Giới thiệu về khoai lan gở huyện Bình Tân

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh khoai lang bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 39)

3.2.1 Nguồn gốc của khoai lang Bình Tân

Khoai lang (tên khoa học là Ipomoea batatas) là một loài cây nông nghiệp với các rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, được gọi là củ khoai lang và nó là một nguồn cung cấp cả rau lẫn lương thực. Các lá non và thân non cũng được sử dụng như một loại rau. Khoai lang có quan hệ họ hàng xa với khoai tây (Solanum tuberosum) có nguồn gốc Nam Mỹ và quan hệ họ hàng rất xa với khoai mỡ (một số loài trong chi Dioscorea) là các loài có nguồn gốc từ châu Phi và châu Á.

Khoai lang có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới châu Mỹ, nó được con người trồng cách đây trên 5.000 năm . Nó được phổ biến rất sớm trong khu vực này, bao gồm cả khu vực Caribe. Nó cũng đã được biết tới trước khi có sự thám hiểm của người phương tây tới Polynesia.

Trung Quốc là quốc gia trồng nhiều khoai lang nhất; chiếm tới 80% sản lượng toàn thế giới (với sản lượng năm 1990 là 130 triệu tấn; bằng khoảng một nửa sản lượng khoai tây của quốc gia này). Trong quá khứ, phần lớn khoai lang tại Trung Quốc được trồng để làm lương thực, nhưng ngày nay phần lớn (60%) được trồng để nuôi lợn. Phần còn lại được dùng làm lương thực hay chế biến các sản phẩm khác cũng như để xuất khẩu, chủ yếu là sang Nhật Bản. Tại Trung Quốc hiện nay có trên 100 giống khoai lang.

Khoai lang phát triển tốt trong nhiều điều kiện về đất, nước và phân bón. Nó cũng có rất ít kẻ thù tự nhiên nên thuốc trừ dịch hại là ít khi phải dùng tới. Do nó được nhân giống bằng các đoạn thân nên khoai lang là tương đối dễ trồng. Do thân phát triển nhanh che lấp và kìm hãm sự phát triển của cỏ dại nên việc diệt trừ cỏ cũng tiêu tốn ít thời gian hơn. Trong khu vực nhiệt đới, khoai lang có thể để ở ngoài đồng và thu hoạch khi cần thiết còn tại khu vực ôn đới thì nó thường được thu hoạch trước khi sương giá bắt đầu

Trong các điều kiện tối ưu với 85-90 % độ ẩm tương đối ở 13-16 °C (55-61 °F), củ khoai lang có thể giữ được trong vòng 6 tháng. Nhiệt độ thấp hoặc cao hơn đều nhanh chóng làm hỏng củ. Hiện nay, có rất nhiều loại khoai lang như: Khoai lang sữa, Khoai bí đường, Khoai lang trắng, Khoai lang đỏ cao sản, khoai lang tím Nhật…

Thời vụ xuống giống khoai thường là vào khoảng cuối tháng giêng âm lịch (khoảng tháng 2, tháng 3 dương lịch). Tùy theo loại khoai mà có thời gian thu hoạch khác nhau trung bình là khoảng 4,5 tháng. Trước đây bà con nông dân chủ yếu là trồng lúa nhưng do thu nhập từ việc trồng khoai ngày càng có lợi nhuận nên một phần lớn các nhà nông chuyển sang trồng khoai. Khoai lang ưa chuộng trồng ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, đặc biệt là huyện Bình Tân thành phố Vĩnh Long.

