Phân tích giá vốn theo nhóm mặt hàng bán sỉ

Một phần của tài liệu kế toán tiêu thụ hàng hóa tại chi nhánh công ty cổ phần đầu tư an phong tại thành phố cần thơ (Trang 88)

4.2.7.1 Phân tích giá vốn theo nhóm mặt hàng bán sỉ trong 3 năm

2010 - 2012

Cơ cấu giá vốn bán sỉ qua 3 năm

Bên cạnh hoạt động bán lẻ thì công ty cũng có các hoạt động như bán sỉ và tình hình giá vốn của hoạt động này có những biến động như thế nào ta sẽ đi sâu phân tích cơ cấu giá vốn các nhóm mặt hàng này.

Năm 2010 nhóm mặt hàng lương thực – thực phẩm chiếm tỷ trọng 61,12%, đây là nóm mặt hang có tỷ trọng cao nhất, kế đến là nhóm mặt hàng tiêu dùng gia đình chiếm tỷ trọng 30,26%, nhóm mỹ phẩm chiếm 6,42% và còn lại là nhóm sản phẩm khác chiếm 2,2%.

Bảng 4.14: Tình hình giá vốn theo nhóm mặt hàng bán sỉ của công ty trong 3 năm 2010 - 2012

Đơn vị tính: đồng

Nguồn: Phòng kế toán công ty, 2010, 2011, 2012

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh l2011/2010ệch Chênh lệch 2012/2011 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị Tỷ lệ

(%) Giá trị Tỷ lệ (%) Lương thực-thực phẩm 1.576.719.352 61,12 2.069.476.154 63,24 519.904.760 60,19 492.756.802 31,25 (1.549.571.394) (74,88) Đồ dùng gia đình 780.620.543 30,26 971.907.681 29,70 254.294.669 29,44 191.287.138 24,50 (717.613.012) (73,84) Mỹ phẩm 165.617.445 6,42 176.056.004 5,38 52.431.000 6,07 10.438.559 6,30 (123.625.004) (70,22) Sản phẩm khác 56.753.642 2,20 54.976.596 1,68 37.142.224 4,30 (1.777.045) (3,13) (17.834.372) (32,44) Tổng GV từ bán sỉ 2.579.710.982 100 3.272.416.436 100 863.772.653 100 692.705.454 26,85 (2.408.643.783) (73,60)

Sang năm 2011 tỷ trọng giá vốn các nhóm mặt hàng này đã có sự thay đổi, trong năm này tỷ trọng giá vốn của nhóm mặt hàng lương thực – thực phẩm đã tăng, còn tỷ trọng giá vốn các nhóm mặt hàng còn lại đều giảm. Nguyên nhân là do giá vốn của nhóm mặt hàng này tăng nhiều hơn giá vốn các mặt hàng còn lại nên tỷ trọng của nhóm mặt hàng tăng.

Đến năm 2012 tỷ trọng giá vốn nhóm mặt hàng lương thực – thực phẩm đã giảm do giá vốn mặt hàng này giảm nhiều hơn các nhóm mặt hàng mỹ phẩm và sản phẩm khácnên tỷ trọng của nó đã giảm, nhóm hàng tiêu dùng thì tỷ trọng của nó không thay đổi nhiều.

So sánh giá vốn bán sỉ qua 3 năm

Nhìn chung trong giaiđoạn 2010 – 2012 giá vốn của hoạt động bán sỉ có sự biến động cùng chiều với doanh thu, Cụ thể:

Giá vốn của nhóm mặt hàng lương thực – thực phẩm tăng ở năm 2011. Nguyên nhân là do ở năm 2011 công ty có nhiều chính sách bán hàng nên trong giai đoạn này siêu thị nhận được nhiều đơn đặt hàng nên doanh số bán hàngtăng và giá vốn cũng tăng.Đến năm 2012 do doanh thu giảmvì có nhiều đối thủ cạnh tranh nên việc tiêu thụ đã giảm đáng kể dẫn giá vốn cũng giảm theo. Vì đây là nhóm mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 60%) trong cơ cấu qua các năm nên nó có sự ảnh hưởng rất lớn đến tổng giá vốn bán sỉ.

