Thủ tục phân tích áp dụng trong chƣơng trình kiểm toán tài sản cố định

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và dịch vụ tin học tp hcm (aisc) (Trang 95)

sản cố định và chi phí khấu hao

Đặc điểm:

- TSCĐ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của đơn vị và tùy thuộc vào từng ngành nghề, theo từng loại hình kinh doanh của đơn vị. Vì thế, trong mọi trƣờng hợp, khoản mục TSCĐ phản ánh tình hình trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. Số lƣợng tài khoản không nhiều nhƣng từng đối tƣợng lại mang giá trị lớn.

- Trong niên độ sẽ có ít các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và cuối kỳ kết thúc kế toán năm việc khóa sổ khoản mục TSCĐ không phức tạp.

- TSCĐ hữu hình có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhƣng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu và vì tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên TSCĐ hữu hình còn có đặc điểm là hao mòn dần và giá trị của nó đƣợc chuyển dần vào chi phí của đối tƣợng sử dụng liên quan.

- TSCĐ vô hình chỉ có đặc điểm liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp nên giá trị của nó cũng đƣợc chuyển dần vào chi phí của đối tƣợng sử dụng liên quan.

- Do đặc điểm sử dụng của TSCĐ là có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài nên yêu cầu phải quản lý TSCĐ về cả 2 mặt hiện vật và giá trị từ quá trình hình thành (kế toán tăng TSCĐ), quá trình sử dụng (kế toán khấu hao TSCĐ), quá trình bảo quản (kế toán sửa chữa), đến khi tài sản không còn đƣợc sử dụng tại doanh nghiệp (kế toán thanh lý TSCĐ).

Kiểm tra phân tích đối với Tài sản cố định và chi phí khấu hao

Mục đích: Đạt đƣợc sự giải trình hợp lý về sự tăng giảm TSCĐ và XDCB dở dang

Cơ sở dẫn liệu: Hiện hữu, đầy đủ và chính xác

Công việc thực hiện:

1. Kiểm tra tính hợp lý của việc xác định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, so sánh với Thông tư 45/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 và CMKT liên quan.

Bảng 4.24 Bảng xác định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản và so sánh với Thông tƣ 45/TT-BTC

Nội dung

Thời gian khấu hao

(năm) Chênh lệch Chú ý Theo đơn vị Theo thông tƣ 45

Nhà cửa, vật kiến trúc 05 - 50 năm 05 - 50 năm - Máy móc, thiết bị 03 - 20 năm 03 - 20 năm - Phƣơng tiện vận tải

truyền dẫn 06 - 30 năm 06 - 30 năm -

TSCĐ khác 03 - 10 năm 03 - 20 năm -

TSCĐ vô hình 06 năm 05 - 20 năm -

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ sổ chi tiết của công ty CP XYZ và thông tư 45, 2013

Nhận xét

Thời gian khấu hao tài sản cố định của đơn vị phù hợp với Thông tƣ 45/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013.

2. Tính toán sự khác biệt giữa số dư năm 2013 và năm 2012.

Bảng 4.25 Bảng phân tích biến động TSCĐ và XDCB dở dang và năm 2013 so với năm 2012

ĐVT: VNĐ

Nội dung Tài

khoản

Số dƣ cuối kỳ Số dƣ đầu kỳ Chênh lệch Biến

động tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) TSCĐ hữu hình 211 196.913.991.804 23,43 195.565.869.751 27,06 1.348.122.053 0,69 (3,63) TSCĐ vô hình 213 26.884.240.855 3,20 26.884.240.855 3,72 0 0,00 (0,52) Hao mòn 214 109.899.880.845 13,08 92.958.169.679 12,86 16.941.711.166 18,23 0,21 XDCB dở dang 241 2.831.000.000 0,34 2.310.000.000 0,32 521.000.000 22,55 0,02 Tổng tài sản 840.260.909.088 100,00 722.588.325.916 100,00 117.672.583.172 16,28

Nhận xét (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, hao mòn đều có biến động không đáng kể so với năm 2012. Tỷ trọng của từng loại TSCĐ trên tổng TS có biến động nhẹ giữa năm 2013 và 2012. Trong đó, TSCĐHH chiếm tỷ trọng cao nhất là 23,43% năm 2013 và 27,06 % năm 2012. Số dƣ TSCĐHH năm 2013 là 196.913.991.804 đồng, tăng nhẹ 0,69% so với năm 2012. TSCĐVH trong năm không phát sinh thêm so với năm trƣớc. Năm 2013, hao mòn TSCĐ và XDCB dở dang có biến động tăng tƣơng ứng 18,23% và 22,55% so với năm 2012. KTV nghi ngờ đơn vị chƣa điều chỉnh những TSCĐ không thỏa điều kiện ghi nhận là TSCĐ theo thông tƣ 45/2013/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 10/06/2013.