3.2.2 Đặc điểm của khoai lang Bình Tân

3.2.2.1 Nguồn gốc tên gọi, xuất xứ

Trước đây khi huyện Bình Tân chưa được chia tách từ thị xã Bình Minh thì chưa có cái tên gọi là Khoai lang Bình Tân cũng như không có tên gọi là Khoai lang Bình Minh. Khi còn là huyện Bình Minh thì lúc đó khoại chưa thật sự phát triển mạnh, bà con nông dân chủ yếu là trồng lúa và các loại rau màu. Một năm người dân trồng ba vụ lúa đó là: Đông xuân, hè thu, thu đông. Khoai lang đúng ra đã xuất hiện ở huyện Bình Minh (cũ) nay là huyện Bình Tân đã được trên 40 năm theo lời một lão nông ở huyện cho biết. Lúc đó thì khoai lang chỉ được trồng chủ yếu ở xã Thành Đông, Thành Trung, Thành Lợi, Tân Thành,... Các giống khoai được trồng nhiều như: Trắng, Bí Đường (Đỏ), Nhân Ngọc,...chưa có giống khoai Tím Nhật như ngày nay.

Nhưng thị trường khoai lang ngày càng được mở rộng hơn, người dân trồng khoai nhiều hơn và dân chuyển sang áp dụng mô hình 2 lúa 1 khoai. Diện tích trồng khoai ngày càng tăng, sản lượng khoai ngày cang được nâng cao hơn nhờ việc áp dụng nhưng tiến bộ kỹ thuật và tích lũy kinh nghiệm từ lâu đời. Đến năm 2007 huyện Bình Tân chính thức ra đời tách từ thị xã Bình Minh hiện nay, thời điểm đó việc trồng khoai lang ngày càng được phổ biến. Một số nông hộ còn chuyển sang mô hình 2 khoai 0 lúa hoặc 2 khoai 1 lúa nếu giống khoai đó có thời gian thu hoạch ngắn. Thêm vào đó thị trường khoai lang ở nước ngoài ngày càng được phát triển, việc xuất khẩu khoai lang ngày càng tăng chủ yếu là khoai lang tím.

Chính vậy vì mà các thương lái đến huyện Bình Tân thu mua khoai ngày càng nhiều và các hợp tác xã khoai lang được thành lập ở các xã lần lượt ra đời. Nên dần người ta biết đến vùng đất Bình Tân và nổi tiếng với đặc sản là khoai lang. Đất ở huyện Bình Tân rất thích hợp để trồng khoai lang, khoai được trồng có chất lượng và đảm bảo sản lượng. Từ đó mỗi khi nhất đến huyện Bình Tân tĩnh Vĩnh Long là mọi người sẽ nhớ đến những cũ khoai lang no tròn ngon ngọt. Vì thế mà mọi người gọi là “Khoai lang Bình Tân”.

3.2.2.2 Mô tả hình dáng khoai lang thương phẩm

Khoai lang Bình Tân sau khi thu hoạch sẽ được thương lái thu gom về các vựa để làm sạch và sấy khô để chuẩn bị đem đi tiêu thụ. Thương lái sẽ cho người chọn lựa những củ khoai đạt chuẩn đưa đi tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Các củ không đạt chuẩn có thể bị bỏ đi hoặc làm thức ăn cho gia súc hoặc giá trị rất thấp.

Khoai đủ tiêu chuẩn với từng loại khoai cũng khác nhau. Tuy nhiên vẫn có chung đặc điểm là không bị sùng, hà, lát. Đối với loại khoai xuất khẩu như Tím Nhật thì tiêu chuẩn khắc khe hơn, mõi củ phải trên 50g, không bị bất kì vết trầy nào trên thân, củ khoai phải có hình dáng cân đối không được quá dài hay quá tròn. Còn các loại khoai tiêu thụ trong nước thì tiêu chuẩn thoáng hơn.

(Nguồn: internet và tác giả thực hiện)

Hình 3.2: Hình dáng một số loại khoai lang của Bình Tân

3.2.3 Kỹ thuật sản xuất khoai lang

Cũng như các loại cây trồng khác, cây khoai lang cũng trải qua quá trình chăm sóc đúng kỹ thuật thì mới đạt được hiệu quả cao được. Dưới đây là quy trình sản xuất khoai lang do tác giả tự khảo sát từ thực tế trồng khoai lang.

