Người nông dân phải thay đổi cách nhìn chủ quan của mình, không nên lệ thuộc quá vào kinh nghiệm sẵn có mà hãy tiếp cận các tiến bộ KHKT áp dụng chúng vào trong quá trình sản xuất. Song song đó là sự giúp đỡ lẫn nhau trog quá trình sản xuất, chia sẽ những kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế cho những người nông dân khác. Liên kết để tạo thành các tổ sản xuất hoặc hợp tác xã, nhưng hoạt động phải chủ động làm ăn có hiệu quả và cùng giúp đỡ nhau, có như thế mới phát triển được bền vững.
Sản xuất phải tập trung không nên sản xuất một cách nhỏ lẽ và manh mún, cần phải theo quy hoạch vùng trồng cũng như những khuyến cáo của cơ quan chức năng có như thế nghề trồng khoai mới phát triển một cách bền vững, và tăng khả năng cạnh tranh cho nghề trồng khoai lang.
Hiện nay đầu ra của cây khoai lang còn gặp nhiều khó khăn còn phụ thuộc quá nhiều vào thương lái Trung Quốc cho nên người nông dân không chỉ chú trọng sản xuất mà còn phải nắm bắt thông tin về thị trường để có những hướng quyết định đúng là nên trồng loại khoai gì? Vào thời gian nào?
Thực trạng hiện nay của người nông dân trồng khoai trong huyện là việc lạm dụng các chế phẩm hóa học như thuốc BVTV và phân bón. Việc lạm dụng này không những không tốt mà ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt. Thứ nhất sử dụng các chế phẩm hóa học gây hại đến sức khỏe của người nông dân, thứ hai làm tăng dư lượng thuốc trong khoai thương phẩm, thứ ba là làm tăng chi phí sản xuất. Việc làm hiện nay của người nông dân là nên chọn lọc kỹ thuốc, nên chọn những loại thuốc từ chế phẩm sinh học vừa giảm được chi phí cũng như không ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng và tiêu dùng.