Đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ khoai lang

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh khoai lang bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 58)

4.2.4.1 Đánh giá thực trạng sản xuất

Nói đến thực trạng sản xuất khoai lang hiện nay ta có thể gom lại các ý chính sau đây:

Diện tích trồng khoai

Về diện tích trồng khoai lang thì hiện nay nhìn chung diện tích đất sản xuất khoai lang tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng tương đối cao trong sản xuất nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên diện tích sản xuất đất tăng cũng cần phải có sự kiềm chế của chính quyền địa phương. Không nên cho người nông dân sản xuất ồ ạt mà phải có lộ trình vùng quy hoạch ổn định có như thế mới kiểm soát được yếu tố đầu ra tránh tình trạng cung vượt cầu ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Khuyến khích người dân sản xuất luân canh để đảm bảo năng suất cho các vụ sau tránh tình trạng đất bị bạc màu.

Mùa vụ sản xuất

Về mùa vụ sản xuất thì hiện nay người dân đang có sự chuyển dịch từ 1 năm 1 vụ khoai và 1 hoặc 2 vụ lúa sang một năm 2 vụ khoai. Minh chứng cho điều này là trung bình 1 năm thì người nông dân sản xuất được 1,47 vụ khoai lang, vì như thế diện tích đất trồng các loại cây khác sẽ mất đi như lúa và các loại cây truyền thống của huyện. Mặt khác nên cần có sự can thiệp của cơ quan chức năng vào thời gian xuống giống để đạt năng suất được cao nhất.

Giá bán

Giá bán hiện nay của các loại khoai có sự chênh lệch rất lớn. Ví dụ như khoai Trắng giá dao động trên dưới 200.000 đồng 1 tạ, Khoai Sữa trên dưới 180.000 đồng/tạ. Nguyên nhân là các loại khoai trên chỉ chủ yếu tiêu dùng nội địa chứ không phục vụ xuất khẩu. Khoai Tím hiện nay có giá tương đối cao, lúc cao nhất có thể lên đến 1.200.000 đồng/tạ. Giá khoai trung bình theo mẫu của tác giả thu thập được vào khoảng 700.000 đồng/tạ. Vì thế để tạo sự công bằng trong giá bán đầu ra của khoai lang thì địa phương hoặc các công ty xuất khẩu phải tìm kiếm đầu ra xuất khẩu cho các loại khoai khác, nếu không thì dần dần các giống khoai truyền thống sẽ bị mất đi.

Sản lượng và năng suất

Nhìn chung sản lượng và năng suất khoai lang của huyện Bình Tân cũng tương đối cao. Nhưng người nông dân vẫn chưa được sự tập huấn của Phòng Nông Nghiệp huyện về những kỹ thuật cơ bản để sản xuất khoai lang mà chủ yếu là người nông dân tự học hỏi lẫn nhau và đúc kết kinh nghiệm trong quá trình sản xuất. Vì thế để có thể nâng cao năng suất cũng như sản

lượng của khoai lang Bình Tân lên nữa thì ngành nông nghiệp địa phương phải mạnh mẽ hơn nữa trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nông dân.

Vốn sản xuất

Theo như số liệu điều tra của tác giả thì sản xuất khoai lang cần phải có nguồn vốn tương đối lớn, trung bình khoảng 10.010.000 đồng/công. Nhưng đa phần người nông dân đều thiếu vốn, vì thế cần phải có một sự ưu tiên về vay vốn cho những hộ thiếu vốn sản xuất. Hiện nay trên địa bàn huyện Bình Tân còn rất ít các NHTM cũng như là các tổ chức tín dụng khác vì thế việc cần làm hiện nay là có thể góp ý cho các ngân hàng có thể mở phòng giao dịch hoặc chi nhánh đến địa phương để người nông dân có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn hơn.

4.2.4.2 Đánh giá thực trạng tiêu thụ

Đánh giá về thị trường tiêu thụ

Hiện nay khoai lang Bình Tân không phải là thức ăn dành cho người nghèo nữa mà nó đã trở thành món hàng hóa xuất khẩu cho địa phương. Thời gian trước khoai lang ở huyện chỉ được tiêu thụ trong nước hoặc các thương lái Campuchia mua về bán lại, nhưng giờ đây với thời buổi kinh tế thị trường thì nó đã được xuất ngoại và mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân ở huyện Bình Tân ngày nay. Tuy hiệu quả trước mắt là vậy nhưng nếu nhìn vào xa hơn hoặc nhìn lại thời gian qua thì khoai lang vẫn là một thứ hàng hóa bấp bênh, bấp bênh ở chỗ đầu ra xuất khẩu không ổn định vì hiện nay chủ yếu là xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Nếu không tìm kiếm được thị trường nào mới hơn hoặc không có sự đảm bảo cho thị trường trước mắt thì rất có thể khoai lang Bình Tân cũng trở thành nạn nhân của những âm mưu hủy hại nền kinh tế nước nhà. Thấy được tầm quan trong đó, UBND huyện Bình Tân chỉ đạo cho phòng Nông nghiệp huyện đã dần dần xây dựng thương hiệu cho khoai lang Bình Tân nhằm mục đích là nâng cao giá trị cũng như ổn định đầu ra cho khoai lang. Vì hiện nay với thời buổi kinh tế thị trường thì Thương hiệu rất cần thiết cho việc thương mại hóa hàng hóa nhằm gia tăng giá trị, có như thế thì người nông dân mới có thể làm giàu trên chính mảnh đất của mình.

