Kỹ thuật sản xuất khoai lang

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh khoai lang bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 41)

Cũng như các loại cây trồng khác, cây khoai lang cũng trải qua quá trình chăm sóc đúng kỹ thuật thì mới đạt được hiệu quả cao được. Dưới đây là quy trình sản xuất khoai lang do tác giả tự khảo sát từ thực tế trồng khoai lang.

(Nguồn:Tác giả khảo sát từ thực tế)

Hình 3.3: Quy trình sản xuất khoai lang Xử lí đất trồng Chuẩn bị giống Tiến hành xuống giống Quá trình chăm sóc Thu hoạch

3.2.3.1 Xử lí đất trồng

Đất sau khi khô nước tiến hành xới cho đất tơi xốp, không nên xới khi đất còn ẩm ướt. Sau khi xới xong có thể bón lót phân hữu cơ, sau đó tiến hành lên luống, mỗi luống có chiều cao khoảng 35 – 40 cm, luống cách luống khoảng 1m. Sau đó tiến hành phun thuốc diệt mầm để trừ cỏ. Tiếp theo phơi đất từ 3 – 5 ngày để tiến hành xuống giống.

3.2.3.2 Chuẩn bị giống

Khi chọn giống phải chọn những cây khỏe, không sâu bệnh, không được to quá vì sẽ dễ mất nước sau khi trồng, không được sử dụng phân bón lá với khoai đang chọn làm giống. Mắt lá phải nhặt, thời gian dây giống từ 45 đến 75 ngày tuổi, mỗi dây giống phải dài từ 25 - 30 cm, chỉ lấy dây giống đoạn 1 và đoạn 2. Dây giống sau khi cắt phải tiến hành trồng ngay.

3.2.3.3 Tiến hành xuống giống

Trước khi xuống giống phải tưới thật ướt luống đất, một luống trồng từ 2 đến 3 dây tùy loại khoai, dây phải chấp đầu với nhau, không nên vùi dây quá sâu hoặc quá cạn, dây cách hàng khoảng 7 – 10 cm. Sau khi trồng xong phải tưới không để dây bị mất sức quá lâu.

3.2.3.4 Chăm sóc

- Tưới nước: sau khi trồng thì chúng ta nên tưới đều đặn mỗi ngày 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nên tưới như vậy đến khoảng 20 ngày liên tục sau đó phân cử tưới lại nếu vào mùa nắng, và tưới khoảng 10 ngày sau đó phân cử tưới lại nếu vào mùa mưa.

- Bón phân: thời gian đầu nên tưới phân Ure để bộ rể có thể phát triển tốt sau đó hạn chế Ure mà sử dụng NPK và Kali vào giai đoạn sau để có thể phát triển củ được tốt hơn. Thời gian đầu nên tưới bằng thùng có vòi sau đó mới có thể bón hoặc tưới tiếp. Sau mỗi lần tưới phân hoặc bón phân thì chúng ta nên tưới lại nước để cây có thể hấp thụ được tốt hơn.

- Phun thuốc BVTV: cây khoai lang thường bị các sâu hại tấn công như sùng, sâu ăn củ, sâu ăn lá,... phá hoại. Nên phun thuốc trừ sâu sau khi trồng 5 ngày, tiếp theo thì khoảng 7 – 10 ngày phun một lần cho đến khi thu hoạch có thề pha thêm các loại thuốc kích thích sinh trưởng khác. Khi phát hiện dịch hại tấn công có thể tưới xà (pha thuốc sâu và nước trực tiếp và tưới bằng thùng vòi sen). Nếu có cỏ thì chúng ta sẽ phun thuốc cỏ chọn lọc để diệt các loại cỏ gây hại.

- Làm cỏ: sau khi phun thuốc cỏ mà vẫn còn cỏ thì chúng ta tiếp tục làm cỏ bằng tay, không được sử dụng dao vì dể làm tổn hại đến cây khoai.

3.2.3.5 Thu hoạch

Sau khi trồng khoảng 125 ngày đến 150 ngày là có thể thu hoạch. Khi thu hoạch phải chặt dây sạch sẽ và mang vào trại. Tiếp theo sẽ tiến hành lặt khoai và phân loại sơ bộ. Không nên để khoai thu hoạch ngoài trời nắng quá gắt hay mưa lớn.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh khoai lang bình tân tỉnh vĩnh long (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)