(Nguồn:Tác giả khảo sát từ thực tế)

Hình 3.3: Quy trình sản xuất khoai lang Xử lí đất trồng Chuẩn bị giống Tiến hành xuống giống Quá trình chăm sóc Thu hoạch

3.2.3.1 Xử lí đất trồng

Đất sau khi khô nước tiến hành xới cho đất tơi xốp, không nên xới khi đất còn ẩm ướt. Sau khi xới xong có thể bón lót phân hữu cơ, sau đó tiến hành lên luống, mỗi luống có chiều cao khoảng 35 – 40 cm, luống cách luống khoảng 1m. Sau đó tiến hành phun thuốc diệt mầm để trừ cỏ. Tiếp theo phơi đất từ 3 – 5 ngày để tiến hành xuống giống.

3.2.3.2 Chuẩn bị giống

Khi chọn giống phải chọn những cây khỏe, không sâu bệnh, không được to quá vì sẽ dễ mất nước sau khi trồng, không được sử dụng phân bón lá với khoai đang chọn làm giống. Mắt lá phải nhặt, thời gian dây giống từ 45 đến 75 ngày tuổi, mỗi dây giống phải dài từ 25 - 30 cm, chỉ lấy dây giống đoạn 1 và đoạn 2. Dây giống sau khi cắt phải tiến hành trồng ngay.

3.2.3.3 Tiến hành xuống giống

Trước khi xuống giống phải tưới thật ướt luống đất, một luống trồng từ 2 đến 3 dây tùy loại khoai, dây phải chấp đầu với nhau, không nên vùi dây quá sâu hoặc quá cạn, dây cách hàng khoảng 7 – 10 cm. Sau khi trồng xong phải tưới không để dây bị mất sức quá lâu.

3.2.3.4 Chăm sóc

- Tưới nước: sau khi trồng thì chúng ta nên tưới đều đặn mỗi ngày 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nên tưới như vậy đến khoảng 20 ngày liên tục sau đó phân cử tưới lại nếu vào mùa nắng, và tưới khoảng 10 ngày sau đó phân cử tưới lại nếu vào mùa mưa.

- Bón phân: thời gian đầu nên tưới phân Ure để bộ rể có thể phát triển tốt sau đó hạn chế Ure mà sử dụng NPK và Kali vào giai đoạn sau để có thể phát triển củ được tốt hơn. Thời gian đầu nên tưới bằng thùng có vòi sau đó mới có thể bón hoặc tưới tiếp. Sau mỗi lần tưới phân hoặc bón phân thì chúng ta nên tưới lại nước để cây có thể hấp thụ được tốt hơn.

- Phun thuốc BVTV: cây khoai lang thường bị các sâu hại tấn công như sùng, sâu ăn củ, sâu ăn lá,... phá hoại. Nên phun thuốc trừ sâu sau khi trồng 5 ngày, tiếp theo thì khoảng 7 – 10 ngày phun một lần cho đến khi thu hoạch có thề pha thêm các loại thuốc kích thích sinh trưởng khác. Khi phát hiện dịch hại tấn công có thể tưới xà (pha thuốc sâu và nước trực tiếp và tưới bằng thùng vòi sen). Nếu có cỏ thì chúng ta sẽ phun thuốc cỏ chọn lọc để diệt các loại cỏ gây hại.

- Làm cỏ: sau khi phun thuốc cỏ mà vẫn còn cỏ thì chúng ta tiếp tục làm cỏ bằng tay, không được sử dụng dao vì dể làm tổn hại đến cây khoai.

3.2.3.5 Thu hoạch

Sau khi trồng khoảng 125 ngày đến 150 ngày là có thể thu hoạch. Khi thu hoạch phải chặt dây sạch sẽ và mang vào trại. Tiếp theo sẽ tiến hành lặt khoai và phân loại sơ bộ. Không nên để khoai thu hoạch ngoài trời nắng quá gắt hay mưa lớn.