3. So sánh chi phí khấu hao năm 2013 so với năm 2012, và yêu cầu giải trình nếu có sự thay đổi.

Bảng 4.26 Bảng so sánh chi phí khấu hao năm 2013 so với năm 2012 ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2013 2012 Biến động Tỷ lệ (%) TSCĐ hữu hình 196.913.991.804 195.565.869.751 1.348.122.053 0,69 Nhà cửa, vật kiến trúc 73.351.206.578 72.322.508.152 1.028.698.426 1,42 Máy móc, thiết bị 110.024.516.570 109.825.092.943 199.423.627 0,18 Phƣơng tiện vận tải 8.688.038.359 8.568.038.359 120.000.000 1,40 TSCĐ hữu hình khác 4.850.230.297 4.850.230.297 0 0,00 TSCĐ vô hình 26.884.240.855 26.884.240.855 0 0,00 Quyền sử dụng đất không thời hạn 16.235.775.800 16.235.775.800 0 0,00 Phần mềm kế toán 36.069.995 36.069.995 0 0,00 Quyền sử dụng đất có thời hạn 5 năm 10.612.395.060 10.612.395.060 0 0,00

Khấu hao TSCĐ hữu hình 105.085.890.847 88.682.013.413 16.403.877.434 18,50

Nhà cửa, vật kiến trúc 31.547.363.413 26.290.058.330 5.257.305.083 20,00 Máy móc, thiết bị 64.783.122.526 54.918.044.002 9.865.078.524 17,96 Phƣơng tiện vận tải 5.519.873.873 4.709.002.137 810.871.736 17,22 TSCĐ hữu hình khác 3.235.531.035 2.764.908.944 470.622.091 17,02

Khấu hao TSCĐ vô hình 4.813.989.998 4.276.156.266 537.833.732 12,58

Quyền sử dụng đất không

thời hạn - - - -

Phần mềm kế toán 36.069.995 28.856.016 7.213.979 25,00 Quyền sử dụng đất có thời

hạn 5 năm 4.777.920.003 4.247.300.250 530.619.753 12,49

Nhận xét

Dựa vào bảng 4.26, các chỉ tiêu trên bảng biến động không nhiều. Tuy nhiên, việc chƣa điều chỉnh giảm một số tài sản không đủ điều kiện ghi nhận TSCĐ theo thông tƣ 45 có thể ảnh hƣởng đến việc trích khấu hao.

Kết luận

Đạt giải trình hợp lý về biến động các chỉ tiêu phân tích biến động Tài sản cố định và chi phí khấu hao.

Dựa vào kết quả của thủ tục phân tích, KTV quyết định thực hiện các thử nghiệm chi tiết theo chƣơng trình kiểm toán đã lập và kiểm tra kỹ đối với những thử nghiệm chi tiết liên quan đến việc phân loại và trích chi phí khấu hao theo thông tƣ mới. Cụ thể là:

-Thu thập Bảng tổng hợp tình hình biến động từng loại TSCĐ. Kiểm tra tính chính xác số học và đối chiếu số liệu với Sổ Cái, sổ chi tiết, BCĐSPS.

-Tham gia chứng kiến kiểm kê TSCĐ cuối kỳ, đánh giá tình trạng sử dụng của từng TSCĐ.

-Thu thập Bảng tổng hợp chi tiết chi phí XDCB dở dang theo từng công trình, từng nội dung chi phí, xem xét Bảng tổng hợp để xác định các khoản mục bất thƣờng. Kiểm tra tính hiện hữu và tình trạng các công trình dở dang.

- Chọn mẫu 100% kiểm tra bộ hồ sơ các TSCĐ tăng trong năm (do nghiệp vụ phát sinh ít):

+ Đối chiếu với kế hoạch, thủ tục mua sắm TSCĐ, sự phê duyệt của Ban giám đốc (đối với các TSCĐ tăng trong năm có giá trị lớn từ 1.000.000.000 đồng trở lên), những tài sản có giá trị nhỏ thông qua đề nghị của bộ phận sử dụng tài sản.

+ Đánh giá việc ghi nhận TSCĐ có đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn theo Thông tƣ 45, qui định của các CMKT liên quan hay không.

-Thu thập Bảng tính khấu hao TSCĐ trong kỳ chi tiết đến từng TSCĐ. Kiểm tra tính chính xác số học và đối chiếu số liệu với các tài liệu liên quan.

-Xem xét các chính sách khấu hao của đơn vị, uớc tính độc lập CPKH trong kỳ và so sánh với số liệu của đơn vị.

KTV bỏ qua kiểm tra việc ghi giảm khấu hao lũy kế do việc thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ do trong năm không phát sinh.

Việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục TSCĐ và chi phí khấu hao dƣờng nhƣ không đem lại hiệu quả nhƣ mong muốn của KTV. Mặc dù khi thực hiện thủ tục phân tích giúp KTV xác định sai sót xảy ra trong việc điều chỉnh ghi nhận TSCĐ, ảnh hƣởng đến CPKH và khoản mục khác. KTV quyết định giữ nguyên mức độ rủi ro nhƣ ban đầu và KTV thực hiện đầy đủ các thử nghiệm chi tiết theo chƣơng trình kiểm toán đã lập để có thể thu

lý của khoản mục này. KTV đã thực hiện đầy đủ thủ tục phân tích theo chƣơng trình kiểm toán đã lập và tổng hợp lại, lƣu trữ ở hồ sơ kiểm toán.

