Phân tích hệ số

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và dịch vụ tin học tp hcm (aisc) (Trang 106)

4.5.3.1 Hệ số về khả năng thanh toán

Bảng 4.30 Bảng phân tích hệ số khả năng thanh toán năm 2013 so với năm 2012 Các hệ số thông thƣờng sử dụng Công thức áp dụng Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Sau KT (lần) Sau KT (lần) Hệ số thanh toán hiện hành TS ngắn hạn/Nợ ngắn hạn 1,114 1,089 0,024 2,23 Hệ số thanh toán nhanh (TS ngắn hạn - HTK)/ Nợ ngắn hạn 0,778 0,660 0,118 17,84 Hệ số thanh toán bằng tiền Tiền/ Nợ ngắn hạn 0,007 0,031 (0,024) (78,70)

Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ BCTC sau kiểm toán năm 2013 và BCTC đã kiểm toán năm 2012 của Công ty CP XYZ

Nhận xét

Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm nay biến động tăng so với năm trƣớc, nguyên nhân là do các khoản nợ vay ngắn hạn trong năm nay giảm trong khi đó tài sản ngắn hạn biến động tƣơng đối ít.

4.5.3.2 Hệ số hiệu quả hoạt động

Bảng 4.31 Bảng phân tích hệ số hiệu quả hoạt động năm 2013 so với năm 2012

Các hệ số thông thƣờng sử dụng

Công thức áp dụng

Năm 2013 Năm 2012 Biến động

Sau KT (lần) Sau KT (lần) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Vòng quay các khoản phải thu

DT thuần/Phải thu KH bình quân 1,790 2,688 (0,899) (33,42) Vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán/HTK bình quân 2,451 3,239 (0,788) (24,34) Vòng quay vốn lƣu động DT thuần/ (TS ngắn hạn - Nợ NH) 8,479 15,400 (6,921) (44,94)

Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ BCTC sau kiểm toán năm 2013 và BCTC đã kiểm toán năm 2012 của Công ty CP XYZ

Nhận xét:

Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lƣu động trong sản xuất. Vòng quay nợ phải thu giảm chứng tỏ thời gian thu hồi nợ chậm hơn. Do trong năm nay, đơn vị thay đổi chính sách bán hàng, đặc biệt là giãn hạn thanh toán cho khách hàng.

Hệ số vòng quay hàng tồn kho, vòng quay vốn lƣu động năm 2013 đều giảm so với năm 2012. Nguyên nhân có thể là do hoạt động kinh doanh ngành thủy sản gặp không ít khó khăn trong quá trình tiêu thụ.

4.5.3.3 Hệ số về khả năng sinh lời

Xem Bảng 4.32, bảng phân tích hệ số khả năng sinh lời năm 2013 so với năm 2012 (trang tiếp theo).

Nhận xét

Tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty trong năm 2013 không biến động nhiều so với năm 2012, trong khi đó tỷ suất sinh lời trên vốn CSH tăng và tỷ suất sinh lời trên tổng TS giảm xuống. Điều đó chứng tỏ lợi nhuận của công ty xuất phát chủ yếu từ nguồn vốn (vốn CSH và vốn vay) cao hơn so với tài sản (hàng tồn kho) mang lại. Cho thấy tình hình kinh doanh của công ty chủ yếu phụ thuộc

Bảng 4.32 Bảng phân tích hệ số khả năng sinh lời năm 2013 so với năm 2012 Các hệ số thông thƣờng sử dụng Công thức áp dụng Năm 2013 Năm 2012 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Sau KT Sau KT Tỷ suất LN gộp (%) Lãi gộp/ DT thuần 11,861 12,968 (1,107) (8,54)

Tỷ suất lợi nhuận thuần (%)

Lợi nhuận sau

thuế/ DT thuần 1,175 0,223 0,951 425,72

Doanh thu trên tổng tài sản (lần)

Doanh thu thuần/

Tổng tài sản 0,722 0,988 (0,266) (26,93)

Tỷ suất sinh lời trên tài sản (%)

(LN trước thuế +

chi phí lãi vay)/ TS 2,531 2,901 (0,370) (12,74)

Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH (%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(LN trước thuế cho CĐ thường/vốn CSH thường

6,784 1,662 5,122 308,20

Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ BCTC sau kiểm toán năm 2013 và BCTC đã kiểm toán năm 2012 của Công ty CP XYZ

4.5.3.4 Hệ số nợ

Bảng 4.33 Bảng phân tích hệ số khả năng sinh lời năm 2013 so với năm 2012

Các hệ số thông thƣờng sử dụng Công thức áp dụng Năm 2013 Sau KT (lần) Năm 2012 Sau KT (lần) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu Nợ dài hạn/ Vốn CSH 0,069 0,073 (0,004) (5,66) Tổng nợ trên vốn chủ sở hữu Nợ phải trả/ Vốn CSH 3,272 2,816 0,456 16,21 Nợ dài hạn trên tổng tài sản Nợ dài hạn/ Tổng TS 0,016 0,019 (0,003) (15,74) Tổng nợ trên tổng tài sản Nợ phải trả/ Tổng TS 0,766 0,738 0,028 3,79

Nguồn: Số liệu được tổng hợp từ BCTC sau kiểm toán năm 2013 và BCTC đã kiểm toán năm 2012 của Công ty CP XYZ

Nhận xét

Khả năng chiếm dụng vốn của công ty năm 2013 tăng so với năm 2012.

