Thông tin chung về nông hộ sản xuất khoai lang Bình Tân

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh khoai lang bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 45)

4.2.1.1 Một số thông tin sơ lược về nông hộ

Bảng 4.2: Thông tin sơ lược về nông hộ trồng khoai lang

Thông tin Tần số Tỷ lệ (%) Giới tính chủ hộ Nam 50 87,72 Nữ 7 12,28 Dân tộc Kinh 56 98,24 Khmer 1 1,76 Hoa - - khác - -

(Nguồn: số liệu điều tra thực tế tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long năm 2013)

Qua bảng 4.1 cho chúng ta biết , trong 57 hộ sản xuất khoai lang có đến 50 hộ là do nam giới quyết định đến chủ hộ chiếm tỷ lệ 87,72%, qua đó có thể thấy được nam giới vẫn có quyết định hơn trong sản xuất nông nghiệp. Nữ giới vẫn còn hạn chế việc tham gia vao quyết định sản xuất khi chỉ có 7 hộ là do nữ quyết định chiếm tỷ lệ 12,28%, và đa phần những hộ này người nữ vì nhiều lý do nên phải đứng ra quyết định như: mất chồng, chồng mất sức lao động, không có chồng. Do đặc thù việc sản xuất khoai lang là bỏ sức lao động nhiều và rất cực nên người nữ khó có thể làm.

Cũng qua bảng 4.1 chúng ta có thể thấy được hầu hết các hộ sản xuất khoai lang đều là dân tộc Kinh, khi có đến 56 hộ được hỏi là dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 98,24%. Người dân tộc và chủ yếu là người Khmer ít tham gia vào việc trồng khoai khi chỉ có 1 hộ là người Khmer chiếm tỷ lệ 1,76%. Mặc dù nghề trồng khoai lang ở huyện Bình Tân đã phát triển lâu đời và mang lại hiệu quả kinh tế cao và xóa đói giảm nghèo cho người dân, tuy nhiên hầu hết người tham gia trồng khoai lang vẫn là người Kinh.

4.2.1.2 Diện tích đất canh tác và lao động

Bảng 4.3: Diện tích đất canh tác và nhân lực và số vụ trồng trong năm của nông hộ trồng khoai lang

Chỉ tiêu Đơn vị tính Lớn nhất Nhỏ nhất

Trung bình

Số nhân khẩu Người 8 2 4,58

Số người trong

tuổi lao động Người 7 1 3,26

Số người tham

gia sản xuất Người 6 1 2,46

Diện tích

sản xuất Công (1.000m2) 40 1 10,9 Số vụ trồng

trong năm vụ 2 1 1,47

(Nguồn: số liệu điều tra thực tế tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long năm 2013)

Qua bảng 4.3 cho chúng ta biết số nhân khẩu trong mẫu khảo sát của một hộ gia đình lớn nhất là 8 và nhỏ nhất là 2 và trung bình số nhân khẩu trong một hộ gia đình là 4,58 người. Tuy trung bình hơi cao nhưng điều này phù hợp với vùng nông thôn vì đa phần những hộ ở nông thôn thì thích nhiều con. Một mặt là tập tính của người dân mặt khác là tạo nguồn nhân lực dồi dào cho sản xuất nông nghiệp ở vùng nông thôn.

Số người trong độ tuổi lao động trong mẫu khảo sát là tương đối lớn, nhiều nhất là 7 người và thấp nhất là 1 người, trung bình có 3,26 người trong độ tuổi lao động trên 1 hộ. Điều này cho chúng ta thấy được nguồn lực cho phát triển nông nghiệp ở địa phương là tương đối lớn và phù hợp với người việc trồng khoai lang của địa phương. Nguồn nhân lực là như thế, nhưng số người trực tiếp tham gia sản xuất khoai lang lại tương đối thấp so với số người trong tuổi lao động trung bình chỉ có khoảng 2,46 người trực tiếp tham gia trồng khoai lang. Điều này cũng rất dể hiểu vì ngày nay ở nông thôn, các bậc phụ huynh đã thấy được tầm quan trọng của việc học cho nên số lượng ít đi này chủ yếu là còn đang đi học phổ thông hoặc cao đẳng, đại học. Với những tiến bộ về mặt kỹ thuật cũng như sản xuất càng ngày theo hướng quy mô hơn, vì thế những người tham gia trực tiếp sản xuất này chủ yếu trong việc chăm sóc và điều động nhân công hay các việc nhẹ nhàng như tưới nước, bón phân.

