3.5.1 Thuận lợi
- Chất lƣợng dịch vụ mang tính chuyên nghiệp đem đến cho khách hàng những giá trị thực.
- Kiểm toán ngân hàng cũng là một trong những thế mạnh của AISC.
- Có những ứng dụng phần mềm phục vụ cho việc kiểm toán các công trình xây dựng cơ bản, do đó đã giúp nhiều doanh nghiệp có đƣợc báo cáo
kiểm toán kịp thời, chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí. Đây cũng chính là thế mạnh của AISC trong kiểm toán xây dựng cơ bản.
- Huấn luyện nghiệp vụ cho nhân viên các Doanh nghiệp theo các khoá hạn về các vấn đề cấp thiết phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp mà AISC đang tiến hành nhƣ: Phân tích báo cáo tài chính - thẩm định dự án đầu tƣ, Kế toán thực hành chuyên nghiệp, Quản trị sản xuất,…
- Tin học hóa quản lý cũng là một trong những đòi hỏi cấp thiết của Doanh nghiệp. Hiện nay, phần mềm của AISC đã và đang đƣợc khách hàng tín nhiệm và đã đáp ứng hầu hết đƣợc nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.
- Là 1 trong 10 công ty kiểm toán hàng đầu của Việt Nam.
- Là công ty kiểm toán duy nhất nhận giải thƣởng Sao Vàng Chất Lƣợng Quốc Tế do tổ chức BID (Business Initiative Directions) trao tặng.
Việc lựa chọn AISC cung cấp dịch vụ là giải pháp tối ƣu, mang đến cho khách hàng hiệu quả trong quản lý doanh nghiệp.
3.5.2 Kh khăn
- Hạn chế trong việc mở rộng thị trƣờng.
Cho đến hiện tại, công ty chỉ có 2 chi nhánh đƣợc đặt tại Hà Nội và Đà Nẵng, 2 Văn phòng Đại diện ở Cần Thơ và Hải Phòng. Vì vậy, việc mở rộng thị trƣờng cũng nhƣ doanh thu tƣơng đối khó khăn với công ty và khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng nhiều hơn là không thể.
- Môi trƣờng cạnh tranh gay gắt từ các công ty kiểm toán khác, đặc biệt là các công ty kiểm toán nƣớc ngoài, nhƣ: EY, KPMG, Deloitte Vietnam, PwC, A&C, AASC,... Vì vậy, công ty cần phải nâng cao chất lƣợng dịch vụ cung cấp hon nữa để có thể cạnh tranh với các công ty kiểm toán khác.
3.5.3 Phƣơng hƣớng hoạt động
- Kiểm toán doanh nghiệp: Căn cứ hợp đồng đã ký kết phải hoàn thành đúng kế hoạch, mở rộng mối quan hệ để ký thêm nhiều hợp đồng kiểm toán.
- Kiểm toán xây dựng cơ bản:
Mở rộng mối quan hệ để ký hợp đồng kiểm toán, tăng cƣờng nhân sự có đủ năng lực và trình độ.
- Tin học: Cải tổ toàn diện, chấn chỉnh lại hoạt động có hiệu quả hơn, bố trí và chuẩn bị nhân sự tham gia trung tâm công nghệ phần mềm.
- Về công tác đào tạo: Mục tiêu không ngừng nâng cao trình độ kiểm toán viên thông qua chiến lƣợc đào tạo chuyên sâu. Hoàn thiện công tác tổ chức phối hợp giữa ban đào tạo với trƣởng, phó các phòng ban trong điều phối lịch học và công tác để nâng cao hơn nữa hiệu quả của các chƣơng trình huấn luyện.
3.6 VIỆC ÁP DỤNG CÁC THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BCTC CỦA AISC TOÁN BCTC CỦA AISC
3.6.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
KTV tiến hành thực hiện phân tích sơ bộ báo cáo tài chính của đơn vị trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chínhdựa trên các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính. KTV có thể sử dụng nhiều thủ tục phân tích khác nhau. KTV AISC thực hiện phân tích biến động qua 2 năm phân tích. Cụ thể ở:
- Phân tích biến động của bảng cân đối kế toán năm nay với năm trƣớc. - Phân tích bảng báo cáo kết quả HĐKD năm nay với năm trƣớc.