Đánh giá về kênh phân phối

Hiện nay đa phần kênh phân phối khoai lang Bình Tân đều là do các chủ thể cá nhân tham gia, chưa có một tổ chức nào tham gia để có thể lãnh đạo và liên kết người nông dân lại với nhau. Kênh phân phối hiện nay phụ thuộc chủ yếu vào thương lái vì có đến gần 100% người nông dân bán khoai cho thương lái, vì thế lực lượng này đóng vai trò rất quan trọng trong kênh phân

phối. Nhưng hiện nay thương lái lại liên kết lại để ép giá người nông dân, đây là một mối nguy rất lớn. Vì những lí do trên người nông dân cần liên kết lại để tham gia và điều tiết lại kênh phân phối, đồng thời chính quyền địa phương cũng phải có phương án phù hợp để giúp người nông dân thoát khỏi tình trạng bị động như hiện nay.

4.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TIÊU THỤ KHOAI LANG BÌNH TÂN

4.3.1 Phân tích hiệu quả sản xuất khoai lang Bình Tân

4.3.1.1 Một số chỉ tiêu về tài chính

Bảng 4.11: Các chỉ số tài chính cơ bản của việc sản xuất khoai lang Bình Tân

Chỉ tiêu Lớn nhất Nhỏ nhất Trung Bình Doanh thu (ngàn đồng/công/vụ) 38.250 11.900 25.816 Tổng chi phí (ngàn đồng/công/vụ) 13.360 7.331 10.010 Lợi nhuận (ngàn đồng/công/vụ) 29.199 518 15.806 Doanh thu/chi phí (lần) 4,23 1,05 2,58 Lợi nhuận/chi phí (lần) 3,23 0,05 1,58 Lợi nhuận/doanh thu (lần) 0,76 0,04 0,61

(Nguồn: tổng hợp số liệu từ điều tra thực tế của tác giả năm 2013) Ghi chú: Tổng chi phí đã tính LĐGĐ, lãi vay và thuê đất.

Doanh thu là tổng nguồn thu từ việc bán khoai lang của nông hộ huyện Bình Tân, doanh thu phụ thuộc vào 2 yếu tố chủ yếu đó chính là năng suất khoai lang và giá bán khoai. Giá bán và năng suất càng tăng thì doanh thu sẽ càng tăng. Theo mẫu mà tác giả thu thập được thì doanh thu cao nhất là 38.250.000 đồng/công/vụ vá thấp nhất là 11.900.000 đồng/công/vụ. Bình quân theo mẫu thu thập được thì 25.816.000 đồng/công/vụ. Nguyên nhân của sự chênh lệch lớn giữa cao nhất và thấp nhất là tùy vào loại khoai và giá bán của loại khoai đó. Đối với doanh thu cao nhất thì ở đây chủ hộ trồng khoai Tím Nhật và giá bán khá cao. Đối với doanh thu thấp nhất thì chủ hộ trồng khoai Trắng giá bán rất thấp so với giá khoai Tím Nhật.

Lợi nhuận là ta lấy doanh thu trừ đi tổng chi phí. Tổng chi phí ở đây bao gồm rất nhiều khoảng mục mà như đã nói ở phần trên. Chi phí càng cao thì lợi nhuận sẽ càng giảm. Theo số liệu mà tác giả thu thập được thì lợi nhuận cao nhất đạt được là 29.199.000 đồng/công/vụ và thấp nhất là 518.000 đồng/công/vụ. Nhìn vào sự chênh lệch giữa cao nhất và thấp nhất ta có thể đánh giá việc nông dân muốn đạt lợi nhuận cao cần chú trọng đến loại khoai mà mình trồng.

Qua bảng 4.11 cho ta thấy được:

- Doanh thu/chi phí trung bình = 2,58 lần, điều này có nghĩa là cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ thu được với mức trung bình là 2,58 đồng doanh thu. Một đồng chi phí bỏ ra thì khả năng thu được mức cao nhất là 4,23 đồng doanh thu; ngoài ra một đồng chi phí mà nông hộ bỏ ra thì khả năng thu được mức thấp nhất là 1,05 đồng doanh thu.

