0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Phân tích biến động Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TP HCM (AISC) (Trang 52 -52 )

doanh (HĐKD)

Bảng 4.3 Phân tích biến động của Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP XYZ năm 2013 và năm 2012 ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2013 Trƣớc KT Tỷ lệ/ DT thuần Năm 2012 Sau KT Tỷ lệ/ DT thuần Biến động Ghi chú VNĐ %

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 604.539.258.135 714.834.513.010 (110.295.254.875) (15) [1]

2. Các khoản giảm trừ 2.186.637.768 1.143.455.000 1.043.182.768 91 [2]

3. Doanh thu thuần bán hàng 602.352.620.367 1,00 713.691.058.010 1,00 (111.338.437.643) (16) 4. Giá vốn hàng bán 530.906.404.252 0,88 621.139.236.053 0,88 (90.232.831.801) (15) [3]

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng 71.446.216.115 0,12 92.551.821.957 0,12

6. Doanh thu hoạt động tài chính 5.884.868.437 0,01 5.045.580.406 0,01 839.288.031 17 7. Chi phí tài chính 14.813.262.602 0,02 26.918.489.516 0,02 (12.105.226.914) (45) [4]

Trong đó: chi phí lãi vay 13.323.423.740 0,02 19.296.931.215 0,02 (5.973.507.475) (31)

8. Chi phí bán hàng 46.215.527.225 0,08 65.873.345.572 0,08 (19.657.818.347) (30) [5]

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.877.295.943 0,01 5.871.808.152 0,01 5.487.791 0

10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 10.424.998.782 0,02 (1.066.240.877) 0,02

11. Thu nhập khác 261.559.630 0,00 3.240.153.392 0,00 (2.978.593.762) (92) [6]

12. Chi phí khác - 0,00 512.042.400 0,00 (512.042.400) (100)

13. Lợi nhuận khác 261.559.630 0,00 2.728.110.992 0,00 (2.466.551.362) (90)

14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 10.686.558.412 0,02 1.661.870.115 0,02

15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện

hành 617.764.816 0,00 67.028.400 0,00 550.736.416 822

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại - 0,00 - 0,00 - -

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

nghiệp 10.068.793.596 0,02 1.594.841.715 0,02

Nhận xét

a) Số dƣ đầu kỳ

Số dƣ tại ngày 31/12/2012 của các khoản mục là số liệu trên Báo cáo tài chính ngày 31/12/2012 đã đƣợc kiểm toán chính bởi Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ tin học TP. HCM (AISC). Thêm vào đó, AISC đã cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC cho đơn vị từ năm 2008 đến 2013 nên số liệu này đƣợc xem là đáng tin cậy.

b) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản giảm trừ doanh thu

[1] Năm 2013, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 604.539.258.135 đồng giảm đi 15% so với năm 2012 là 714.834.513.010 đồng, tƣơng ứng 110.295.254.875 đồng. Nguyên nhân có thể do mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đơn vị là cá tra nhƣng trong năm 2013, tình hình xuất khẩu cá tra của nƣớc ta chƣa có nhiều khởi sắc mới, những thị trƣờng nhập khẩu truyền thống đang có mức tăng trƣởng chậm lại. Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra gặp nhiều khó khăn khi xuất hàng sang các thị trƣờng khó tính. Vì thế, số lƣợng hợp đồng ký đƣợc trong năm 2013 ít hơn năm 2012, làm doanh thu năm nay giảm.

