Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh khoai lang bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 25)

2.2.2.1 Đối với mục tiêu số 1

Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp phân tích nhờ vào tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc chắn.

Trong bài còn sử dụng phương pháp phân tích tần số theo từng tiêu chí và tính giá trị trung bình để biết được mức độ ảnh hưởng của từng tiêu chí.

Phương pháp so sánh

- Phương pháp so sánh tuyệt đối: phương pháp này là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

∆y = y1 - yo

Trong đó:

yo : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau

∆y : phần chênh lệch của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có sự biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: phương pháp này là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

Trong đó:

yo : chỉ tiêu năm trước y1 : chỉ tiêu năm sau

∆y y1

yo

∆y : phần chênh lệch của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này dùng để làm rõ mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong môt thời gian nào đó. Qua việc so sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu, ta có thể tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Phương pháp xếp hạng

Phương pháp này được thực hiện dựa trên phương pháp tần số và phương pháp thống kê.

Đối với các yếu tố định tính thì việc xếp hạng các yếu tố này dựa trên số lần xuất hiện của chúng ở một giá trị quan sát nào đó. Nếu số lần xuất hiện càng nhiều thì xếp hạng càng cao và ngược lại.

2.2.2.2 Đối với mục tiêu số 2

 Sử dụng một số chỉ tiêu về tài chính để đánh giá hiệu quả sản xuất và tiêu thụ khoai lang Bình Tân

 Sử dụng phương pháp hồi quy tương quan để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh khoai lang Bình Tân

Phương pháp phân tích bằng phương trình hồi quy tuyến tính: mục tiêu của phương pháp này nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu quan trọng nào đó ( chẳng hạn như lợi nhuận/công,…), chọn những nhân tố ý nghĩa, từ đó phát hiện nhân tố ảnh hưởng tốt, khắc phục nhân tố ảnh hưởng xấu. Bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để có được mô hình hồi quy tuyến tính sau:

Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 +...+ βkXk

Trong đó:

Y: là biến phụ thuộc hay biến lợi nhuận hoặc doanh thu của sản xuất khoai lang.

Xi (với i = 1, 2, 3,..., k) : là các biến độc lập hay các yếu tố ảnh hưởng.

β0 : hệ số tự do.

β1, β2, β3,..., βk : các tham số được tính toán bằng phần mềm SPSS

Kết quả in ra từ phần mềm SPSS 15.0 có các thông số sau :

- Multiple R: là hệ số tương quan bội, nói lên mối liên hệ chặt chẽ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập X. R càng lớn, mối liên hệ càng chặt chẽ.

- Hệ số xác định R2 (R – square): là tỷ lệ phần trăm biến động của Y được giải thích bởi các biến Xi hoặc phần trăm các Xi ảnh hưởng đến Y, phần còn lại cho các yếu tố khác mà tác giả chưa nghiên cứu, R2 càng lớn càng tốt. - Hệ số điều chỉnh: là hệ số điều chỉnh cho chúng ta biết có nên đưa thêm biến vào mô hình hồi quy hay không. Nếu thêm vào một biến độc lập nào đó mà làm cho giá trị hệ số điều chỉnh giảm xuống thì chúng ta sẽ không đưa biến đó vào mô hình, ngược lại nếu hệ số điều chỉnh tăng lên thì nên đưa thêm biến vào mô hình.

- Significace F: mức ý nghĩa F. Sig F nói lên ý nghĩa của mô hình hồi quy, Sig F càng nhỏ càng tốt, độ tin cậy của mô hình càng cao. Thay vì tra bảng F, Sig F cho ta kết quả ngay, mô hình hồi quy có ý nghĩa khi Sig.F < mức ý nghĩa  nào đó.

2.2.2.3 Đối với mục tiêu số 3 [7]

Căn cứ vào kết quả phân tích của các mục tiêu 1 và 2 và đánh giá những thuận lợi khó khăn, cơ hội và thách thức đối với việc sản xuất và tiêu thụ khoai lang Bình Tân. Sử dụng ma trận SWOT để đề ra giải pháp nhằm nâng cao thu nhập của người trồng khoai.