Nhận xét về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp

- Kết quả kinh doanh: năm 2013 công ty kinh doanh có lãi nhiều hơn năm 2012.

- Khả năng thanh toán: năm 2013 cao hơn năm 2012, vì thế an ninh tài chính đƣợc đảm bảo.

- Từ hệ số nợ: rủi ro tài chính thấp.

Kết luận của KTV về giả thiết hoạt động liên tục: Đơn vị vẫn hoạt động

Kết luận

Ở giai đoạn hoàn thành kiểm toán, KTV đã áp dụng thủ tục phân tích vào việc phân tích tổng thể BCTC lần cuối, KTV thực hiện phân tích bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sau điều chỉnh và phân tích các hệ số tài chính quan trọng của công ty CP XYZ, giúp KTV củng cố lại một lần nữa những kết luận trong quá trình kiểm toán.

Đối với công ty CP XYZ, dựa vào kết quả của việc phân tích tổng thể BCTC lần cuối cũng nhƣ xét đoán nghề nghiệp của mình, KTV nhận thấy rằng những bằng chứng kiểm toán thu thập đƣợc ở những giai đoạn trƣớc đó đã tƣơng đối đầy đủ và thích hợp, những kết luận trong quá trình kiểm toán đã tƣơng đối hợp lý, đủ cơ sở để KTV đƣa ra kết luận về tính trung thực và hợp lý cho báo cáo tài chính.

KTV đã thực hiện các thủ tục phân tích theo hƣớng dẫn của VACPA và hồ sơ của Ban đào tạo hƣớng dẫn.

KTV đã tổng hợp và lƣu trữ đầy đủ ở hồ sơ kiểm toán.

Tuy nhiên, ở giai đoạn này, KTV cũng đã bỏ qua việc thực hiện thủ tục phân tích đối với bảng báo cáo lƣu chuyển tiền tệ.

CHƢƠNG 5

ĐÁNH GIÁ VIỆC ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TP.HCM (AISC) 5.1 SO SÁNH GIỮA THỰC TẾ VỚI LÝ THUYẾT VỀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG TỪNG GIAI ĐOẠN CỦA KIỂM TOÁN BCTC

Tùy vào đặc điểm hoạt động kinh doanh của từng công ty khách hàng, thời gian, chi phí kiểm toán cũng nhƣ tùy vào kinh nghiệm, xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên mà khi thực tế kiểm toán, việc áp dụng thủ tục phân tích của kiểm toán viên sẽ có những điểm giống và khác so với lý thuyết.

Ở công ty CP XYZ, thủ tục phân tích đƣợc kiểm toán viên AISC áp dụng ở cả 3 giai đoạn: giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, giai đoạn thực hiện kiểm toán và giai đoạn hoàn thành kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính.

5.1.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

5.1.1.1 Giống nhau

Qua quan sát thực thế nhận thấy AISC đã tuân thủ những quy định chung của chuẩn mực kiểm toán, áp dụng những thủ tục phân tích theo hƣớng dẫn của chƣơng trình kiểm toán mẫu ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán đối với công ty CP XYZ.

Ở giai đoạn lập kế hoạch, kiểm toán viên AISC đã tiến hành phân tích biến động một cách tổng quát đối với các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các tỷ số tài chính quan trọng.

Từ đó kiểm tra, đánh giá khả năng hoạt động liên tục của đơn vị đƣợc kiểm toán.

5.1.1.2 Khác nhau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khi kiểm toán thực tế, kiểm toán viên tìm hiểu khách hàng và môi trƣờng hoạt động, tìm hiểu chính sách kế toán và các chu trình kinh doanh quan trọng, sau đó tiến hành phân tích sơ bộ báo cáo tài chính chƣa kiểm toán của công ty CP XYZ rồi tiến hành đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị và xác lập mức trọng yếu kế hoạch cho tổng thể mà kiểm toán viên không tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát và xác lập mức trọng yếu kế hoạch cho từng khoản mục mà kiểm toán viên thực hiện ở giai đoạn thực hiện kiểm toán. Nhƣng theo hƣớng dẫn chƣơng trình kiểm toán mẫu, kiểm toán viên phải tiến hành đánh giá các rủi ro kiểm soát và xác lập mức trọng yếu kế hoạch cho từng khoản mục ở giai đoạn này và tổng hợp, lƣu trữ lại ở hồ sơ kiểm toán.