Ở khoản mục TSCĐ, KTV nên việc thực hiện thêm các tỷ số nhƣ: tỷ số giữa doanh thu với tổng giá trị TSCĐ, tỷ số giữa tổng giá trị TSCĐ với vốn chủ sở hữu, tỷ số hoàn vốn TSCĐ, so sánh giữa giá trị TSCĐ tăng, giảm trong năm với năm trƣớc giúp KTV nhận thức đƣợc xu hƣớng biến đổi và xem xét tính hợp lý chung của khoản mục TSCĐ.

Ở CPKH, KTV nên tính thêm tỷ lệ khấu hao bằng tỷ số giữa CPKH với tổng nguyên giá TSCĐ. Sự thay đổi đột ngột của tỷ số này giúp KTV lƣu ý đến những thay đổi trong chính sách khấu hao của đơn vị, trong cơ cấu TSCĐ hay khả năng có sai sót trong việc tính khấu hao của đơn vị. Hoặc KTV có thể ƣớc tính chi phí khấu hao trong kỳ và so sánh với số liệu của đơn vị.

Tóm lại, việc áp dụng thủ tục phân tích ở giai đoạn thực hiện kiểm toán đã giúp ích đƣợc phần nào cho KTV trong việc đƣa ra các quyết định của mình nhƣng nhìn chung, đa phần các thủ tục phân tích áp dụng chƣa mang lại hiệu quả cao nhất. Do KTV chỉ thực hiện những thủ tục phân tích đơn giản, chỉ so sánh số liệu năm nay với năm trƣớc mà chƣa thực hiện so sánh số liệu với số liệu kế hoạch, số ƣớc tính của KTV. Ngoài ra, ở m i khoản mục, vẫn còn một số thủ tục phân tích tƣơng đối hiệu hiệu quả mà KTV chƣa áp dụng. Có thể là do bằng chứng kiểm toán mà thủ tục phân tích đem lại có độ tin cậy không cao bằng các thử nghiệm chi tiết hoặc do xét đoán nghề nghiệp của KTV hay là để đảm bảo đƣợc thời gian, chi phí kiểm toán mà KTV đã bỏ qua những thủ tục này.

4.5 PHÂN TÍCH CÁC THỦ TỤC PHÂN TÍCH ĐƢỢC ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CP XYZ TRONG GIAI ĐOẠN HOÀN THÀNH KIỂM TOÁN CÔNG TY CP XYZ TRONG GIAI ĐOẠN HOÀN THÀNH KIỂM TOÁN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi thực hiện các thử nghiệm cơ bản gồm thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV tiến hành thực hiện thủ tục phân tích ở giai đoạn hoàn thành kiểm toán.

Ở giai đoạn này, KTV tiến hành phân tích tổng thể BCTC lần cuối đối với BCTC đã điều chỉnh sau kiểm toán để có kết luận tổng quát về sự phù hợp trên các khía cạnh trọng yếu của BCTC với những hiểu biết của mình về tình hình kinh doanh của đơn vị. Áp dụng thủ tục phân tích giúp KTV nhằm rà soát lại lại tính hợp lý của các thủ tục kiểm toán sử dụng trong quá trình kiểm toán, khẳng định lại những kết luận có đƣợc trong suốt quá trình kiểm tra các khoản mục trên BCTC. Trên cơ sở đó giúp KTV đƣa ra kết luận tổng quát về tính trung thực, hợp lý của toàn BCTC.

Thông thƣờng đối với những đơn vị kế toán lâu năm, vững nghiệp vụ, cập nhật những thông tƣ, văn bản mới thƣờng xuyên, báo cáo phản ánh đúng

nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì khi áp dụng thủ tục phân tích ở giai đoạn hoàn thành kiểm toán vào việc phân tích tổng thể BCTC lần cuối, số liệu sẽ giống với những số liệu đã sử dụng trƣớc. Tuy nhiên, tại công ty CP XYZ, các bút toán điều chỉnh tƣơng đối nhiều nên số liệu khi phân tích tổng thể BCTC lần cuối sẽ căn cứ vào số liệu BCTC sau điều chỉnh, số liệu sẽ căn cứ vào BCTC sau điều chỉnh theo những bút toán điều chỉnh tại B360 và căn cứ vào mức trọng yếu thực hiện A710. Nếu phát hiện vẫn có những biến động bất thƣờng chƣa xác định đƣợc đúng nguyên nhân của nó hay vẫn còn có khả năng xảy ra những rủi ro ở khoản mục nào đó, KTV tiến hành thực hiện thêm những thủ tục kiểm toán bổ sung hay thay đổi thủ tục kiểm toán đối với khoản mục đó nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy hơn.

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá việc vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty tnhh kiểm toán và dịch vụ tin học tp hcm (aisc) (Trang 95)