Dù không có sự biến động không quá lớn nhƣng doanh thu là một khoản mục trọng yếu và có ảnh hƣởng đến những khoản mục khác nên nó cần đƣợc phân tích kỹ càng ở giai đoạn thực hiện kiểm toán. KTV cần kiểm tra việc chọn mẫu ghi nhận doanh thu, giá vốn, kiểm tra việc chia cắt niên độ xem việc ghi nhận doanh thu tại đơn vị có phù hợp không.

c) Các khoản giảm trừ doanh thu

[2] Khoản mục các khoản giảm trừ doanh thu năm 2013 2.186.637.768 đồng, năm 2012 là 1.143.455.000 đồng, tăng 91% có thể do thành phẩm của công ty bị l i về mặt tiêu chuẩn sản xuất. Do nghiệp vụ phát sinh ít, cần kiểm tra chi tiết 100% nghiệp vụ phát sinh và tìm hiểu nguyên nhân.

d) Giá vốn hàng bán (GVHB)

[3] Năm 2013, giá vốn hàng bán cũng giảm khoảng 15%, từ 621.139.236.053 đồng (2012) còn 530.906.404.252 đồng, giảm 90.232.831.801đồng. Điều này cũng tƣơng đối hợp lý vì doanh thu trong năm 2013 cũng giảm với tỷ lệ tƣơng ứng. Cần kiểm tra nguyên nhân giá vốn hàng bán tại đơn vị tƣơng ứng với việc ghi nhận doanh thu hay không thông qua việc ƣớc tính lại xuất- nhập- tồn kho của đơn vị và đối chiếu với bảng xuất - nhập - tồn kho và sổ sách đơn vị hạch toán, chọn mẫu các nghiệp vụ doanh để kiểm tra đến giá vốn tƣơng ứng.

GVHB là một khoản mục quan trọng ảnh hƣởng đến kết quả HĐKD của đơn vị và nó có mối quan hệ mật thiết với khoản mục HTK nên để tránh đƣợc những sai sót trọng yếu có thể xảy ra, KTV cần đƣợc phân tích sâu hơn và kiểm tra chi tiết, xem số liệu phản ánh trên sổ có trung thực và hợp lý không. Nó thƣờng đƣợc kết hợp kiểm tra với kiểm tra khoản mục hàng tồn kho.

e) Chi phí tài chính

[4] Chi phí tài chính năm 2013 giảm 45%, có thể do đơn vị sử dụng khoản tiền nhàn r i thanh toán các khoản vay ngắn hạn sớm hơn thời hạn thanh toán nên doanh thu và chi phí hoạt động tài chính sẽ giảm. Do tính chất khoản mục này tƣơng đối phức tạp, quan trọng, những sai lệch của nó có thể ảnh hƣởng đến kết quả HĐKD của đơn vị nên KTV cần kiểm tra chi tiết, ƣớc tính chi phí hoạt động tài chính và đối chiếu với sổ sách đơn vị hạch toán, tìm hiểu nguyên nhân.

f) Chi phí bán hàng

[5] Chi phí bán hàng năm 2013 là 46.215.527.225 đồng, giảm 30% tƣơng ứng 19.657.818.347đồng so với 2012, tƣơng ứng với việc giảm doanh thu bán hàng. Có thể là do khoản chi hoa hồng, lƣơng (thƣởng theo doanh số) của bộ phận bán hàng năm nay ít hơn so với năm trƣớc. Cần kiểm tra xem tỷ lệ giảm này có hợp lý so với tình hình HĐKD của đơn vị không.

g) Thu nhập khác

[6] Thu nhập khác năm 2013 là 261.559.630 đồng, giảm 92% tƣơng ứng 2.978.593.762đồng so với năm 2012 là 3.240.153.392 đồng. Đây là một trong những khoản mục có ít nghiệp vụ phát sinh nhƣng có tính chất phức tạp nội dung trong việc hạch toán, vì vậy cần phải kiểm tra kỹ càng khoản mục này để đảm báo các nghiệp vụ đƣợc hạch toán vào khoản mục này là hợp lý và số liệu phản ánh là trung thực. Khoản chi phí khác năm 2013 không phát sinh. Cần kiểm tra xem tỷ lệ giảm của thu nhập khác có tƣơng ứng với giảm chi phí không.

