MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG HẠN CHẾ CỦA

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và dịch vụ tin học tp hcm (aisc) (Trang 115)

CHẾ CỦA VIỆC ÁP DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI AISC

5.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

- Xây dựng bộ phận riêng nhằm tìm hiểu về các thông tin chung liên quan tới khách hàng được kiểm toán

Bộ phận này chịu trách nhiệm tìm hiểu một cách chi tiết nhất về tình hình hoạt động kinh doanh của những khách hàng đƣợc kiểm toán và xu hƣớng phát triển của từng ngành của từng khách hàng đó. Luôn cập nhật những thông tin mới nhất của từng khách hàng cũng nhƣ xu hƣớng biến động của thị trƣờng đối với từng ngành. Thu thập những thông tin có độ tin cậy cao và lƣu trữ một cách rõ ràng nằm phục vụ cho những giai đoạn kiểm toán tiếp theo.

- So sánh số liệu phân tích qua nhiều năm

Việc thực hiện phân tích chỉ so sánh số liệu năm nay với năm trƣớc chƣa đủ để đƣa ra nhận xét về xu hƣớng biến động một cách chính xác nhất. Vì thế, cần so sánh số liệu qua nhiều năm (có thể là 3 năm trở lên) để có thể nhìn ra đƣợc xu hƣớng biến động của từng đối tƣợng phân tích.

Đối với khách hàng cũ, kiểm toán viên có thể thu thập số liệu từ hồ sơ kiểm toán những năm trƣớc. Đối với khách hàng mới, kiểm toán viên có thể yêu cầu khách hàng cung cấp các số liệu ở những năm trƣớc.

- Phân tích bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Thực hiện thêm việc phân tích báo cáo lƣu chuyển tiền tệ sẽ giúp kiểm toán viên hiểu rõ hơn về tình hình tài chính cũng nhƣ khả năng thanh toán của công ty khách hàng một cách tổng quát và rõ ràng hơn.

- Lưu trữ thông tin của những đơn vị cùng ngành và thực hiện thủ tục phân tích so sánh với số liệu bình quân ngành hoặc các đơn vị cùng ngành

-Trong m i lần kiểm toán đối với những đơn vị cùng ngành, kiểm toán viên nên lƣu trữ thông tin về những đơn vị đó nhằm nhận định đƣợc xu hƣớng phát triển của đơn vị hoặc dùng làm cơ sở để ƣớc tính số liệu bình quân ngành. Thực hiện thủ tục phân tích so sánh với số liệu bình quân ngành hoặc các đơn vị cùng ngành. Khi áp dụng phƣơng pháp này cần chú ý sự khác biệt về quy mô, về việc áp dụng chính sách kế toán giữa các đơn vị khi so sánh với nhau. Phƣơng pháp này rất có hiệu quả khi áp dụng kiểm toán ở những nƣớc có số liệu thống kê tƣơng đối đầy đủ về tình hình hoạt động kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp trong từng ngành nghề. Cụ thể, khi phân tích sâu các hệ số tài chính, so sánh với số liệu bình quân ngành để có thể đƣa ra những phán

xem xét khả năng hoạt động liên tục của đơn vị và nhận dạng rủi ro chính xác hơn.

5.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

- Xây dựng kế hoạch về thời gian kiểm toán cụ thể đối với mỗi thủ tục kiểm toán trong chương trình kiểm toán

Thời gian của cuộc kiểm toán thƣờng ít khiến các kiểm toán viên phải cân nhắc trong việc áp dụng đầy đủ quy trình cũng nhƣ các thủ tục kiểm toán, đặc biệt là thủ tục phân tích. Vì thông thƣờng, thời gian kiểm toán thƣờng chỉ từ 2- 4 ngày. Trong 1 thời gian ngắn nhƣ vậy, kiểm toán viên phải cân nhắc nên thực hiện hay không thực hiện thủ tục phân tích nào. Vì vậy, cần xây dựng kế hoạch về thời gian cụ thể đối với từng thủ tục phân tích, gia tăng thời gian kiểm toán hoặc tăng số lƣợng kiểm toán viên để khi kiểm toán báo cáo tài chính có thể thực hiện đầy đủ hơn các thủ tục phân tích, giúp kiểm toán viên nhận định cụ thể hơn những rủi ro trọng yếu hay giảm thiểu đƣợc rủi ro phát hiện mà vẫn đảm bảo đƣợc chi phí, thời gian cũng nhƣ rủi ro kiểm toán.

