0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Xác lập mức trọng yếu kế hoạch

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TP HCM (AISC) (Trang 61 -61 )

Xác định mức trọng yếu (kế hoạch – thực hiện) đƣợc lập và phê duyệt theo chính sách của công ty để thông báo với nhóm kiểm toán về mức trọng yếu kế hoạch trƣớc khi kiểm toán tại khách hàng và có trách nhiệm xác định lại mức trọng yếu thực tế trong giai đoạn kết thúc kiểm toán để xác địnhj xem các công việc và thủ tục kiểm toán đã đƣợc thực hiện đầy đủ hay chƣa.

4.3.4.1 Mức trọng yếu tổng thể (PM)

- Ở mức độ tổng thể của BCTC (PM): toàn bộ sai lệch có thể chấp nhận đƣợc để đảm bảo BCTC không có sai lệch trọng yếu.

Các tiêu chí phù hợp thông thƣờng đƣợc lựa chọn để ƣớc tính mức trọng yếu là lợi nhuận trƣớc thuế, tổng doanh thu, tổng chi phí, tổng vốn chủ sở hữu hoặc giá trị tài sản ròng. Dựa vào đặc điểm kinh doanh của Công ty CP XYZ và khả năng, kinh nghiệm nghề nghiệp, KTV đã quyết định chọn chỉ tiêu Lợi nhuận trƣớc thuế làm cơ sở tính mức trọng yếu của báo cáo tài chính vì công ty CP XYZ là công ty đại chúng, các cổ đông quan tâm chủ yếu là lợi nhuận và cổ tức. Ngoài ra, công ty cũng đang có kế hoạch niêm yết. Vì vậy, KTV lựa chọn tiêu chí này.

Dựa vào xét đoán nghề nghiệp của KTV, mức trọng yếu tổng thể (PM) thƣờng đƣợc xác định trong khoảng từ 8% lợi nhuận trƣớc thuế.

Nguồn số liệu: BCTC chƣa kiểm toán năm 2013 của công ty CP XYZ.

PM = 8% x Lợi nhuận trƣớc thuế

PM = 8% x 10.686.558.412 = 854.924.673đồng.

- Mức trọng yếu thực hiện thông thƣờng nằm trong khoảng từ 50% - 75% so với mức trọng yếu tổng thể đã xác định ở trên.

Đối với công ty CP XYZ, KTV chọn tỷ lệ sử dụng để ƣớc tính mức trọng yếu là 60%. Việc chọn tỷ lệ nào áp dụng cho từng cuộc kiểm toán cụ thể là tùy thuộc vào xét đoán chuyên môn của KTV và chính sách của từng công ty.

Mức trọng yếu thực hiện: 854.924.673x 60% = 512.954.804 đồng.

- Xác định ngƣỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua: Mức tối đa là 4% của mức trọng yếu thực hiện. Đây là mức quy định theo thông lệ kiểm toán tốt nhất ở Việt Nam, các công ty kiểm toán có thể áp dụng hoặc đƣa ra các mức khác theo chính sách khác của mình.

Đối với công ty CP XYZ, KTV chọn tỷ lệ sử dụng để ƣớc tính ngƣỡng sai sót không đáng kể là 3%.

Ngƣỡng sai s t không đáng kể/ sai s t c thể bỏ qua:

512.954.804 x 3% = 15.388.644 đồng.

4.3.4.2 Mức trọng yếu khoản mục (TE)

Ở mức độ từng khoản mục (TE) là sai lệch tối đa đƣợc phép của từng khoản mục. Mức trọng yếu có thể bỏ qua cho từng khoản mục (TE) không vƣợt quá 10% số dƣ cuối kỳ của khoản mục đó và 50% trên mức trọng yếu tổng thể (PM) có thể bỏ qua cho toàn báo cáo tài chính. KTV sẽ chọn TE bằng 50% giá trị PM. Nếu 50% giá trị PM lớn hơn 10% giá trị khoản mục thì KTV sẽ chọn TE bằng 10% giá trị khoản mục đó.

Đối với khách hàng là công ty CP XYZ, KTV đã không xác lập mức trọng yếu cho từng khoản mục cũng nhƣ đã không đánh giá các rủi ro cho hệ thống KSNB của công ty khách hàng ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Nguyên nhân có thể là do đây là khách hàng cũ của công ty kiểm toán, công ty kiểm toán đã nắm khá rõ về cơ cấu tổ chức, chính sách hay chế độ kế toán áp dụng cũng nhƣ hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị và cũng để tiết kiệm đƣợc thời gian kiểm toán.

Thay vào đó, KTV nào đảm nhận thực hiện kiểm toán của khoản mục nào thì KTV sẽ tiến hành trích lập mức trọng yếu cũng nhƣ đánh giá các rủi ro cho khoản mục đó. Dù vậy, KTV vẫn chƣa tổng hợp lại và lƣu trên hồ sơ kiểm toán.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TP HCM (AISC) (Trang 61 -61 )

×