Từ bảng phân tích trên, dù doanh thu thuần cùng với giá vốn hàng bán, thu nhập khác năm nay giảm so năm trƣớc nhƣng thay vào đó các khoản chi phí tài chính, chi phí bán hàng,... cũng giảm đáng kể làm cho lợi nhuận trƣớc thuế năm nay vẫn tăng mạnh so với năm trƣớc, tăng đến 543%. Nhìn chung, tình hình kinh doanh của công ty CP XYZ năm 2013 có phần hiệu quả hơn so với năm 2012.

KTV đã áp dụng thủ tục phân tích vào phân tích sơ bộ bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CP XYZ theo hƣớng dẫn của VACPA và tổng hợp, lƣu trữ đầy đủ ở hồ sơ kiểm toán.

Tuy nhiên, KTV chỉ mới so sánh số liệu năm nay với năm trƣớc, số liệu qua 2 năm phân tích thì chƣa đủ để KTV có thể nhận định chính xác về xu hƣớng biến động một cách chính xác của từng đối tƣợng phân tích. Việc thực hiện thủ tục phân tích đối với BCTC, KTV đã bỏ qua việc thực hiện thủ tục phân tích trên bảng báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. Có thể để đảm bảo đƣợc thời gian cũng nhƣ chi phí kiểm toán mà KTV cũng đã bỏ qua việc thực hiện thủ tục phân tích đối với bảng báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. Nhƣng khi thực hiện thủ tục phân tích bảng báo cáo lƣu chuyển tiền tệ sẽ cho thấy đƣợc dòng tiền thu và chi trong 1 kỳ của đơn vị, là cơ sở để KTV đƣa ra nhận định về khả năng xoay sở dòng tiền của công ty để tạo ra các dòng tiền trong tƣơng lai và khả năng thanh toán, khả năng hoạt động liên tục của đơn vị. Vì vậy, KTV nên thực hiện thêm thủ tục phân tích ở bảng này.

4.3.3 Phƣơng pháp phân tích dọc (phân tích tỷ số)

4.3.3.1 Hệ số về khả năng thanh toán

Bảng 4.4 Bảng phân tích hệ số thanh toán năm 2013 so với năm 2012

Hệ số thanh toán Công thức

áp dụng Năm 2013 Trƣớc KT (lần) Năm 2012 Sau KT (lần) Chênh lệch Tỷ lệ (%)

Hệ số thanh toán hiện hành TS ngắn hạn/Nợ ngắn hạn 1,120 1,089 0,030 2,800 Hệ số thanh toán nhanh (TS ngắn hạn - HTK)/ Nợ ngắn hạn 0,785 0,660 0,125 18,904 Hệ số thanh toán bằng tiền Tiền/ Nợ ngắn hạn 0,007 0,031 (0,024) (78,749)

Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ BCTC chưa kiểm toán năm 2013 và BCTC đã kiểm toán năm 2012 của Công ty CP XYZ

Nhận xét

- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành năm 2013 là 1,120 lần. Tức là 1

đồng nợ ngắn hạn của công ty đƣợc đảm bảo bằng 1,120 đồng TS ngắn hạn. Tỷ số này lớn hơn 1, đã tăng 0,030 tƣơng ứng 2,8% so với năm 2012 là 1,089 lần, chứng tỏ công ty có đủ tài sản sử dụng ngay để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Công ty đã giảm áp lực về nợ vay trong cơ cấu vốn của mình.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh năm 2013 là 0,785 lần và tăng 0,125

tƣơng ứng 18,904% so với năm 2012 là 0,660 lần. Việc tăng này cho thấy khả năng thanh toán của đơn vị có phần cải thiện hơn so với năm trƣớc. Việc loại bỏ HTK khi tính hệ số khả năng thanh toán nhanh là do HTK có tính thanh khoản thấp hơn so với các tài sản ngắn hạn khác.

- Hệ số thanh toán bằng tiền năm 2013 tƣơng đối thấp, giảm đến 78,749% so với 2012, cho thấy năm 2013, việc trang trải các khoản nợ ngắn hạn của đơn vị bằng tiền không đƣợc đảm bảo bằng năm 2012.