Để tiến hành phân tích ma trận SWOT cho hoạt động trồng khoai lang của người nông dân ở huyện Bình Tân, đề tài lần lượt sử dụng các bước sau: - Liệt kê các điểm mạnh (Strengths);

- Liệt kê các điểm yếu (Weakneses); - Liệt kê các cơ hội (Opportunities); - Liệt kê các thách thức (Threats);

- Kết hợp điểm mạnh với cơ hội để hình thành chiến lược SO: sử dụng các điểm mạnh của ngành để tận dụng các cơ hội của ngành mang lại;

- Kết hợp các điểm yếu với cơ hội để hình thành nên chiến lược WO: la chiến lược nhằm cải thiện điểm yếu bằng cách tận dụng cơ hội;

- Kết hợp những điểm mạnh và những thách thức để hình thành nên chiến lược ST: tận dụng các điểm mạnh để tránh khỏi hay làm giảm đi phần nào ảnh hưởng của những yếu tố bên ngoài đối với hoạt động trồng nấm rơm; - Cuối cùng kết hợp các điểm yếu và những thách thức để hình thành nên

chiến lược WT: nhằm mục đích tối thiểu hóa các điểm yếu và tránh khỏi những thách thức đối với ngành. (Nguyễn Phạm Thanh Nam (2007), Quản trị học, NXB Thống Kê).

(Nguồn: Nguyễn Phạm Thanh Nam, 2007. Quản trị học. Nxb Thống Kê) Hình 2.6: Phân tích ma trận SWOT Phân tích bên trong Phân Tích bên ngoài Điểm mạnh (Strengths)

Liệt kê những điểm mạnh chủ yếu.

Điểm yếu (Weakneses)

Liệt kê những điểm yếu chủ yếu.

Cơ hội (Opportunities)

Liệt kê những cơ hội chủ yếu.

Chiến lược SO: sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội.

Chiến lược WO: vượt qua các điểm yếu bằng cách tận dụng các cơ hội.

Thách thức (Threats)

Liệt kê các nguy cơ chủ yếu.

Chiến lược ST: sử dụng các điểm mạnh để tránh các thách thức.

Chiến lược WT: tối thiểu hóa các điểm yếu, tránh những thách thức.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, GIỚI THIỆU VỀ KHOAI LANG BÌNH TÂN

3.1 GIỚI THIỆU VỀ BÌNH TÂN

(Nguồn: Trang thông tin điện tử huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long)

Hình 3.1: Địa giới hành chính huyện Bình Tân

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Bình Tân hiện nay là một trong sáu huyện và thị xã của thành phố Vĩnh Long. Huyện Bình Tân được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2008 trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chánh huyện Bình Minh. Địa hình huyện nằm về hướng Tây tỉnh Vĩnh Long, phía Tây và phía Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Đông giáp huyện Tam Bình, phía Nam giáp huyện Bình Minh và Thành phố Cần thơ (gần trường ĐH Cần thơ, viện lúa ĐBSCL). Huyện có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Mỹ Thuận, Nguyễn Văn Thảnh, Thành Lợi, Thành Đông, Thành Trung, Tân Quới, Tân Bình, Tân Thành, Tân Hưng, Tân Lược và Tân An Thạnh.

Huyện Bình Tân có 93.914 (2012) nhân khẩu và 158 km2 diện tích đất tự nhiên, trong đó: Đất nông nghiệp khoảng 35.187,5 ha, bao gồm diện tích trồng các loại cây hàng năm, cây lâu năm. Còn lại là diện tích cho đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất khu dân cư và đất chưa sử dụng.

3.1.1.2 Đặc điểm khí hậu

Vĩnh Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao, bức xạ nhiệt dồi dào. Khí hậu trong năm 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.