Dựa vào bảng phân tích đó và kết hợp với kết quả phân tích bảng CĐKT và bảng báo cáo kết quả HĐKD, KTV nhận định những chênh lệch bất thƣờng và tìm hiểu nguyên nhân.
- Phân tích các tỷ số tài chính năm nay so với năm trƣớc. KTV thƣờng tập trung vào 4 nhóm tỷ số phổ biến: tỷ số khả năng thanh toán, tỷ số về hiệu quả hoạt động, tỷ số khả năng sinh lời, tỷ số quản trị nợ.
KTV dùng kiến thức, hiểu biết của mình để phát hiện các biến động hoặc xu hƣớng lạ hay việc thay đổi đột ngột của các tỷ số. Việc phân tích này giúp KTV phát hiện ra các rủi ro, từ đó đƣa ra các thủ tục kiểm toán phù hợp.
Phân tích các số dƣ lớn, nhỏ và bất thƣờng: đối với từng loại hình doanh nghiệp, KTV phải quan tâm đến các chỉ tiêu riêng biệt, nếu có số dƣ có giá trị lớn, nhỏ bất thƣờng so với năm trƣớc,… thì cần tìm hiểu nguyên nhân và giải thích biến động.
Việc áp dụng thủ tục phân tích ở giai đoạn thực hiện kiểm toán đƣợc KTV AISC thực hiện dựa theo chuẩn mực kiểm toán và hƣớng dẫn của chƣơng trình kiểm toán mẫuVACPA.
3.6.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Thủ tục phân tích đƣợc KTV AISC áp dụng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán đối với từng khoản mục:
- Khoản mục tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền.
- Khoản mục nợ phải thu khách hàng, phải thu nội bộ và phải thu khác ngắn, dài hạn.
- Khoản mục hàng tồn kho, giá vốn hàng bán.
- Khoản mục tài sản cố định, chi phí khấu hao.
- Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn, dài hạn.
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác.
- Nợ phải trả: vay và nợ ngắn, dài hạn, phải trả ngƣời bán, chi phí phải trả ngắn hạn, dài hạn, phải trả nội bộ và phải trả khác ngắn, dài hạn, phải trả ngƣời lao động và các khoản trích theo lƣơng, thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nƣớc.
- Khoản mục chi phí: chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp…
- Nguồn vốn: vốn chủ sở hữu, cổ phiếu quỹ, nguồn kinh phí và quỹ khác…
KTV sử dụng các thủ tục phân tích so sánh số dƣ các khoản mục năm nay với năm trƣớc, tình hình tăng giảm số dƣ của khoản mục để tìm ra những biến động bất thƣờng, so sánh tỷ trọng của khoản mục đó với các chỉ tiêu liên quan của năm nay so với năm trƣớc hay phân tích về các tỷ số quan trọng có liên quan mật thiết với khoản mục đó.
Việc áp dụng thủ tục phân tích ở giai đoạn thực hiện kiểm toán đƣợc KTV AISC thực hiện dựa theo chuẩn mực kiểm toán và hƣớng dẫn của chƣơng trình kiểm toán mẫu VACPA.
3.6.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán
KTV sử dụng thủ tục phân tích vào việc phân tích tổng thể báo cáo tài chính lần cuối.
Theo B420 VACPA, kiểm toán viên tiến hành phân tích tổng thể báo cáo tài chính lần cuối ở:
- Bảng cân đối kế toán đã điều chỉnh.
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Phân các tỷ số tài chính về khả năng thanh toán, hiệu quả hoạt động, khả năng sinh lời, quản trị nợ.