- Kiểm toán viên chƣa so sánh với số liệu của ngành hoặc tỷ suất bình quân ngành. Vì theo, chuẩn mực kiểm toán 520, việc so sánh các thông tin tài chính của đơn vị với:

+ Thông tin có thể so sánh của các kỳ trƣớc.

+ So sánh số liệu đơn vị với số liệu bình quân của ngành, hoặc với các đơn vị khác trong cùng ngành có cùng quy mô hoạt động.

5.1.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

5.1.2.1 Giống nhau

Ở giai đoạn thực hiện kiểm toán, dựa đặc kiểm kinh doanh cũng nhƣ tình hình hoạt động của công ty khách hàng, thời gian và chi phí mà kiểm toán viên của AISC lựa chọn thủ tục kiểm toán sử dụng sao cho phù hợp. Kiểm toán viên AISC đã thực hiện một cách tƣơng đối khá đầy đủ các thủ tục phân tích cơ bản đối với các phần hành kiểm toán đem lại hiệu quả khá tốt. Khi thực hiện thủ tục phân tích đối với các khoản mục, kiểm toán viên đã:

- So sánh những thông tin kỳ này với những thông tin tƣơng ứng trong kỳ trƣớc:

+ So sánh số liệu kỳ này với kỳ trƣớc.

+ So sánh số liệu giữa các tháng trong kỳ với nhau. - So sánh các hệ số tài chính kỳ này với kỳ trƣớc.

5.1.2.2 Khác nhau

Do giới hạn về thời gian, chi phí, phạm vi kiểm toán hay mức độ trọng yếu của từng khoản mục mà kiểm toán viên vẫn còn 1 số thủ tục phân tích mà kiểm toán viên chƣa thực hiện hoặc ít khi thực hiện. Ở giai đoạn này cũng chủ yếu so sánh các số liệu năm nay với năm trƣớc chứ không tiến hành so sánh số liệu thực tế với số liệu kế hoạch, với số liệu ƣớc tính của kiểm toán viên. Ví dụ ở một số phần hành kiểm toán sau:

- Ở khoản mục chi phí hoạt động tài chính, kiểm toán viên chƣa thực hiện: Ƣớc tính chi phí lãi vay và so sánh với số đơn vị cung cấp.

- Ở khoản mục hàng tồn kho, kiểm toán viên chƣa thực hiện: So sánh giá thành năm nay với năm trƣớc, giá thành đơn vị kế hoạch với giá thành đơn vị thực tế.

- Ở gia vốn hàng bán, kiểm toán viên chƣa thực hiện: So sánh số liệu ƣớc tính GVHB của kiểm toán viên với số liệu đơn vị cung cấp.

- Ở khoản mục chi phí khấu hao, kiểm toán viên chƣa thực hiện: Ƣớc tính chi phí khấu hao và so sánh với số liệu của đơn vị.

5.1.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán

5.1.3.1 Giống nhau

Ở giai đoạn này, kiểm toán viên sử dụng thủ tục phân tích vào việc phân tích tổng thể BCTC lần cuối. Kiểm toán viên đã tiến hành phân tích tổng thể BCTC lần cuối ở bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các tỷ số tài chính về khả năng thanh toán, hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời, quản trị nợ đối với công ty CP XYZ. Từ đó, kiểm toán viên nhận xét về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị. Kiểm toán viên thực hiện theo hƣớng dẫn của chƣơng trình kiểm toán mẫu, tuân thủ chuẩn mực kiểm toán và tổng hợp, lƣu trữ kết quả ở B420.

5.1.3.2 Khác nhau

Khi kiểm toán thực tế, không phải cuộc kiểm toán nào kiểm toán viên cũng thực hiện phân tích tổng thể BCTC lần cuối vào giai đoạn hoàn thành kiểm toán. Đối với những BCTC ít hoặc không có điều chỉnh cộng với dựa vào xét đoán nghề nghiệp của mình, kiểm toán viên cho rằng những bằng chứng kiểm toán đã thu thập dƣợc trong những giai đoạn trƣớc đó đã đầy đủ và thích hợp để kiểm toán viên làm cơ sở đƣa ra ý kiến của mình. Vì thế, kiểm toán viên không tiến hành phân tích tổng thể BCTC lần cuối. Tuy nhiên, theo chuẩn mực kiểm toán 520 cũng nhƣ hƣớng dẫn của VACPA, rất chú trọng việc phân tích tổng thể BCTC lần cuối, để giúp kiểm toán viên hình thành kết luận tổng thể về việc đánh giá tính trung thực và hợp lý của BCTC, tìm kiếm những rủi ro có thể bị bỏ qua ở những giai đoạn thực hiện trƣớc đó. Thực hiện phân tích tổng thể BCTC lần cuối có cái nhìn tổng quan hơn cả việc phân tích sơ bộ BCTC ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và dịch vụ tin học tp hcm (aisc) (Trang 106)