3.2.4 Lợi ích của khoai lang

Vào các thập niên trước, khoai lang được xem là một trong những thực phẩm chính trong bửa ăn vì có chứa nhiều tinh bột. Ngày nay xã hội ngày càng phát triển không còn việc ăn độn khoai lang với cơm như ngày trước nữa, tuy nhiên khoai lang vẫn là một loại thực phẩm giàu tinh bột rất tốt cho sức khỏe con người. Có thể kể đến những công dụng của cây khoai lang như:

- Khoai lang giàu chất Carotenoid giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh ung thư phổi. Theo nghiên cứu trên 124.000 người của Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy những người ăn nhiều thực phẩm chứa Carotenoid sẽ làm giảm 32% nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.

- Khoai lang giàu Vitamin B6 giúp giảm chất Homocysteine – có tác dụng phòng chống các bệnh tim mạch và làm giảm nguy cơ đột quỵ.

- Đọt rau lang non có chứa chất gần giống với Isulin, vì thế người mắc bệnh tiểu đường có thể dùng đọt rau lang non như một món rau tốt cho lượng đường huyết trong cơ thể.

- Khoai lang có chất xơ nhiều có thể làm giúp cơ thể nhuận trường và còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột.

- Khoai lang chứa calo rất thấp, thấp hơn nhiều so với cơm cho nên khi ăn nhiều sẽ không gây béo phì mà còn giảm nguy cơ béo phì.

- Khoai lang còn có chứa một chất giống với Estrogen cho nên có nhiều người phụ nữ dùng món khoai lang như món ăn dưỡng nhan làm đẹp.

- Ngoài ra cây khoai lang là một vị thuốc nam quý giá.

Từ những công dụng trên ta có thể thấy tiềm năng lợi ích kinh tế của việc trồng khoai lang là rất lớn. Cây khoai lang không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho người nông dân mà còn là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu của con người để ngăn chặn các căn bệnh phổ biến hiện nay.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ KHOAI LANG BÌNH TÂN

4.1 THÔNG TIN VỀ MẪU ĐIỀU TRA

Đề tài được tác giả thực hiện tại huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long bao gồm các xã: Tân Thành, Thành Trung, Thành Đông, Thành Lợi, Mỹ Thuận, Tân Hưng và Tân Quới. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ sản xuất khoai lang trong niên vụ 2012-2013 với 57 quan sát.

Bảng 4.1: Phân phối số hộ trong mẫu theo xã

Địa phương Số hộ Tỷ lệ (%) Tân Thành 15 26,32 Thành Trung 13 22,81 Thành Đông 11 19,30 Thành Lợi 9 15,79 Mỹ Thuận 3 5,26 Tân Hưng 3 5,26 Tân Quới 3 5,26 Tổng 57 100,00

(Nguồn: kết quả điều tra của tác giả năm 2013)

Số quan sát được điều tra trong mẫu của đề tài là có ý nghĩa vì số liệu thu thập mang tính đại diện cao và bao quát trên địa bàn. Xã Tân Thành là xã có diện tích trồng nhiều nhất nên có số quan sát cao nhất, tiếp theo là các xã Thành Trung, Thành Đông và Thành Lợi. Tuy nhiên trong lúc điều tra đề tài cũng gặp phải một số khó khăn mà hầu như nghiên cứu nào cũng mắc phải đó là: i) Nông hộ rãi rác trên địa bàn rộng lớn; ii) Thời gian và nhân lực thì hạn chế; iii) Sự thiếu hợp tác của một số đáp viên. Khó khăn trong việc này thì khó tránh khỏi vì thế tác giả đã cố gắng để đạt được ý nghĩa thực tiển của đề tài.