- Xây dựng phần mềm nhằm thiết kế chương trình kiểm toán

Nên xây dựng phần mềm nhằm thiết kế chƣơng trình kiểm toán cho từng đơn vị khách hàng, cụ thể cho từng thủ tục kiểm toán, đặc biệt là thủ tục phân tích nhằm giúp kiểm toán viên thực hiện một cách đầy đủ hơn các thủ tục thủ tục kiểm toán nói chung cũng nhƣ thủ tục phân tích nói riêng một cách nhanh chóng và chính xác nhất, nhằm tiết kiệm hết mức có thể thời gian và chi phí cho cuộc kiểm toán.

- So sánh số liệu thực tế với kế hoạch

Việc điều tra các sai biệt lớn giữa số liệu thực tế và kế hoạch có thể cho thấy những sai lệch trong báo cáo tài chính, hoặc các biến động lớn trong tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Ví dụ nhƣ so sánh thực tế với kế hoạch về doanh thu, sản lƣợng sản xuất, sản lƣợng tiêu thụ, lợi nhuận trƣớc thuế,… để thấy đƣợc tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị có đạt đƣợc hiệu quả nhƣ kế hoạch không, nếu có chênh lệch lớn, nguyên nhân là do đâu…

- So sánh số liệu thực tế với số liệu ước tính của kiểm toán viên

So sánh số liệu thực tế với số liệu ƣớc tính của kiểm toán viên để tìm ra chênh lệch và nguyên nhân của sự chênh lệch đó. Ví dụ nhƣ: Ƣớc tính giá vốn hàng bán, ƣớc tính chi phí khấu hao, ƣớc tính chi phí nhân công trực tiếp…

-Phân tích các chỉ số tài chính chi tiết cho từng bộ phận, mặt hàng

Việc tính các chỉ số tài chính nhƣ tỷ lệ lãi gộp hay số vòng quay hàng t ồn kho cho từng chủng loại sản phẩm, từng mặt hàng sẽ giúp loại trừ khả năng bù đắp lẫn nhau giữa các bộ phận, giúp kiểm toán viên đƣa ra đƣợc nhận định

chính xác hơn, dự đoán đƣợc những sai lệch trọng yếu trên báo cáo tài chính Ví dụ nhƣ đối với công ty CP XYZ, tỷ lệ lãi gộp chung của các mặt hàng sụt giảm có thể do tình hình xuất khẩu trong năm 2013 gặp khó khăn, giá cả đầu vào tăng, hoặc giá vốn hàng bán bị khai khống… Do đó, kiểm toán viên khó có thể đƣa ra đƣợc nhận xét gì thêm. Còn khi khi tính cụ thể thêm tỷ lệ lãi gộp của từng mặt hàng, tỷ trọng các mặt hàng trên doanh thu, kiểm toán viên dễ dàng nhận thấy xem tỷ lệ lãi gộp biến động có hợp lý hay không hay là do sự thay đổi của cơ cấu mặt hàng trong năm nay hoặc là do việc giá vốn hàng bán bị khai khống,..

Cụ thể khi thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV có thể bổ sung thực hiện một số thủ tục phân tích ở các khoản mục, ví dụ ở một số khoản mục như sau:

Ở khoản mục Nợ phải thu khách hàng:

+ So sánh tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu so sánh với năm trƣớc, với tỷ lệ ngành.

+ So sánh số dƣ quá hạn năm nay với năm trƣớc…

Ở khoản mục doanh thu:

+ So sánh doanh thu kỳ này với kỳ trƣớc theo từng tháng để tìm biến động bất thƣờng.

+ Tính tỷ lệ lãi gộp của những mặt hàng, loại hình dịch vụ chủ yếu và so sánh với năm trƣớc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đối với doanh thu, chi phí hoạt động tài chính, kiểm toán viên ƣớc tính chi phí lãi vay và so sánh với số đơn vị cung cấp…

Ở khoản mục hàng tồn kho:

+ So sánh số vòng quay hàng tồn kho năm 2013 của từng mặt hàng chủ yếu.

+ So sánh giá thành năm 2013 với năm 2012, giá thành đơn vị kế hoạch với giá thành đơn vị thực tế…

Ở giá vốn hàng bán:

+ So sánh giá vốn hàng bán hàng tháng trong năm của từng loại sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở kết hợp với doanh thu, tỷ lệ lãi gộp.