Khâu trồng và thu hoạch hầu như đều sử dụng lao động thuê và các máy móc hỗ trợ.

Diện tích đất sản xuất khoai lang của nông hộ trên địa bàn nhìn chung cũng khá cao, với diện tích trung bình khoảng 10,9 công/hộ. Mặc dù diện tích đất sản xuất khoai lang tương đối lớn nhưng khoảng cách chênh lệch còn rất lớn, cụ thể diện tích đất sản xuất khoai lang lớn nhất đạt 40 công/hộ và nhỏ nhất là 1 công/hộ. Đa phần đất sản xuất của nông hộ là đất chủ sở hữu.

Một năm nông hộ trồng khoai sản xuất được tối đa 2 vụ khoai lang, và tối thiểu là 1 vụ. 1 vụ khoai có thể kéo dài từ 120 đến 155 ngày. Trung bình thì người nông dân sản xuất khoảng 1,47 vụ trong một năm. Theo khảo sát của tác giả thì vụ 1 có thời gian thu hoạch vào khoảng tháng 2 đến tháng 4 âm lịch và vụ 2 thời gian thu hoạch vào khoảng tháng 8 đến tháng 11 hàng năm. Tuy nhiên ngày nay hệ thống đê bao ngày càng khép kính thì hộ nông dân có thể sản xuất được quanh năm nhưng không vượt quá 2 vụ/năm. Vụ khoai được xem như trúng mùa nhất trong năm là vụ 1 vì đây là mùa có thời tiết thuận lợi trời nắng ít mưa nên thích hợp cho việc trồng khoai lang.

4.2.1.3 Tuổi của chủ hộ sản xuất khoai lang

Bảng 4.4: Độ tuổi của chủ hộ sản xuất khoai lang

Độ tuổi Tần số Tỷ lệ (%) Dưới 20 tuổi - - Từ 20 đến 30 tuổi 6 10,53 Từ 31 đến 40 tuổi 20 35,09 Từ 41 đến 50 tuổi 13 22,80 Từ 51 đến 60 tuổi 12 21,05 Trên 61 tuổi 6 10,53 Tổng 57 100

(Nguồn: số liệu điều tra thực tế tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long năm 2013)

Nhìn vào bảng 4.4 ta có thể thấy được trong các nhóm tuổi thì nhóm tuổi từ 31 đến 40 là nhóm có tỷ lệ cao nhất với 20 người chiếm tỷ trọng 35,09%; tiếp theo là nhóm từ 41 đến 50 tuổi chiếm tỷ lệ 22,8% với 13 người; tiếp đến là nhóm từ 51 đến 60 tuổi với 12 người chiếm tỷ lệ 21,05%; nhóm tuổi trên 61 và từ 20 đến 30 tuổi chiếm đều chiếm 10,53% với 6 người và không có chủ hộ nào dưới 20 tuổi. Theo khảo sát của tác giả thì lí do mà không có chủ hộ sản xuất khoai lang nào dưới 20 tuổi là tương đối hợp lý và

phù hợp vì ở độ tuổi này đa phần là chưa có gia đình nên chưa làm ăn riêng hoặc có gia đình nhưng vẫn làm chung với cha mẹ, vì thiếu vốn sản xuất và còn non kinh nghiệm, đồng thời nhận thức tầm quan trọng của việc học nên cho con đi học.

Qua phân thống kê bộ số liệu của tác giả thu thập được thì chủ hộ có tuổi cao nhất là 68 tuổi và thấp nhất là 25 tuổi, trung bình của mẫu là khoảng 44 tuổi. Đây là đặc điểm của người nông dân ở nông thôn vì cây khoai lang xuất hiện cách nay cũng rất lâu trên 40 năm, cho nên tuổi tác cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất khoai lang như dân gian ta có câu: ”Rừng càng già càng cay”. Vì khi tuổi càng cao thì có hiểu biết về mùa vụ cũng như đặc tính của cây khoai lang.