4.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ KHOAI LANG BÌNH TÂN

4.2.1 Thông tin chung về nông hộ sản xuất khoai lang Bình Tân

4.2.1.1 Một số thông tin sơ lược về nông hộ

Bảng 4.2: Thông tin sơ lược về nông hộ trồng khoai lang

Thông tin Tần số Tỷ lệ (%) Giới tính chủ hộ Nam 50 87,72 Nữ 7 12,28 Dân tộc Kinh 56 98,24 Khmer 1 1,76 Hoa - - khác - -

(Nguồn: số liệu điều tra thực tế tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long năm 2013)

Qua bảng 4.1 cho chúng ta biết , trong 57 hộ sản xuất khoai lang có đến 50 hộ là do nam giới quyết định đến chủ hộ chiếm tỷ lệ 87,72%, qua đó có thể thấy được nam giới vẫn có quyết định hơn trong sản xuất nông nghiệp. Nữ giới vẫn còn hạn chế việc tham gia vao quyết định sản xuất khi chỉ có 7 hộ là do nữ quyết định chiếm tỷ lệ 12,28%, và đa phần những hộ này người nữ vì nhiều lý do nên phải đứng ra quyết định như: mất chồng, chồng mất sức lao động, không có chồng. Do đặc thù việc sản xuất khoai lang là bỏ sức lao động nhiều và rất cực nên người nữ khó có thể làm.

Cũng qua bảng 4.1 chúng ta có thể thấy được hầu hết các hộ sản xuất khoai lang đều là dân tộc Kinh, khi có đến 56 hộ được hỏi là dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 98,24%. Người dân tộc và chủ yếu là người Khmer ít tham gia vào việc trồng khoai khi chỉ có 1 hộ là người Khmer chiếm tỷ lệ 1,76%. Mặc dù nghề trồng khoai lang ở huyện Bình Tân đã phát triển lâu đời và mang lại hiệu quả kinh tế cao và xóa đói giảm nghèo cho người dân, tuy nhiên hầu hết người tham gia trồng khoai lang vẫn là người Kinh.

4.2.1.2 Diện tích đất canh tác và lao động

Bảng 4.3: Diện tích đất canh tác và nhân lực và số vụ trồng trong năm của nông hộ trồng khoai lang

Chỉ tiêu Đơn vị tính Lớn nhất Nhỏ nhất

Trung bình

Số nhân khẩu Người 8 2 4,58

Số người trong

tuổi lao động Người 7 1 3,26

Số người tham

gia sản xuất Người 6 1 2,46

Diện tích

sản xuất Công (1.000m2) 40 1 10,9 Số vụ trồng

trong năm vụ 2 1 1,47

(Nguồn: số liệu điều tra thực tế tại huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long năm 2013)

Qua bảng 4.3 cho chúng ta biết số nhân khẩu trong mẫu khảo sát của một hộ gia đình lớn nhất là 8 và nhỏ nhất là 2 và trung bình số nhân khẩu trong một hộ gia đình là 4,58 người. Tuy trung bình hơi cao nhưng điều này phù hợp với vùng nông thôn vì đa phần những hộ ở nông thôn thì thích nhiều con. Một mặt là tập tính của người dân mặt khác là tạo nguồn nhân lực dồi dào cho sản xuất nông nghiệp ở vùng nông thôn.

Số người trong độ tuổi lao động trong mẫu khảo sát là tương đối lớn, nhiều nhất là 7 người và thấp nhất là 1 người, trung bình có 3,26 người trong độ tuổi lao động trên 1 hộ. Điều này cho chúng ta thấy được nguồn lực cho phát triển nông nghiệp ở địa phương là tương đối lớn và phù hợp với người việc trồng khoai lang của địa phương. Nguồn nhân lực là như thế, nhưng số người trực tiếp tham gia sản xuất khoai lang lại tương đối thấp so với số người

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh khoai lang bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 39)