+ So sánh số liệu ƣớc tính giá vốn hàng bán của kiểm toán viên với số liệu đơn vị cung cấp…

Ở khoản mục tài sản cố định, chi phí khấu hao:

+ Tỷ số giữa doanh thu với tổng giá trị tài sản cố định. + Tỷ số giữa tổng giá trị tài sản cố định với vốn chủ sở hữu.

+ So sánh giữa giá trị tài sản cố định tăng, giảm trong năm nay với năm trƣớc.

+ Ƣớc tính chi phí khấu hao và so sánh với liệu của đơn vị.

+ Ƣớc tính tỷ lệ chi phí khấu hao với tổng nguyên giá tài sản cố định.

5.3.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán

- Thiết lập một bộ phận riêng để thực hiện việc phân tích tổng thể báo cáo tài chính lần cuối cũng nhƣ kiểm soát chất lƣợng kiểm toán nhằm đƣa ra những nhận xét độc lập, khách quan hơn về những kết luận đã đƣa ra trƣớc đó.

- Đối với bất kỳ cuộc kiểm toán nào, cũng nên áp dụng thủ tục phân tích qua việc phân tích tổng thể báo cáo tài chính lần cuối trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán.

- Khi thực hiện phân tích, nên thực hiện thủ tục phân tích đối với bảng báo cáo lƣu chuyển tiền tệ.

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, lĩnh vực kiểm toán cũng đang phát triển một cách nhanh chóng. Vì thế, việc canh khốc liệt giữa các công ty kiểm toán là điều không thể tránh khỏi. AISC là một trong những công ty kiểm toán có doanh thu lớn nhất ở Việt Nam. Với một số lƣợng khách hàng lớn và tăng theo từng năm, một đội ngũ nhân viên với trình độ cao, AISC không ngừng nâng cao chất lƣợng dịch vụ, nâng cao trình độ kỹ thuật chuyên môn của KTV nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Điều đó đƣợc thể hiện qua hiệu quả của trong các cuộc kiểm toán và chất lƣợng dịch vụ mang lại cho khách hàng. Để một cuộc kiểm toán vừa đạt đƣợc hiệu quả cao, vừa đảm bảo đƣợc thời gian cũng nhƣ chi phí kiểm toán thì KTV phải lựa chọn các thủ tục kiểm toán sao cho phù hợp với từng khách hàng.

Trong kiểm toán BCTC, thủ tục phân tích là một trong những thủ tục kiểm toán có nhiều ƣu điểm. Thủ tục phân tích có thể đƣợc áp dụng ở bất kỳ giai đoạn kiểm toán, ở bất kỳ khoản mục nào và ở m i thủ tục khác nhau sẽ có những ý nghĩa khác nhau. Nhƣng vì điều kiện, phạm vi, thời gian hay chi phí kiểm toán, thủ tục phân tích có thể đƣợc sử dụng hoặc không sử dụng tùy thuộc vào sự xét đoán nghề nghiệp của KTV cũng nhƣ đặc điểm kinh doanh của khách hàng. Lựa chọn sử dụng thủ tục phân tích một cách khá thƣờng xuyên trong các cuộc kiểm toán của mình cũng là một thế mạnh của AISC có thể cạnh tranh với những công ty kiểm toán khác. Tuy nhiên, ngoài những ƣu điểm mà thủ tục phân tích đem lại thì nó cũng còn những mặt hạn chế. Những ƣu nhƣợc điểm của việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC đã cho thấy tầm quan trọng của thủ tục phân tích khi đƣợc áp dụng trong kiểm toán BCTC là rất cần thiết trong bất kỳ cuộc kiểm toán nào.

Thủ tục phân tích là một trong những thủ tục kiểm toán giúp kiểm toán viên khai thác bằng chứng kiểm toán nhanh chóng, hiệu quả đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy kiểm toán viên áp dụng thủ tục này mang tính chất rập khuôn, cứng nhắc, không phát huy hết tác dụng của chúng trong việc tìm kiếm gian lận, sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính và kết quả của thủ tục phân tích phụ thuộc nhiều vào xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên.