4.2.1.4 Trình độ học vấn

Bảng 4.5: Trình độ học vấn của chủ hộ sản xuất khoai lang huyện Bình Tân

Trình độ văn hóa Tần số Tỷ lệ (%)

Cấp I hoặc thấp hơn 25 43,86

Cấp II (THCS) 20 35,09

Cấp III (THPT) và cao hơn 12 21,05

Tổng 57 100

(Nguồn: số liệu điều tra thực tế tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long năm 2013)

Trình độ học vấn của chủ hộ được đo lường bằng số năm đến trường, như hiện hành thì có 12 lớp và được chia làm 3 cấp ở giáo dục phổ thông. Cấp I từ lớp 1 đến lớp 5, cấp II từ lớp 6 đến lớp 9, cấp III từ lớp 10 đến lớp 12. Theo khảo sát của tác giả thì chủ hộ đi học đến cấp I là cao nhất với 25 người chiếm tỷ lệ 43,86%, tiếp theo là cấp II với 20 người chiếm tỷ lệ 35,09% và cuối cùng là cấp III với 12 người chiếm tỷ lệ 21,05%. Trình độ học vấn cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh khi sản xuất khoai lang. Vì người học cao có thể tiếp cận với khoa học kỹ thuật và áp dụng vào quá trình sản xuất. Cũng có thể là tính toán hợp lý hơn việc sử dụng chi phí và doanh thu để có thể đạt hiệu quả được cao nhất có thể.

Dưới đây là hình ảnh thể hiện trình độ học vấn của nông hộ sản xuất khoai lang Bình Tân.

Tần số 44% 35% 21% Cấp I hoặc thấp hơn Cấp II (THCS)

Cấp III (THPT) và cao hơn

(Nguồn: số liệu điều tra thực tế tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long năm 2013)

Hình 4.1: Trình độ học vấn của nông hộ sản xuất khoai lang tại huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long.

Dựa vào số liệu điều tra của tác giả về trình độ học vấn của nông hộ sản xuất khoai lang ta có: trình độ cao nhất mà nông hộ theo học là lớp 12 tức kết thúc trung học phổ thông, các đối tượng này nhìn chung đều l2 người trẻ tuổi khoảng dưới 40 tuổi; thấp nhất là không có đi học; và trung bình cho mẫu là khoảng lớp 6,6 tức chỉ dừng lại ở mức đầu cấp trung học cơ sở. Điều này cho thấy trình độ của nông hộ tương đối thấp và có thể bị hạn chế trong việc tiếp cận chuyển giao khoa học kỹ thuật của các nhà khoa học vì thế có thể đây là hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất khoai lang lên mức hàng hóa.

4.2.1.5 Vốn sản xuất khoai lang

Trong quá trình sản xuất một yếu tố không thể thiếu đó chính là vốn sản xuất. Mỗi nông hộ cần phải chuẩn bị một khoản chi phí nhất định để mua các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, thuốc BVTV, cải tạo và lên liếp,... theo điều tra của tác giả thì sản xuất khoai lang thời gian gần đây tương đối là có lợi nhuận, tuy nhiên cần phải có nguồn vốn tương đối lớn vì chi phí hiện nay được đẩy lên khá cao. Vì thế các nông hộ có thể thiếu vốn trong quá trình sản xuất. Sau đây là bảng thể hiện nguồn vốn sản xuất khoai lang của nông hộ.

Bảng 4.6: Nguồn vốn của nông hộ sản xuất khoai lang

Nguồn vốn Mẫu Tần số Tỷ lệ (%)

Gia đình 57 19 33,33

Vay từ người thân, bạn bè 57 4 7,02 Vay ngân hàng (NHTMCP, CSXH,…) 57 26 45,61

Thương lái 57 - -

Vay người thân và vay ngân hàng 57 8 14,04

Tổng 57 57 100

(Nguồn: số liệu điều tra thực tế tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long năm 2013)