- Lợi nhuận/chi phí bình quân = 1,58, điều này có nghĩa là cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ sẽ thu trung bình là 1,58 đồng lợi nhuận; cũng theo bảng 4.11 cũng cho thấy rằng, với 1 đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ có thể thu cao nhất là 3,23 đồng lợi nhuận, và khi 1 đồng chi phí bỏ ra thì nông hộ có thể thu cao nhất 0,05 đồng lợi nhuận.

- Lợi nhuận/doanh thu bình quân = 0,61 lần, điều này cho thấy rằng trong 1.000 đồng doanh thu thì có 610 đồng lợi nhuận. Với 1.000 đồng doanh thu thì lợi nhuận cao nhất là 760 đồng, cũng với 1.000 đồng doanh thu thì lợi nhuận thấp nhất là 40 đồng.

Tóm lại, đa phần người nông dân trồng khoai lang ở huyện Bình Tân năm 2013 đều đạt hiệu quả về mặt tài chính, vì tất cả các chỉ số để đánh giá về mặt tài chính của nông hộ sản xuất khoai lang ở huyện Bình Tân trung bình đều lớn hơn 0.

4.3.1.2 Hiệu quả so với hình thức đầu tư khác

Bảng 4.12: Hiệu quả sản xuất khoai lang so với các một số hình thức đầu tư khác

Loại hình đầu tư

Tỷ suất sinh lời kỳ hạn 6 tháng (%)

So với trồng khoai (lần)

Gởi tiết kiệm ngân hàng 4,5 35

Trồng khoai lang 157,9 -

Dựa vào bảng 4.12 ta có thể so sánh được tỷ suất sinh lời giữa các loại hình đầu tư ở huyện Bình Tân. Với gởi tiết kiệm ngân hàng, theo như lãi suất công bố cao nhất hiện nay của các ngân hàng là khoảng 9%/năm, như vậy dễ dàng tính được lãi suất 6 tháng vào khoảng 4,5%/6 tháng. Đối với sản xuất khoai lang, tác giả đã lấy lợi nhuận trung bình của mẫu khảo sát chia cho chi phí trung bình ta có thể dễ dàng tính được lợi tức vào khoảng 157,9%/6 tháng. Tác giả ở đây sử dụng thời gian là 6 tháng là tại vì mõi vụ khoai kết thúc trung bình vào khoảng 5 tháng và thời gian chuẩn bị gieo trồng cũng như làm đất tác giả tính vào khoảng 1 tháng, như vậy tổng cộng là khoảng 6 tháng. Khi so sánh hiệu quả các loại hình đầu tư về cùng thời gian đầu tư và cùng số tiền để thấy rõ hơn điều này. Để rõ hơn ta có thể nhìn vào con số tuyệt đối, ví dụ đầu tư vào 1.000m2 khoai lang mất khoảng 10.010.000 đồng, sau 6 tháng ta sẽ thu được lợi nhuận là 15.806.000 đồng, cũng số tiền trên ta gởi tiết kiệm ngân hàng sẽ thu được 450.450 đồng sau 6 tháng với lãi suất 9%/năm.

Tóm lại khi đầu tư vào sản xuất khoai sẽ có hiệu quả hơn là gởi ngân hàng, tuy nhiên rủi ro cũng đi cùng với lợi tức đạt được. Khi lợi nhuận thu được càng tăng thì rủi ro cũng sẽ tăng theo. Một số rủi ro gặp phải khi đầu tư sản xuất khoai lang là không có đầu ra ổn định làm giá bán giảm, các loại dịch hại cũng như thời tiết xấu,…

4.3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh khoai lang Bình Tân doanh khoai lang Bình Tân

Hiệu quả sản xuất kinh doanh ở đây sẽ được đo lường bằng lợi nhuận trung bình của các hộ sản xuất khoai lang. Lợi nhuận trung bình sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như: Kinh nghiệm, phân bón, thuốc BVTV, giá bán, lao động, thời gian thu hoạch và diện tích đất canh tác.

Trên thực tế thì các biến liên quan đến chi phí có mối quan hệ nghịch chiều với lợi nhuận vì khi chi phí bỏ ra càng lớn thì lợi nhuận thu được sẽ càng thấp và ngược lại. các biến như giá bán, kinh nghiệm sẽ có mồi liên hệ thuận chiều với lợi nhuận. Vì khi giá bán tăng chắc chắn lợi nhuận sẽ tăng và kinh nghiệm sản xuất càng nhiều sẽ mang lại năng suất cao và vì thế thì lợi nhuận cũng được tăng lên.

