2 EPOS: Employee Stock Ownership Pla n Kế hoạch thực hiện quyền sở hữu cổ phần cho nhân viên công ty.
3.2.2.5 Biện pháp chống lại các chiêu trò trong liên doanh
Không ít liên doanh kể từ thời kỳ mở cửa cho đến nay là bước đầu cửa những thương vụ thôn tính tại thị trường Việt Nam, kể từ Luật Dầu tư Nước ngoài 1991 ra đời. Ví như câu chuyện Trọng Thủy & Mỵ Châu trong lịch sử Mọi mưu đồ thôn tính đều được che giấu bằng những vòng nguyệt quế, tình cảm hay sứ mệnh tốt đẹp. Tuy nhiên, không phải không có những lối thoát trong các cuộc chơi M&A. Chúng ta đã rút ra rất nhiều bài học dăt giá: những chiêu trò cũ mèm như chuyển giá, huy động vốn đầu tư dài hạn, chuyển giao công nghệ quá tầm... Nếu DN Việt cảnh giác cao độ, có những biện pháp phòng chống ngay ngay từ ban đầu thì hợp đồng liên doanh vẫn có thể kết thúc êm đẹp cho cả hai phía. Em xin dẫn ra một số biện pháp chống lại những chiêu trò trong liên doanh của DN ngoại:
• Chống chuyển giá:
Một sự thật đáng buồn rằng, theo vụ Hợp tác quốc tế (Tổng cục Thuế), cho biết, từ năm 2000 đến nay, giao dịch của các công ty đa quốc gia đã chiếm tới 70% hoạt động kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, trong năm 2013 có khoảng 50% DN đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có hiện tượng thực hiện việc chuyển giá, trong đó nhiều doanh nghiệp kê khai lỗ liên tiếp trong 3 năm
Từ những bài học nhãn tiền trong lịch sử, chúng ta có thể thấy rằng, các DN nước ngoài thường khai khống nhằm gia tăng chi phí bằng: chi phí thương hiệu, chi phí quảng cáo, bí quyết sản phẩm... Vậy để ngăn chặn ngay từ bước đầu, trước khi kí kết, DN Việt cần yêu cầu phía đối tác có những bản kế hoạch kinh doanh dự tính trong vòng 2-3 năm, trong đó nêu rõ: chí phí sản xuất bao nhiêu, bí quyết sản phẩm bao nhiêu, chi phí nghiên cứu, thuê chuyên gia bao nhiêu... sau bao lâu có thể hoàn vốn và bắt đầu có lợi nhuận. Và có quy định về hủy hợp đồng nếu các chi phí phát sinh vượt quá bao nhiêu %. Đồng thời, mời những chuyên gia, đơn vị tư vấn chiến lược để thẩm định dự án liên doanh một cách cẩn thận trước khi đặt bút ký.
Nguyên nhân chính của chuyển giá cũng đến từ chính sách thuế Việt Nam khác biệt so với các nước trong khu vực. Vì vậy, việc làm cần thiết là cần điều chỉnh chính sách thuế phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm: Xem xét lại các mức thuế suất áp dụng cho đối tượng liên quan; điều chỉnh thuế thu nhập DN theo tương quan với các nước đối thủ cạnh tranh chính. Trước mắt Việt Nam cần hoàn thiện hành trang pháp lý về chống chuyển giá và tiến tới ban hành Luật Chống chuyển giá; thu hẹp các ưu đãi về thuế...
Sử dụng APA: Được ví như chiếc đũa thần APA - Advance Pricing Agreement
là thỏa thuận giữa cơ quan thuế với người nộp thuế hoặc giữa cơ quan thuế với người nộp thuế và cơ quan thuế các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký hiệp định thuế cho một thời hạn nhất định, trong đó xác định cụ thể các căn cứ tính thuế, phương pháp xác định giá tính thuế hoặc giá tính thuế theo giá thị trường. APA được xác lập trước khi người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế thu nhập DN.
Như vậy, bản chất của APA là cam kết thực hiện giao dịch theo những phương thức đã được tiên liệu trước và được cơ quan quản lý nhà nước về thuế chấp thuận và giá thỏa thuận trong APA chỉ có ý nghĩa để tính thuế chứ không có giá trị ràng buộc giữa người bán và người mua.Về lý thuyết có thể giúp giảm bớt tình trạng khai gian giá và điệp khúc "lỗ giả lãi thật" mà dư luận đã nhắc tới ở nhiều DN. Tuy nhiên, trở lại với thực tại, điều lo ngại chính là chưa chắc DN có vốn nước ngoài đã tự nguyện làm APA.
Đối với hoạt động sản xuất, đầu tư mở rộng, xây thêm nhà máy mới luôn là những kế hoạch đầy thuyết phục nếu đối tác liên doanh có đạo đức, ngược lại cũng có thể sẽ là một mê hồn trận cho phía Việt Nam. Các liên doanh 'kinh điển' như Lever-Viso, Lever-Haso, P&G Phương Đông…đều kết thúc theo hướng thôn tính thù địch. Đây đều là những bài học đắt giá được đúc rút từ những thương vụ M&A cay đắng, tuy nhiên DN Việt vẫn còn khá chủ quan và biến những sai lầm bị lặp lại. Giải pháp khôn ngoan nhất đó là DN nên biết lượng sức mình, lựa chọn những nhà đầu tư vừa tầm, nằm ngoài lĩnh vực sản xuất. Mặt khác, khi ký kết hợp đồng liên doanh, nên có điều khoản giới hạn nguồn vốn huy động nằm trong tiềm lực của DN tránh để bị lệ thuộc tài chính vào đối tác nước ngoài. Biện pháp thay thế đó là huy động vốn từ các quỹ đầu tư như: Mekong Capital, Bankinvest.. để cùng chịu rủi ro, hoạt động theo một cơ chế chuyên nghiệp, minh bạch. An toàn hơn nhiều so với việc nhận huy động vốn từ phía đối tác nước ngoài.
