Có nhiều phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh, tùy theo đối tượng phân tích mà ta áp dụng các phương pháp phân tích cho phù hợp. Xác định được hiệu quả của hoạt động kinh tế từ đó có các biện pháp phù hợp để cải thiện những hạn chế và phát huy tối đa khả năng và nguồn tiềm lực hiện có, đó là nhiệm vụ thường xuyên và lâu dài của tất cả các công ty. Trong luận văn này sử dụng phương pháp so sánh là chủ yếu.
Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi so sánh cần nắm vững ba nguyên tắc:
- Lựa chọn gốc so sánh:
Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh.
-Điều kiện có thể so sánh được:
Để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất. Trong thực tế thường điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế cần được quan tâm cả về không gian và thời gian.
- Kỹ thuật so sánh:
+ So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế.
Ta có: Y = Y1– Y0 (2.9)
Ghi chú:
Y0: Chỉ tiêu năm trước Y1: Chỉ tiêu năm nay
+ So sánh bằngsố tương đối: là kết quả của phép chia, giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
%Y = 100 x Y/Y0 (2.10)