Kiểm toán viên tiến hành so sánh số liệu năm nay với năm trƣớc,
Thực tế, dựa vào trình độ chuyên môn cũng nhƣ xét đoán nghề nghiệp của Kiểm toán viên, kiểm toán viên cho rằng nếu bằng chứng kiểm toán thu thập đƣợc đã đầy đủ và thích hợp, đủ cơ sở để kiểm toán viên đƣa ra ý kiến của mình thì việc áp dụng thủ tục phân tích ở giai đoạn này có thể bỏ qua.
Việc áp dụng thủ tục phân tích ở giai đoạn hoàn thành kiểm toán đƣợc kiểm toán viên AISC thực hiện dựa theo chuẩn mực kiểm toán và hƣớng dẫn của chƣơng trình kiểm toán mẫu VACPA.
Tuy nhiên, ở một số cuộc kiểm toán thực tế, đối với những BCTC ít hoặc không có điều chỉnh cộng với dựa vào xét đoán nghề nghiệp của mình, KTV cho rằng những bằng chứng kiểm toán đã thu thập dƣợc trong những giai đoạn trƣớc đó đã đầy đủ và thích hợp để KTV làm cơ sở đƣa ra ý kiến của mình. Vì thế, KTV bỏ qua phân tích tổng thể báo cáo tài chính lần cuối.
CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TP.HCM (AISC)
4.1 TÌM HIỂU SƠ LƢỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XYZ 4.1.1 Thông tin chung về công ty
- Tên công ty: Công ty Cổ Phần XYZ
- Trụ sở chính: Lô 2.12, Khu Công Nghiệp Trà Nóc 2, Quận Ômôn, TP. Cần Thơ.
- Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh: Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 1800632306 do Sở Kế Hoạch và Đầu tƣ Thành phố Cần Thơ cấp lần 1 vào ngày 23/06/2006 và thay đổi lần 07 ngày 11/01/2011.
- Vốn điều lệ: 114.993.200.000 đồng. - Hình thức sở hữu vốn: Cổ phần.
4.1.2 Lĩnh vực kinh doanh
- Chế biến bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản. Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt. Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn. Chế biến bảo quản rau quả.
- Nuôi trồng thủy sản nội địa, thủy hải sản biển. Sản xuất giống thủy sản. Chăn nuôi gia cầm, lợn, trâu, bò. Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản. Sản xuất dầu, mỡ động thực vật.
- Mua bán thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản, bột cá, dầu cá, mỡ cá và các mặt hàng nông, lâm sản nguyên liệu, động vật sống khác. Mua bán thủy sản tƣơi, đông lạnh, qua chế biến và các mặt hàng thực phẩm khác. Mua bán phế liệu, phế phẩm ngành thủy sản.
- Hoạt động tƣ vấn kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản. Hoạt động môi giới thƣơng mại.
- Cho thuê kho lạnh, bảo quản nông, thủy hải sản, thực phẩm.
- Kinh doanh bất động sản, cho thuê nhà, văn phòng, mặt bằng, bến bãi, nhà xƣởng, nhà kho.
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy hải sản, lƣơng thực, thực phẩm, thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản, bột cá, dầu cá, mỡ cá.
- Kinh doanh thiết bị, vật tƣ, công cụ phục vụ ngành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
4.1.3 Cơ cấu tổ chức
Nguồn: Công ty CP XYZ, 2013
Hình 2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Cổ phần XYZ, 2013
4.1.4 Năm tài chính và đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
4.1.4.1 Năm tài chính
Bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm.
4.1.4.2 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
Đồng Việt Nam (VNĐ) đƣợc sử dụng làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.
4.1.5 Hình thức kế toán và chế độ kế toán áp dụng
4.1.5.1 Hình thức kế toán
Kế toán trên máy vi tính.
4.1.5.2 Chế độ kế toán
Công ty áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam đƣợc Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và các thông tƣ sửa đổi bổ sung.