Cũng như giá vốn của nhóm mặt hàng lương thực – thực phẩm, nhóm mặt hàng tiêu dùnggia đình và nhóm mặt hàng mỹ phẩm có sự biến động qua các năm. Giá vốn của hai nhóm mặt hàng này cũng tăng ở năm 2011 và giảm ở năm 2012. Nguyên nhân phần lớn là do doanh thu của hai nhóm mặt hàng này tăng ở năm 2011 nhưnggiảm ở năm2012.

Giá vốn của nhóm sản phẩm khác đều giảm qua 3 năm, đâylà nhóm sản phẩm hầu như hoạt động không có hiệu quả trong hoạt độngbán sỉdoanh thu của nó đều giảm qua các năm. Tuy nhiên do chiếm tỷ trọng không cao trong cơ cấu nên nó không ảnh hưởng nhiều đến tổng chi phí.

4.2.8.1 Phân tích giá vốn theo nhóm mặt hàng bán sỉ trong 6 tháng đầu năm 2012 – 2013

Cơ cấu giá vốn bán sỉ trong 6 tháng đầu năm

Để tìm hiểu về cơ cấu giá vốn của hoạt động bán sỉ trong giai đoạn này như thế nào ta sẽ đi sâu phân tích các chỉ tiêu giá vốn của hoạt động này như sau:

Bảng 4.15: Tình hình giá vốn theo nhóm mặt hàng bán sỉ trong 6 tháng đầu năm 2012 - 2013

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2013/2012 Giá trị % Giá trị % Giá trị T(%)ỷ lệ

Lương thực -thực phẩm 250.305.043 56,59 446.895.341 59,23 196.590.299 78,54 Hàng tiêu dùng 172.811.769 39,07 275.621.928 36,53 102.810.159 59,49 Mỹ phẩm 14.242.485 3,22 23.389.761 3,1 9.147.276 64,23 Sản phẩm khác 4.953.908 1,12 8.601.396 1,14 3.647.488 73,63 Tổng GV bán sỉ 442.313.205 100 754.508.427 100 312.195.222 70,58

Nguồn: Phòng kế toán công ty, 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Trong 6 thángđầu năm 2012 tỷ trọnggiá vốnnhóm mặt hàng lương thực – thực phẩm chiếm tỷ trọng 56,59%, giá vốn hàng tiêu dùng gia đình chiếm tỷ trọng 39,07%, giá vốn nhóm mỹ phẩm chiếm 3,22%, còn lại giá vốn nhóm sản phẩm khác chỉ chiếm 1,12%.

Đến 6 tháng đầu năm 2013 cơ cấu giá vốn các nhóm mặt hàng này có sự biến động, tỷ trọng giá vốn nhóm mặt hàng lương thực – thực phẩm đã tăng lên 59,23%, nguyên nhân là do tỷ trọng giá vốn nhóm hàng tiêu dùng gia đình giảm trong khi giá vốn các nhóm mặt hàng còn lại không thay đổi nhiều nên giá vốn nhóm mặt hàng lương thực – thực phẩm tăng. Bên cạnh đó cũng do giá vốn hàng lương thực – thực phẩm tăng nhiều hơnvì trong 6 tháng đầu năm nay công ty đã có các chiến lược bán hàng nên doanh số bán của các sản phẩm như: mì gói, bánh các loại,…tăng nên giá vốn tăng nhanh làm tỷ trọng của nó cũng tăng.

So sánh giá vốn bán sỉ trong 6 tháng đầu năm

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình giá vốn từ hoạt động bán sỉ tăng ở 6 tháng đầu năm 2013. Điều này có thể giải thích với các lý do như sau:

Hầu hết doanh thu của các nhóm mặt hàng này đều tăng trong 6 tháng đầu năm 2013 vì công ty thành công với các chính sách bán hàng như đã trình bày ở phần doanh thu bán sỉ trong giai đoạn này nên giá vốn của nó cũng tăng trong giai đoạn này. Trong đó tốc độ tăng giá vốn chịu ảnh hưởng nhiều từ nhóm mặt hàng lương thực – thực phẩm vì tỷ trọng của nhóm mặt hàng này

tương đối cao và tốc độ tăng của nó rất nhanh 78,54% nên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá vốn của nhóm hoạt động này.