Vì vậy, dù ở bất kỳ cuộc kiểm toán lớn hay nhỏ, khách hàng mới hay cũ thì việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính cũng nên

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Kiến nghị đối với Nhà Nƣớc

Hoàn thiện các hệ thống các văn bản pháp luật, những khuôn khổ pháp lý về từng ngành kinh tế, đặc biệt là về kế toán và kiểm toán.

Ban hành các văn bản hƣớng dẫn cụ thể kèm theo khi ban hành nghị định, thông tƣ mới. Ngoài ra, cần chú ý đến thời gian ban hành và thời gian bắt đầu áp dụng các nghị định, thông tƣ mới.

Mở rộng giao lƣu với các tổ chức kiểm toán ở các nƣớc banh nhằm tạo điều kiện học hỏi và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm.

Xây dựng bộ phận chuyên trách đảm nhận việc thu thập, tổng hợp thông tin có liên quan đến tình hình tài chính của tất cả các doanh nghiệp và tổ chức thuộc mọi lĩnh vực hoạt động. Bộ phận này không chỉ thu thập những thông tin trong nƣớc mà còn thu thập thông tin ở các nƣớc trong khu vực và thế giới có cùng điều kiện kinh tế xã hội để phục vụ cho những đối tƣợng cần nghiên cứ. Trên cơ sở những dữ liệu đó, tính ra các chỉ số bình quân ngành.

Thƣờng xuyên mở các lớp cập nhật kiến thức, hội thảo về các vấn đề kế toán, kiểm toán nhằm giúp cho các KTV hành nghề nâng cao kiến thức.

Mở nhiều kỳ thi về kế toán, các kỳ thi lấy chứng chỉ KTV hành nghề, để đảm bảo năng lực của KTV cũng nhƣ chất lƣợng của cuộc kiểm toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tăng cƣờng kiểm tra các doanh nghiệp kiểm toán, xem xét mức độ áp dụng các chuẩn mực kiểm toán cũng nhƣ đánh giá chất lƣợng kiểm toán.

6.2.2 Kiến nghị đối với công ty khách hàng

Công ty khách hàng phải thƣờng xuyên cập nhật và áp dụng kịp thời những chuẩn mực, quy định mới của Bộ tài chính.

Tạo không khí làm việc thoải mái, thân thiện giữa KTV và doanh nghiệp đƣợc kiểm toán. Các đơn vị đƣợc kiểm toán nên tạo mọi điều kiện thuận lợi để các KTV có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình cũng nhƣ cung cấp đầy đủ các báo cáo, chứng từ,…

Lƣu trữ chứng từ 1 cách khoa học, đầy đủ, có hệ thống giúp cho công tác kiểm toán đƣợc thực hiện nhanh chống hơn.

Thƣờng xuyên cho nhân viên kế toán đi học bồi dƣỡng nghiệp vụ để nâng cao kiến thức nghiệp vụ và cập nhật các quy định mới.

Thiết lập bộ phận kiểm soát nội bộ nhằm giúp hệ thống kiểm soát nội hoạt động của đơn vị hoạt động hữu hiệu hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính, 2013. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200. 2. Bộ Tài chính, 2013. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220. 3. Bộ Tài chính, 2013. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315. 4. Bộ Tài chính, 2013. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320. 5. Bộ Tài chính, 2013. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520. 6. Bộ Tài chính, 2013. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700. 7. Bộ Tài chính, 2013. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 705. 8. Số 67/2011/QH12, 2011. Luật kiểm toán độc lập.

9. Tập thể giảng viên Bộ môn kiểm toán, khoa Kế toán - Kiểm toán trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, 2011. Kiểm toán, TP.Hồ Chí Minh.

LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Trƣờng Đại học Cần Thơ đã tận tình hƣớng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại Trƣờng Đại học Cần Thơ.

Xin chân thành cảm ơn Cô Lƣơng Thị Cẩm Tú – giảng viên khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã tận tình hƣớng dẫn bằng tất cả khả năng của mình, giúp em có thể hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.

Xin chân thành cảm ơn các anh, chị công tác tại đơn vị thực tập - Công ty TNHH Kiểm toán và dịch vụ tin học TP.HCM (AISC) đã tận tâm giúp đỡ, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế cũng nhƣ các kiến thức bổ ích trong thời gian em thực tập tại đơn vị.

Cảm ơn các bạn về những lời khuyên, những ý kiến đã đóng góp trong

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và dịch vụ tin học tp hcm (aisc) (Trang 115)