4.3.3.2 Hệ số về hiệu quả hoạt động

Bảng 4.5 Bảng phân tích hệ số đo lƣờng hiệu quả hoạt động năm 2013 so với năm 2012

Hệ số đo lƣờng hiệu quả hoạt

động Công thức áp dụng Năm 2013 Trƣớc KT(lần) Năm 2012 Sau KT (lần) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Vòng quay các khoản phải thu

Doanh thu thuần/Phải

thu KH bình quân 1,783 2,688 (0,906) (33,690)

Vòng quay hàng

tồn kho Giá vốn hàng bán/HTK bình quân 2,451 3,239 (0,788) (24,339)

Vòng quay vốn lƣu động

Doanh thu thuần/ (TS

ngắn hạn - Nợ NH) 8,020 15,400 (7,381) (47,925)

Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ BCTC chưa kiểm toán năm 2013 và BCTC đã kiểm toán năm 2012 của Công ty CP XYZ

Nhận xét

- Hệ số vòng quay các khoản phải thu năm 2013 1,783 vòng. Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của đơn vị càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lƣu động trong sản xuất. Tuy nhiên, hệ số này năm 2013 giảm đáng kể so với năm 2012 là 2,688 vòng, giảm đến 0,906 tƣơng ứng 33,96%, chứng tỏ thời gian thu hồi nợ chậm hơn. Có thể do trong năm nay, đơn vị thay đổi chính sách bán hàng, đặc biệt là giãn hạn thanh toán cho khách hàng, làm khoản nợ phải thu khách hàng trong năm tăng so với năm 2012. Thêm vào đó, doanh thu thuần trong năm lại giảm. Vì thế, hệ số này giảm so với năm trƣớc.

- Hệ số vòng quay hàng tồn kho năm 2013 2,451 vòng, năm 2012 là 3,239 vòng, giảm 0,788 tƣơng ứng 24,339%. Hệ số này thể hiện trong 1 kỳ, HTK luân chuyển 2,451 lần. Nguyên nhân có thể là do hoạt động kinh doanh ngành thủy sản gặp không ít khó khăn trong quá trình tiêu thụ, cũng có thể là do chính sách HTK chƣa hợp lý, nhiều rủi ro ro có thể xảy ra khi giá cả thị trƣờng biến động mạnh hay giá vốn hàng bán có thể bị khai thiếu hoặc đơn vị có thể chƣa lập đủ dự phòng cho số hàng bị hƣ hỏng, chậm luân chuyển. Số

liệu hàng tồn kho có thể đã bị thổi phồng do sai sót, cũng có thể là do đơn vị thay đổi phƣơng pháp tính giá hàng tồn kho.

- Vòng quay vốn lƣu động năm 2013 8,020 vòng, năm 2012 15,400 vòng, giảm tới 47,925% so với năm 2012. Vòng quay vốn lƣu động giảm chứng tỏ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp giảm, do khả năng thu hồi tiền hàng, khả năng luân chuyển hàng hoá thấp, luân chuyển vốn chậm.

4.3.3.3 Hệ số khả năng sinh lời

Bảng 4.6 Bảng phân tích hệ số khả năng sinh lời năm 2013 so với năm 2012

Hệ số khả năng sinh lời Công thức áp dụng Năm 2013 Trƣớc KT Năm 2012 Sau KT Chênh lệch Tỷ lệ (%)

Tỷ suất lợi nhuận gộp (%)

Lãi gộp/ Doanh thu

thuần 11,861 12,968 (1,107) (8,535)

Tỷ suất lợi nhuận thuần (%)

Lợi nhuận sau thuế/

Doanh thu thuần 1,672 0,223 1,448 648,030

Doanh thu trên

tổng tài sản (lần) Doanh thu thuần/ Tổng tài sản 0,717 0,988 (0,271) (27,420)