Kế đến là nhóm mặt hàng tiêu dùng tốc độ tăng giá vốncủa nótrong giai đoạn này cũng rất cao 59,49%. Hai nhóm mặt hàng còn lại là mỹ phẩm và sản phẩm khác cũng tăng nhưng tỷ trọng của nó không cao nên sẽ không ảnh hưởng nhiều đến tổng giá vốn.

Nhìn chung giá vốn của các nhóm mặt hàng trong lĩnh vực bán sỉ đều tăng ở 6 tháng đầu năm 2013, nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu ở 6 tháng đầu năm tăng nên giá vốn tăng nhưng tốc độ tăng của giá vốn chậm hơn doanh thu đầy là điều đáng mừng vì công ty đã kiểm soát được các chi phí phát sinh trong mua hàng nên giá vốn có phần hạ thấp hơn so với cùng kỳ.

Qua phân tích ta thấy dù hoạt động dưới hình thức bán sỉ hay bán lẻ thì giá vốn của nó cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ hai nhóm mặt hàng là lương thực – thực phẩm và hàng tiêu dùng vì vậy công ty cần có biện pháp để kiểm soát chặt chẽ hơn các khoản chi phí này vì giá vốn là nhân tố chủ yếu góp phần làm giảm lợi nhuận của công ty.

4.2.8Phân tích các chi phí liên quan đến bán hàng và quản lý

4.2.8.1 Phân tích các chi phí liên quan đến bán hàng và quản lý của công ty trong 3 năm 2010 – 2012

Bên cạnh các chi phí về giá vốn thì ở công ty còn phát sinh các chi phí liên quan đến bán hàng và quản lý doanh nghiệp các chi phí này cũng góp phần làm giảm lợi nhuận của công ty vì vậy ta sẽ đi vào phân tích sử biến động của chi phí này qua các năm.Tuy đây không phải là khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí nhưng nó cũng góp phần làm ảnh hưởng đến tổng chi phí của công ty

Qua bảng phân tích ta thấy tình hình sử dụng những khoản chi phí liên quan đến bán hàng và quản lý có sự biến động qua các năm cụ thể khoản chi phí này ở năm 2011 đã giảm 3,62% nhưng đến năm 2012 chi phí này đã tăng 109%. Nguyên nhân là do trong năm 2011 công ty hoạt động khá ổn định nên công ty không sử dụng nhiều chi phí cho bán hàng, đồng thời cũng kiểm soát được các khoản chi phí nên đã tiết kiệm được những khoản chi phí không cần thiết như chi phí điện, nước, điện thoại,....

Bảng 4.16: Phân tích các chi phí liên quan đến bán hàng và quản lý

Đơn vị tính: đồng

Nguồn: Phòng kế toán công ty, 2010, 2011, 2012

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch2011/2010 Chênh lệch2012/2011 2010 2011 2012 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Chi phí khác 8.499.823.662 8.192.408.459 17.121.318.223 (307.415.203) (3,62) 8.928.909.764 108,99 Tổng chi phí 8.499.823.662 8.192.408.459 17.121.318.223 (307.415.203) (3,62) 8.928.909.764 108,99

Nhưng sang năm 2012 chi phí này đã tăng đột biến lên 109% nguyên nhân chủ yếu là do ở năm 2012 tốc độ tăng của doanh thu tiêu thụ có xu hướng chậm lại nên để tăng doanh thu công ty đã thực hiện các chính sách bán hàng như: chi cho khuyến mãi, quảng cáo,… mặt khác do công ty tăng các chính sách về lương cho nhân viên nên đã làm cho khoản chi phí này tăng nhanh ở năm 2012.