• Chuyển giao công nghệ:
Việc lựa chọn sai công nghệ là bước đi đầu tiên dẫn đến phá sản xảy ra không chỉ trong liên doanh. Để có công nghệ hiện đại chúng ta chấp nhận liên doanh, nhưng quan trọng là cần có những con người để vận hành nó. Công nghệ gọi là hiện đại cũng chỉ có tính thời điểm vì không lâu nó sẽ trở nên lạc hậu trước cơn bão tiến bộ khoa học-kỹ thuật. Do vậy, doanh nghiệp cần phải lựa chọn những hệ thống sản xuất phù hợp, đồng thời lên kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực để học hỏi được công nghệ, cải tiến và làm chủ công nghệ. Thuê các chuyên gia, kỹ sư, cử cán bộ sang nước ngoài để học tập. Không nên thụ động chờ đợi các nhân viên từ phía đối tác liên doanh. Bởi một lẽ tất yếu, không ai sẵn lòng chia sẻ cái tốt nhất, bí kíp công nghệ mà họ có cho người khác trừ khi nó giúp tối đa hóa lợi nhuận cho họ
KẾT LUẬN
Câu chuyện về sự suy vong của thương hiệu Việt vì hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp không phải mới xảy ra gần đây. Nó đã bắt đầu nhen nhúm từ những năm 1994, khi Mỹ dỡ bỏ cấm vận với Việt Nam và làn sóng đầu tư đầu tiên
vào Việt Nam bắt đầu diễn ra. Cùng với đó, khủng hoảng tài chính Châu Á những năm 1997-1998 cũng góp công gia cố cho các diễn biến này.
Nhìn lại 20 năm kể từ khi mở cửa, câu chuyện M&A ở một bức tranh xuyên suốt để đánh giá hoạt động M&A tại Việt Nam thời gian qua, không phải chỉ để cân đo xem M&A khiến doanh nghiệp Việt mất bao nhiêu tài sản, và giúp các doanh nghiệp được bao nhiêu lợi nhuận từ các thương vụ thâu tóm, mà sẽ thấy Việt Nam, đang và sẽ còn nhiều mất mát nhiều về thương hiệu, về tài sản quốc gia. Trong đó, M&A chỉ là nguyên cớ, cách thức tiếp tay cho các nhà “cá mập” trên thị trường. Vấn đề thương hiệu ở đây không chỉ liên quan đến tài sản của một doanh nghiệp, mà liên quan đến cả cộng đồng, đất nước. Thương hiệu chính là lợi ích kinh tế, tài sản giá trị và cũng là một phần thể hiện chủ quyền của một quốc gia. Chúng ta có thể thể hiện chủ quyền bằng sứ mệnh khẳng định chủ quyền đối với biển đảo, song cũng có thể khẳng định chủ quyền ở khía cạnh không kém phần quan trọng là chủ quyền thương hiệu.
Nước Nga cách đây cả trăm năm, ở thời Sa hoàng đã khẳng định và bảo vệ chủ quyền với thương hiệu Vodka. Thời gian sau, chủ quyền Vodka Nga mất, thương quyền thay đổi mặc dù bản sắc Vodka Nga thì vẫn vô cùng đậm đặc. Các nước Châu Âu bắt đầu khai thác thương hiệu này và mãi đến gần đây, nước Nga mới bắt đầu có ý thức gây dựng, bảo vệ lại chủ quyền thương hiệu Vodka. Tương tự, Tequila đã được Mexico bảo vệ chủ quyền rất chặt chẽ. Champagne, Cognac của Pháp cũng thế.
Việt Nam chúng ta có rất nhiều thương hiệu: có cafe, có phở, có nông sản... Tiếc một điều, trước cú sốc về sự ra đi đột ngột của Phở 24, chúng ta đành phải sớm tạm biệt hoài bão và cả giấc mơ xây dựng một thương hiệu Phở Việt trên thị trường thế giới cùng với nỗi lo canh cánh bên lòng về sự tồn tại của những doanh nghiệp khác. Thật đáng buồn khi trước tác động bất ổn của môi trường kinh doanh, doanh nghiệp Việt đã không đủ sức mạnh trụ vững, khiến một tài sản – thương hiệu quốc gia rơi vào tay thương quyền của nhà đầu tư ngoại
Tuy nhiên, không có gì là quá muộn. Vẫn còn đó, những nhà kinh doanh trẻ mang trong mình nhiệt huyết sáng tạo, cùng với niềm tự hào dân tộc. Họ sẽ từng ngày vun đắp cho sự phát triển của nền kinh tế nội địa trong tương lai. Còn ở hiện tại, các doanh nghiệp Việt cần phải nỗ lực không ngừng để khắc phục những điểm yếu, cũng như đánh giá lại tình hình hoạt động và có biện pháp cụ thể để bảo vệ doanh nghiệp. Đồng thời Nhà nước cũng cần phải ban hành những chính sách, quy định hỗ trợ kịp thời để doanh nghiệp Việt không đơn độc trước bão thâu tóm thù địch từ nước ngoài.
Hi vọng, những biện pháp đã được nghiên cứu trong đề tài sẽ được các doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu và áp dụng một cách hữu ích để bảo vệ doanh nghiệp trước những làn sóng thôn tính đang cận kề, đồng thời cũng góp phần gìn giữ những thương hiệu Việt, những giá trị quốc gia nhằm thúc đẩy sức mạnh tăng trưởng kinh tế nội tại nâng cao vị thế của nước ta trên chiến trường quốc tế.
Hà Nội, tháng 05, năm 2014