Tỷ suất sinh lời trên tài sản (%)

(LN trước thuế + chi

phí lãi vay)/ tài sản 2,857 2,901 (0,043) (1,485)

Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH (%)

(LN trước thuế cho CĐ thường/ vốn CSH thường

9,293 1,662 7,631 459,185

Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ BCTC chưa kiểm toán năm 2013 và BCTC đã kiểm toán năm 2012 của Công ty CP XYZ

Nhận xét

- Tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty trong năm 2013 là 11,861% không biến động nhiều so với năm 2012. Hệ số này cho biết 100 đồng doanh thu thu đƣợc sẽ tạo ra 11,861 đồng lãi gộp. Doanh thu thuần trên tổng tài sản giảm xuống tƣơng ứng 27,42%, có thể là do năm nay, tình hình ngành thủy sản vẫn còn gặp khó khăn nên doanh thu của đơn vị giảm, dẫn đến doanh thu thuần và lãi gộp giảm.

Trong khi đó, tỷ suất lợi nhuận thuần và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu có sự biến động rất lớn. Tỷ suất lợi nhuận thuần năm 2013 là 1,672%, năm 2012 là 0,223%, tăng đến 648,030%, chứng tỏ năm 2013, đơn vị kiểm soát tốt chi phí. Còn tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cũng tăng mạnh, tăng đến 459,185%. Thêm vào đó, lợi nhuận năm nay lớn hơn năm trƣớc, vốn chủ sở hữu cũng tăng so với năm 2012. Việc tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tăng là tốt, cho thấy đơn vị sử dụng vốn hiệu quả hơn so với năm trƣớc.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản cũng giảm xuống tƣơng ứng 1,485%, nhƣng tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu lại tăng, chứng tỏ lợi nhuận của công ty xuất phát chủ yếu từ nguồn vốn (vốn CSH và vốn vay) cao hơn so với tài sản (hàng tồn kho) mang lại. Cho thấy tình hình kinh doanh của công ty chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn tự có và vốn vay.

KTV cần xem xét thêm tính hoạt động liên tục của đơn vị. Để kiểm tra vấn đề này KTV cần phân tích thêm nhóm hệ số nợ của công ty nhằm tìm hiểu liệu công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ hay không cũng nhƣ có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh trong tƣơng lai hay không.

4.3.3.4 Hệ số nợ

Bảng 4.7 Bảng phân tích hệ số nợ năm 2013 so với năm 2012

Hệ số nợ Công thức áp dụng Năm 2013 Trƣớc KT (lần) Năm 2012 Sau KT (lần) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu Nợ dài hạn/ Vốn CSH 0,068 0,073 (0,006) (7,587) Tổng nợ trên vốn chủ sở hữu Nợ phải trả/ Vốn CSH 3,213 2,816 0,397 14,113

Nợ dài hạn trên tổng TS Nợ dài hạn/ Tổng

TS 0,016 0,019 (0,003) (16,304)

Tổng nợ trên tổng TS Nợ phải trả/ Tổng

TS 0,763 0,738 0,025 3,350

Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ BCTC chưa kiểm toán năm 2013 và BCTC đã kiểm toán năm 2012 của Công ty CP XYZ

Nhận xét

Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu và nợ phải trả trên tổng tài sản thì lại có xu hƣớng tăng nhẹ tƣơng ứng 14,113% và 3,350% là do tỷ lệ tăng nợ phải trả trong kỳ lớn hơn nhiều so với tỷ lệ tăng vốn chủ sở hữu. Trong kỳ, lợi nhuận tăng, chi phí lãi vay giảm nên việc tăng nhẹ của tỷ lệ này có thể sẽ không ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ của đơn vị.

Hệ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn trên tổng tài sản năm 2013 giảm nhẹ tƣơng ứng 7,587% và 16,304% so với năm 2012. Nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu và tổng tài sản năm nay tăng so với năm trƣớc,

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TP HCM (AISC) (Trang 52 -52 )

×