Đại Hội Đồng Cổ Đông Hội Đồng Quản Trị Phó Tổng Giám Đốc Ban Kiểm Soát Tổng Giám Đốc Phòng Tổ Chức Phòng XNK Phòng Kế Toán Tài Vụ Phòng Cung Ứng Phòng Cơ Điện Lạnh Phòng Kỹ Thuật Vi Sinh Ban Quản Đốc Phân Xƣởng
4.1.6 Chính sách kế toán áp dụng
4.1.6.1 Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền
Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi
ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn có thời hạn gốc không quá 3 tháng, có tính thanh khoản cao, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành các lƣợng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền.
Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán
Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ bằng các đơn vị tiền tệ khác với đồng Việt Nam đƣợc quy đổi theo giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế tại thời điểm phát sinh, chênh lệch tỷ giá đƣợc tính vào thu nhập hoặc chi phí tài chính và đƣợc phản ánh trên Báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ.
4.1.6.2 Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu thương mại và phải thu khác
Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu: theo giá gốc trừ dự phòng cho
các khoản phải thu khó đòi.
Phương pháp lập dự phòng phải thu khó đòi: dự phòng phải thu khó đòi
đƣợc ƣớc tính cho phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chƣa quá hạn nhƣng có thể không đòi đƣợc do khách nợ không có khả năng thanh toán.
4.1.6.3 Nguyên tắc nhận hàng tồn kho (HTK)
Nguyên tắc ghi nhận HTK: hàng tồn kho đƣợc ghi nhận theo giá gốc (-)
trừ dự phòng giảm giá và dự phòng cho HTK l i thời, mất phẩm chất. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm giá mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có đƣợc hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Phương pháp tính giá trị HTK: phƣơng pháp bình quân gia quyền hàng
tháng.
Phương pháp hạch toán HTK: phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên. Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: dự phòng hàng tồn
kho đƣợc trích lập khi giá trị thuần có thể thực hiện của hàng tồn kho nhỏ hơn gia gốc. Giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc là giá bán ƣớc tính trừ đi chi phí ƣớc tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí bán hàng ƣớc tính. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho là số chênh lệch giữa giá gốc hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể đƣợc thực hiện của chúng.
4.1.6.4Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao tài sản cố định (TSCĐ)
Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình
đƣợc TSCĐ tính đến thời điểm đƣa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng theo dự tính. Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu chỉ đƣợc ghi tăng nguyên giá TSCĐ nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tƣơng lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí không thỏa mãn điều kiện trên đƣợc ghi nhận là chi phí trong kỳ.
Khi TSCĐ đƣợc bán hoặc thanh lý, nguyên giá và khấu hao lũy kế đƣợc xóa sổ và bất kỳ khoản lãi l nào phát sinh từ việc thanh lý đều đƣợc tính vào thu nhập hay chi phí trong kỳ.
Xác định nguyên giá trong từng trƣờng hợp.
Tài sản cố định hữu hình mua sắm
Nguyên giá TSCĐ bao gồm giá mua trừ (-) các khoản đƣợc chiết khấu thƣơng mại hoặc giảm giá, các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế đƣợc hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đƣa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, nhƣ chi phí lắp đặt, chạy thử, chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác.
Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ vô hình
TSCĐ vô hình đƣợc ghi nhận theo nguyên giá trừ đi (-) giá trị hao mòn lũy kế. Nguyên giá TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có đƣợc TSCĐ vô hình tính đến thời điểm đƣa tài sản đó vào sử dụng theo dự kiến.
Xác định nguyên giá trong từng trƣờng hợp.
TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất
Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất là số tiền trả khi nhận chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất hợp pháp từ ngƣời khác, chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trƣớc bạ.
Phần mềm máy vi tính
Phần mềm máy tính là toàn bộ các chi phí mà Công ty đã chi ra tính đến thời điểm đƣa phần mềm vào sử dụng.
Phương pháp khấu hao TSCĐ
TSCĐ đƣợc khấu hao theo phƣơng pháp đƣờng thẳng dựa trên thời gian sử dụng ƣớc tính của tài sản. Thời gian sử dụng ƣớc tính là thời gian mà tài sản phát huy đƣợc tác dụng cho sản xuất kinh doanh.