4.2.4.2 Phân tích các chi phí liên quan đến bán hàng và quản lý trong

6 tháng đầu năm 2012 – 2013

Bảng 4.17: Phân tích các chi phí liên quan đến bán hàng và quản lýtrong 6 tháng đầu năm 2012 - 2013 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch2013/2012 2012 2013 Giá trị Tỷ lệ (%) Chi phí khác 9.524.985.725 7.848.926.105 (1.676.059.620) (17,60) Tổng chi phí 9.524.985.725 7.848.926.105 (1.676.059.620) (17,60)

Nguồn: Phòng kế toán công ty, 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Qua số liệu ta thấy khoản chi phí này ở 6 tháng đầu năm đã giảm 17,6% nhưng khoản chi phí này vẫn còn rất cao. Nguyên nhân do các chi phí như giao hàng, khuyến mãi,….phát sinh nhiều nên các chi phí này ở đầu năm tươngđối cao trong 6 tháng đầu năm nay. Do đó để khắc phục tình trạng này công ty cần có biện pháp hạn chế sự tăng lên của những khoản chi phí phát sinh ở các năm tiếp theo để nhằm hạn chế tổng chi phí ở mức tối đa và góp phần làm tăng lợi nhuận cho công ty.

4.2.9Phân tích cơ cấu lợi nhuận

4.2.9.1 Phân tích cơ cấu lợi nhuận của công ty trong 3 năm 2011 2012

Cơ cấu lợi nhuận qua 3 năm

Đối với hầu hết các doanh nghiệp, lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu mà họ muốn đạt tới. Nhưng cốt yếu nhất vẫn là hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh. Từ bảng số liệu ta thấy tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty có sự biến động qua các năm.

Bảng 4.18: Phân tíchcơ cấu lợi nhuận của công ty trong 3 năm 2010 - 2012

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh l2011/2010ệch Chênh l2012/2011ệch

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị T(%)ỷ lệ Giá trị T(%)ỷ lệ

Lợi nhuận từ bán hàng 4.739.075.327 91,74 7.315.289.933 93,30 6.659.927.109 92,41 2.576.214.606 24,45 (655.362.824) (8,96) Lợi nhuận từ CCDV 426.729.794 8,26 525.583.532 6,703 546.783.539 7,59 98.853.738 23,17 21.200.007 4,03 Tổng lợi nhuận 5.165.805.121 100 7.840.873.465 100 7.206.710.648 100 2.675.068.344 24,4 (634.162.817) (8,09)

Nguồn: Phòng kế toán công ty, 2010, 2011, 2012

Năm 2010 cơ cấu lợi nhuận từ bán hàng chiếm tỷ trọng rất cao đây là yếu tố ảnh hưởng và quyết định đến tổng lợi nhuận gộp của công ty, bên cạnh lợi nhuận từ bán hàng công ty còn có các khoản lợi nhuận từ cung cấp dịch vụ nhưng tỷ trọng này tương đối thấp trong cơ cấu.

Năm 2011 cơ cấu tỷ trọng của lợi nhuận từ bán hàng đã tăng và cơ cấu lợi nhuận từ cung cấp dịch vụ đã giảm. Nguyên nhân là do lợi nhuận từ bán hàng tăng nhanh hơn lợi nhuận từ cung cấp dịch vụ nên trong năm này tỷ trọng của lợi nhuận cung cấp dịch vụ đã giảm.

Năm 2012 cơ cấu tỷ trọng của lợi nhuận từ bán hàng đã giảm vàcơ cấu lợi nhuận từ cung cấp dịch vụ tăng. Nguyên nhân là do lợi nhuận từ bán hàng trong năm này giảm mà lợi nhuận từ cung cấp dịch vụ thì tăng nên tỷ trọng của lợi nhuận từ bán hàng đã giảm.

Qua phân tích ta thấy cơ cấu lợi nhuận có sự biến động không ổn định qua các năm nhưng nhìn chung cơ cấu lợi nhuận từ bán hàng luôn chiếm tỷ trọng rất cao (trên 90%) qua các năm.