Đặc điểm khí hậu cụ thể như sau:

- Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động trong khoảng 27,70C - 280C; tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 4,5 (34,5 - 37,60C), tháng 12 và tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất (19,2 - 24,30C), biên độ nhiệt dao động trong tháng khoảng 8,7 - 140C vào mùa khô và từ 10 - 14,10C vào mùa mưa. Do nằm sâu trong đất liền hơn so với các huyện khác trong tỉnh nên Bình Tân cũng hạn chế được tác động mưa bão từ biển Đông. Với nhiệt độ gần như ổn định quanh năm nên tạo điều kiện thuận lợi để người dân có thể chủ động được vụ mùa của mình. - Tổng số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 2700 - 2800 giờ; tổng lượng mưa trung bình hàng năm 1300 - 1500 mm; độ ẩm tương đối trung bình của cả năm 80 - 81 %. Những tháng còn lại cũng có số giờ nắng tương đối cao và ổn định. Chính nhiệt độ và sự chiếu sáng đều độ của mặt trời lên toàn tỉnh Vĩnh Long nói chung và huyện Bình Tân nói riêng đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt.

3.1.1.3 Giao thông vận tải

Về giao thông vận tải của huyện Bình Tân cũng khá thuận lợi cho việc vận chuyển, và là một thế mạnh cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện nói riêng và Vĩnh Long nói chung. Hiện nay với sự xuất hiện của cầu Cần Thơ, đồng thời với nhiều con đường được mở rộng trong địa bàn của huyện thì Bình Tân đã thuận tiện hơn nhiều cho việc lưu thông và buôn bán. Trên quan hệ đối ngoại, Vĩnh Long nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn trọng điểm phía Nam, nằm giữa trung tâm kinh tế quan trọng là Thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh. Chính nơi đây vừa là trung tâm kinh tế - khoa học kỹ thuật - văn hóa - quốc phòng, vừa là thị trường lớn sẽ có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đặc biệt là khả năng chi phối của Trung tâm ứng dụng khoa học công nghệ của Thành phố Cần Thơ (Trường Đại học Cần Thơ, Viện lúa ĐBSCL, khu Công nghiệp Trà Nóc...) và Trung

tâm cây ăn trái miền Nam (Tiền Giang) là một trong những lợi thế đặc biệt của Vĩnh Long trong sự phát triển kinh tế ở hiện tại và tương lai.

Với vị trí địa lý như trên, trong tương lai Vĩnh Long là nơi hội tụ và giao lưu giữa giao thông thủy bộ (đường cao tốc, các quốc lộ 1A, 53, 54, 57, 80 được nâng cấp mở rộng, có trục đường thủy nội địa sông Mang Thít nối liền sông Tiền và sông Hậu trong trục đường thủy quan trọng từ Thành phố Hồ Chí Minh xuống các vùng tây nam sông Hậu), cửa ngõ trong việc tiếp nhận những thành tựu về phát triển kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh và các khu công nghiệp miền đông. Ngoài ra, nó là trung tâm trung chuyển hàng nông sản từ các tỉnh phía Nam sông Tiền lên Thành phố Hồ Chí Minh và hàng công nghiệp tiêu dùng từ Thành phố Hồ Chí Minh về các tỉnh miền tây. Mặt khác, đây là vùng có tiềm năng về phát triển du lịch xanh với sinh cảnh sông nước, nhà vườn. Đồng thời với hệ thống giao thông thủy bộ phát triển ngày càng hoàn thiện, sẽ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

3.1.2 Đặc điểm hành chính - xã hội

3.1.2.1 Đặc điểm hành chính

Bảng 3.1: Diện tích, dân số trung bình và mật độ dân số chia theo xã của huyện Bình Tân năm 2012

Tên xã Diện tích tự nhiên (Km2) Dân số (Người) Mật độ dân số (Người/km2) Số hộ dân (Hộ) Tân Hưng 17,9 3.497 206 915 Tân Thành 17,8 7.506 442 1.867 Thành Trung 15,3 6.275 418 1.618 Tân An Thạnh 12,5 9.361 720 2.230 Tân Lược 9,5 11.008 1.101 2.824 Nguyễn Văn Thảnh 22,0 8.727 416 2.204 Thành Đông 9,0 6.176 686 1.532 Mỹ Thuận 18,7 8.101 450 2.062 Tân Bình 11,0 8.590 781 2.169 Thành Lợi 15,6 14.394 960 3.659 Tân Quới 8,8 10.279 1.285 2.552

Huyện Bình Tân bao gồm 11 xã và thị trấn với 81 ấp, mật độ dân số trung bình là 595 người/km2

(năm 2012), xã có mật độ dân số cao nhất là xã Tân Quới với 1.285 người/km2, xã có mật độ dân số thấp nhất là xã Tân Hưng với 206 người/km2. Diện tích lớn nhất thuộc về xã Nguyễn Văn Thảnh gần 22 km2 và nhỏ nhất là xã Tân Quới 8,8 km2.