Trong mẫu khảo sát có 57 hộ nông dân thì có đến khoảng 2/3 trong số này là thiếu vốn trong quá trình sản xuất. Chỉ có 1/3 trong số này là vốn tự có của gia đình. Có 19 hộ sản xuất khoai lang là không cần vay vốn trong quá trình sản xuất chiếm tỷ lệ 33,33%; còn lại 38 hộ đều thiếu vốn trong quá trình sản xuất chiếm tỷ lệ 66,67%. Trong đó vay từ người thân, bạn bè chiếm tỷ trọng thấp nhất với 4 trường hợp tương đương với 7,02%. Vay từ ngân hàng với 26 trường hợp chiếm tỷ lệ 45,61%. Cũng có những hộ vừa vay của ngân hàng và vừa vay của người thân chiếm tỷ lệ 14,04%. Vay ngân hàng ở đây chủ yếu là NHNN&PTNT chi nhánh huyện Bình Tân, vì thủ tục vay tương đối dễ và giải ngân trong thời gian ngắn, ở huyện hiện nay chưa có chi nhánh hoặc phòng giao dịch của các NHTM khác. Không có trường hợp nào vay của Thương lái vì mặt hàng khoai lang là mặt hàng bấp bênh khi đầu ra không ổn định và mức độ rủi ro cao vì thế không có thương lái nào dám đứng ra cho người nông dân vay và bao tiêu sản phẩm, với lại ở vùng nông thôn ít ai dám bỏ ra số tiền lớn để đầu tư vào lĩnh vực rủi ro như vậy. Vốn sản xuất là một thứ không thể thiếu trong việc trồng khoai lang, muốn người nông dân đạt hiệu quả cao trong việc sản xuất khoai lang và nâng tầm hàng hóa thì cần nhà chức trách cần hỗ trợ về vốn vì đa số các hộ sản xuất đều thiếu vốn.

4.2.1.6 Kinh nghiệm sản xuất

Trong nền sản xuất nông nghiệp từ xưa đến nay thì yếu tố kinh nghiệm và am hiểu những thứ mình trồng là quan trọng nhất, và khoai lang cũng vậy. Nếu người dân có kinh nghiệm thì sẽ giảm thiểu chi phí xuống mức tối đa mà hiệu quả vẫn đạt, vì khi có kinh nghiệm ta có thể biết được khi nào cây cần bón phân, loại phân gì cũng như dịch hại để phòng trừ sớm nhất,... sau đây là bảng thể hiện nguồn kinh nghiệm trong sản xuất khoai lang.

Bảng 4.7: Nguồn kinh nghiệm sản xuất của nông hộ trồng khoai lang

Kinh nghiệm Tần số Tỷ lệ (%)

Học hỏi bà con, bạn bè 24 42,11 Tham gia tập huấn kỹ thuật 4 7,02 Tích lũy trong quá trình sản xuất 27 47,37

Sách báo, ti vi 2 3,51

Nguồn khác - -

Tổng 57 100,00

(Nguồn: số liệu điều tra thực tế tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long năm 2013)

Theo khảo sát của tác giả cho thấy đa phần các hộ nông dân đã gắn bó với nghề trồng khoai tương đối lâu trung bình khoảng 13,08 năm, hộ có số năm trồng nhiều nhất là 42 năm và thấp nhất là 1 năm. Ngoài thời gian trồng khoai lâu thì nông hộ sản xuất còn lấy từ các nguồn khác nhau như bảng 4.7 đã nêu. Kinh nghiệm mà bà con tự tích lũy trong quá trình sản xuất là 27 hộ tương đương với khoảng 47,37%; kinh nghiệm mà bà con học hỏi từ bà con, bạn bè có 24 hộ chiếm tỷ lệ 42,11%; tham gia tập huấn kỹ thuật là 4 hộ chiếm tỷ lệ 7,02% và từ sách báo, ti vi là 2 hộ tương đương với 3,51%. Qua bảng số liệu ta có thể thấy được đa phần kinh nghiệm sản xuất của người nông dân đều là do học hỏi người thân, bạn bè và tự tích lũy trong quá trình sản xuất. Còn kinh nghiệm do các buổi hội thảo rất ít chỉ chiếm khoảng 7%, đây là con số cần phải xem lại công tác định hướng sản xuất của chính quyền địa phương trong việc chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho người dân địa phương.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh khoai lang bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)