Chúng ta có hàm hồi quy cụ thể như sau:

Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 Trong đó:

Y: Lợi nhuận trung bình (1.000 đồng/công/vụ) X1: Kinh nghiệm trồng khoai (năm)

X2: Chi phí phân bón (1.000 đồng/công/vụ) X3: Chi phí thuốc BVTV (1.000 đồng/công/vụ) X4: Giá bán (1.000 đồng/tạ)

X5: Chi phí lao động (1.000 đồng/công/vụ) X6: Thời gian thu hoạch (ngày)

X7: Diện tích đất (1.000 m2)

Theo giả thuyết, ta có thể đặt các giả thuyết sau:

H0: β1 = β2 = β3 = β4 = β5 = β6 = β7 các yếu tố đầu vào không ảnh hưởng đến lợi nhuận

H1: có ít nhất 1 biến βi khác 0 nghĩa là có ít nhất 1 biến độc lập trong mô hình tác động đến lợi nhuận

Hệ số R2 trong mô hình dùng để đo lường sự biến động của biến phụ thuộc Y (1.000 đồng/công/vụ) bởi các biến độc lập Xi. Sau khi thu thập tổng hợp và tính toán một số chỉ tiêu và xử lý bằng phần mềm SPSS 15 ta có được kết quả sau:

Bảng 4.13 : Kết quả phân tích hàm hổi quy đa biến bằng phần mềm SPSS 15.0

Biến số Tham số ước lượng

Std. Error t-Statistic P - value

Hằng số -26.361,4 5.532,7 -4,765 0,000* Kinh nghiệm 92,347 37,595 2,456 0,018** Phân bón 4,192 2,408 1,741 0,088*** BVTV 6,551 2,473 2,648 0,011** Giá 34,328 2,850 12,045 0,000* Lao động -2,444 0,844 -2,896 0,006* Thời gian thu

hoạch 44,854 42,630 1,052 0,298ns Diện tích đất 33,782 57,677 0,585 0,561ns Hệ số tương quan R2 0,819 Adjusted R- squared 0,794

(Nguồn: tổng hợp số liệu từ điều tra thực tế của tác giả năm 2013) Ghi chú: (*) biến có ý nghĩa ở mức 1%

(**) biến có ý nghĩa ở mức 5% (***) biến có ý nghĩa ở mức 10% (ns) biến không có ý nghĩa thống kê

Mô hình hồi qui trên không có hiện tượng đa cộng tuyến và tự tương quan (xem phụ lục)

Từ kết quả phân tích cho thấy các yếu tố như: Kinh nghiệm, phân bón, thuốc BVTV, giá bán, chi phí lao động có ảnh hưởng đến lợi nhuận của người nông dân trồng khoai lang. Các yếu tố làm tăng lợi nhuận như: kinh nghiệm, phân bón, thuốc BVTV, giá bán. Yếu tố làm giảm lợi nhuận là chi phí lao động.

Hệ số tương quan R2=81,9% có nghĩa là 81,9% biến động củ lợi nhuận được giải thích bởi các biến độc lập có trong mô hình. Còn lại 18,1% sự biến động của lợi nhuận được giải thích bởi các yếu tố khác không được đề cập trong mô hình.

Với hệ số tương quan R2=81,9%, giá trị kiểm định F= 31,761 của mô hình với mức ý nghĩa là 0,05. Kiểm định ở mức ý nghĩa 5% thì mô hình rất hiệu quả vì giá trị Sig của mô hình bằng 0,000 rất nhỏ so với mức ý nghĩa 5%. Do đó có thể kết luận được mô hình hồi quy tuyến tính có ý nghĩa thống kê và phù hợp với tổng thể nghiên cứu với độ tin cậy 95%.

Ta có mô hình hồi quy hoàn chỉnh về các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhận của nông dân trồng khoai ở huyện Bình Tân như sau:

Y = -26.361,4+ 92,347X1 + 4,192X2 + 6,551X3 + 34,328X4 – 2,444X5 + 44,854X6ns + 33,782X7ns

Các biến có ns là các biến không có ý nghĩa thống kê ở các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10%.

- Kinh nghiệm trồng khoai (X1): khi người nông dân có nhiều kinh nghiệm thì lợi nhuận sẽ tăng, điều này cũng phù hợp với thực tế vì khi kinh nghiệm sản xuất tăng thì năng suất sẽ tăng và kéo theo lợi nhuận tăng. Với hệ số C = 92,347 điều này có nghĩa là kinh nghiệm tăng lên 1 năm thì lợi nhuận bình quân sẽ tăng lên 92.347 đồng trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

- Chi phí phân bón (X2): theo thực tế ở địa phương thì khi bón phân đủ liều lượng thì cây khoai lang sẽ cho năng suất cao, mặc dù đây là chi phí sẽ làm giảm lợi nhuận, tuy nhiên so với thực tế thì không phải, vì khi năng suất tăng mà giá bán khoai cao nên lợi nhuận cũng sẽ tăng theo và phù hợp với

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh khoai lang bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)