Qua bảng trên, ta thấy mật độ dân số trong huyện Bình Tân thuộc loại khá cao. Dân số toàn huyện là 93.914 người, dân số khá đông đặt ra vấn đề cần thiết là giải quyết là công ăn việc làm cho người dân trong huyện. Tuy nhiên, trên phần diện tích khá hạn chế của mình người nông dân trong huyện vẫn biết cách để tận dụng và phát huy tối đa khả năng của đất để phát triển nhiều loại hình kinh tế mà sản xuất chính là nông nghiệp. Bên cạnh đó còn tạo điều kiện cho các hộ gia đình không đất trồng trọt có thể làm thuê cho các chủ đất khác. Đồng thời, với điều kiện giao thương thuận lợi, người nông dân Bình Tân có thể dễ dàng mua bán và trao đổi hàng hóa giữa các xã với nhau. Do đó, tuy mật độ dân số khá cao nhưng không làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người nông dân trong huyện

3.1.2.2 Hoạt động y tế

Huyện có đầy đủ các trạm y tế ở từng xã và có hệ thống bệnh viện bao gồm các y, bác sĩ, dược sĩ phục vụ cho công tác khám chữa bệnh cho người dân. Tất cả các bác sĩ đều được đảm bảo tính chuyên môn trong việc điều trị từ nông thôn đến thị trấn. Huyện đã đầu tư xây dựng 12 cơ sở y tế bao gồm: phòng khám khu vực, bệnh viện quân y, trạm y tế xã, thị trấn với khoảng 175 giường bệnh rãi đều trong các xã và thị trấn. Mỗi năm toàn huyện đã tiến hành khám và điều trị cho hơn 10.000 lượt người. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền vận động bà con nhân dân đưa trẻ nhỏ dưới 6 tuổi tiêm phòng 6 loại vacxin ngừa bệnh đạt 100%, và khuyến khích khoảng 80% gia đình thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại. Nhìn chung huyện đã có những nổ lực tích cực trong việc đầu tư vào hoạt động y tế, đảm bảo việc điều trị và chăm sóc sức khỏe cho người dân, giúp mọi người an tâm chăm lo sản xuất.

3.1.2.3 Lao động

Nhóm người trong độ tuổi lao động của huyện chiếm khoảng 64,7% dân số trung bình của huyện trong đó lao động nữ chiếm 32%. Với lực lượng lao động dồi giàu như vậy và rãi đều khắp các xã trong huyện đã tạo điều kiện thuận lợi để chính quyền địa phương sử dụng được lao động phát triển kinh tế xã. Tuy nhiên, vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho các lao động nhàn rỗi trong địa phương cũng là một vấn đề quan trọng và đòi hỏi các cơ quan chức năng phải phát triển các ngành nghề kinh tế, thu hút nhiều lao động để vừa giải

quyết công ăn việc làm vừa đóng góp vào thu nhập cho địa phương và cho cả người lao động.

3.1.2.4 Cơ sở hạ tầng và mạng lưới điện

Được sự hỗ trợ ngân sách của trung ương, tỉnh và nguồn chi ngân sách của các cơ quan địa phương, huyện Bình Tân hiện nay cũng đã và đang đầu tư xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng trên địa bàn huyện. Bên cạnh việc củng cố và xây mới các công trình phục vụ hoạt động của các cơ quan chức năng như Trụ sở Ngân hàng chính sách, Phòng chuyển giao khoa học kỹ thuật và dạy nghề, Trụ sở các ủy ban xã,… Huyện cũng chăm lo xây dựng các hạ tầng giao thông vận tải, các công trình cầu cống, trường học cũng như các

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh khoai lang bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 25)