

Nhìn vào hình trên ta có thể thấy được tỷ trong các nhóm chi phí để sản xuất khoai lang, từ đó có một cái nhìn bao quát hơn về sản xuất khoai lang ở huyện Bình Tân. Các nhóm chi phí được chia thành 5 nhóm chính là: Chi phí xuống giống, chi phí phân bón và thuốc BVTV, Chi phí nhiên liệu và thu hoạch, Chi phí lãi vay và thuê đất và nhóm chi phí khác.

Chi phí xuống giống bao gồm các chi phí như: mua giống, trồng, cải tạo và lên liếp. Chi phí này chiếm khoảng 32% trên tổng chi phí mà người nông dân bỏ ra tương đương khoản 3.206.000 đồng/công. Nếu so với trồng lúa thì chi phí này tương đối cao; Tiếp theo là nhóm chi phí phân bón và thuốc BVTV, ngay cả cái tên chúng ta cũng biết gồm những chi phí gì và đó là chi phí mua phân bón, thuốc tăng trưởng, thuốc trừ cỏ và thuốc trừ sâu của người nông dân. Chi phí này cũng chiếm tương đương khoảng 30% trên tổng chi phí tức là khoảng 3.028.000 đồng/công. Vì đây là loại cây trồng lấy củ nên lượng phân bón và thuốc trừ sâu tương đối lớn so với các loại cây trồng khác, một mặt nữa là do củ khoai nằm trong đất nên dễ bị các đối tượng sâu hại tấn công nên lượng thuốc sâu sử sụng là rất lớn để đảm bảo củ không bị hư hỏng phù hợp với tiêu chuẩn đóng gói xuất khẩu; Kế tiếp là nhóm chi phí nhiên liệu và thu hoạch bao gồm chi phí nhiên liệu tưới tiêu, bơm nước khi bị ngập úng, thuê mướn lao động trong khâu thu hoạch đã tính cả lao động gia đình. Chi phí này chiếm khoảng 26% trên tổng chi phí sản xuất khoai lang tương đương với khoảng 2.629.000 đồng/công, trong đó đa phần là sử dụng để thuê mướn lao động thu hoạch và chính công chăm sóc của hộ gia đình, số ít còn lại là tiền mua xăng dầu, vì thế sản xuất khoai lang cần phải nhiều lao động hoặc máy móc mới có thể làm được; Chi phí khác ở đây tác giả thu thập bằng cách tổng

các chi phí như mua máy móc, xuồng tưới nước, bình phu thuốc, ống tưới, bạc cao su, cần xé, thùng tưới,... sau đó khấu hao đều qua các vụ và chia ra số diện tích. Vì đây có thể xem như tài sản cố định của nông hộ sản xuất khoai lang nên sau khi khấu hao vào từng công thì số tiền cũng như tỷ lệ rất thấp, cụ thể như chi phí khác chỉ chiếm khoảng 3% trên tổng chi phí, tương đương với 300.000 đồng/công; Cuối cùng là nhóm chi phí lãi vay và thuê đất. Bình quân chi phí này chiếm khoảng 9% trên tổng số chi phí tương đương với khoảng 900.000 đồng/công, chi phí này thấp là do tính bình quân trên cỡ mẫu vì có người không vay tiền và có người không thuê đất.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh khoai lang bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)