So sánh tình hình lợi nhuận qua 3 năm

- Lợi nhuận gộp về bán hàng đây là lĩnh vực hoạt động chính của công ty nên chiếm tỷ trọng rất cao (trên 90%) trong cơ cấu. Về tốc độ tăng thì nó có sự biến động, năm 2011 công ty hoạt động có hiệu quả vì lợi nhuận tăng do doanh thu bán hàng tăng mặt dù chi phí cũng tăng nhưng doanh thu tăng cao hơn chi phí nên công ty có lợi nhuận nhưng sang năm 2012 thì lợi nhuận đã giảm mặt dù doanh thu vẫn tăng nhưng chi phí tăng cao hơn doanh thu nên ở giai đoạn này lợi nhuận đã giảm.

- Lợi nhuận gộp từ cung cấp dịch vụ: Tình hình thực hiện lợi nhuận của lĩnh vực này chiếm tỷ trọng tương đối thấp qua các năm, nhưng nó có xu hướng tăng. Tuy nó không phải là nhân tố ảnh hưởng nhiều đến tổng lợi nhuận nhưng cũng góp phần làmảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

4.2.9.2 Phân tích cơ cấu lợi nhuận của công ty trong 6 tháng đầu năm

2012 - 2013

Cơ cấu lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2012 - 2013

Cơ cấu lợi nhuận từ hoạt động bán hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 cũng chiếm tỷ trọng rất cao và tỷ trọng từ cung cấp dịch vụ thì chiếm tỷ trọng tương đối thấp.

Bảng 4.19: Phân tíchcơ cấu lợi nhuận của công ty trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 2013/2012 Giá trị % Giá trị % Giá trị T(%)ỷ lệ

Lợi nhuận từ bán hàng 3.486.162.901 91,9 3.063.780.871 92,8 (422.382.030) (12,12) Lợi nhuận từ CCDV 305.918.039 8,07 238.057.318 7,21 (67.860.721) (22,18) Tổng lợi nhuận 3.792.080.940 100 3.301.838.189 100 (490.242.751) (12,93)

Nguồn: Phòng kế toán công ty (6 tháng đầu năm 2012, 2013

Hình 4.8 Biểu đồ phân tích cơ cấu lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2012-2013 Đến 6 tháng đầu năm 2013 tỷ trọng lợi nhuận từ bán hàng tăng nên tỷ trọng lợi nhuận từ cung cấp dịch vụ đã giảm, nguyên nhân do lợi nhuận từ cung cấp dịch vụ giảm nhanh hơn lợi nhuận từ bán hàng nên tỷ trọng lợi nhuận từ cung cấp dịch vụ đã giảm.

So sánh tình hình lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2012 - 2013

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình thực hiện tổng lợi nhuận của công ty trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 giảm. Nguyên nhân là do cả doanh thu và chi phí trong giai đoạn này đều giảm nên lợi nhuận cũng giảm. Lợi nhuận này giảm chủ yếu là do lợi nhuận từ hoạt động bán hàng vì đây là khoản mục chiếm tỷ trọng trên 95% trong cơ cấu. Lợi nhuận từ cung cấp dịch vụthì giảm trong giai đoạn này do doanh thu và chi phí đều giảm nên lợi nhuận của nó cũng giảm.

Qua phân tích tình hình lợi nhuận của công ty giai đoạn 2010 -2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ta thấy tình hình lợi nhuận của công ty chịu ảnh hưởng nhiều từ hoạt động bán hàng. Do đó cần nổ lực, chú trọng hơn nữa để cố gắng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực này vì đây luôn là hoạt động chính và là lĩnh vực hoạt động mũi nhọn của công ty, các chiến lược và sách lược kinh doanh của công ty luôn bị chi phối bởi hoạt động của lĩnh vực

Một phần của tài liệu kế toán tiêu thụ hàng hóa tại chi nhánh công ty cổ phần đầu tư an phong tại thành phố cần thơ (Trang 88)