2 EPOS: Employee Stock Ownership Pla n Kế hoạch thực hiện quyền sở hữu cổ phần cho nhân viên công ty.
2.2 BỨC TRANH TOÀN CẢNH VỀ THỊ TRƯỜNG M&A TẠI VIỆT NAM 1 Đánh giá chung về thị trường M&A Việt Nam
2.2.1 Đánh giá chung về thị trường M&A Việt Nam
Trong khi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có dấu hiệu giảm sút rõ rệt trong năm 2013 thì các thương vụ mua bán – sát nhập (M&A) có yếu tố nước ngoài lại đều đặn xảy ra cho thấy một xu thế mới ngày càng hình thành rõ ràng tại Việt Nam. Thị trường M&A ở Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục giữ được tốc độ phát triển như một điểm đến đầu tư hấp dẫn trong ngắn hạn bất chấp những vấn đề vĩ mô và sự cạnh tranh ngày càng cao trong việc thu hút vốn đầu tư trong khu vực
Theo một khảo sát của KPMG Việt Nam vẫn là thị trường thu hút vốn đầu tư hấp dẫn hơn hết trong thị trường mới nổi khác trong khu vực. Sức hấp dẫn của thị trường M&A tại Việt Nam trong tương lai nằm ở việc nhà đầu tư có thể thâm nhập vào một thị trường với dân số gần 90 triệu người, có thu nhập khả dụng và mức độ đo thi hóa ngày càng tăng cùng với việc thâm nhập các lĩnh vực có tỷ lệ tăng trưởng nhanh và sự mở rộng của thị trường nội địa
Hoạt động M&A tại Việt Nam hiện nay, đã lập kỷ lục mới, với mức tăng trưởng ấn tượng 135% trong năm 2013, giá trị thương vụ đạt hơn 4 tỷ USD. Các con số thống
kê từ các tổ chức nghiên cứu M&A như ThomsonReuter, IMAA và AVM Vietnam cho thấy những năm gần đây, thị trường M&A đã phát triển vượt bậc, đặc biệt hoạt động M&A có yếu tố nước ngoài. Mặc dù giảm so với con số kỷ lục 5,1 tỷ USD năm ngoái do thiếu vắng các thương vụ lớn, nhưng thị trường M&A vẫn được dự báo tăng trưởng với tốc độ 25-30% thời gian tới. Nếu so với các con số của năm 2010, chỉ có 345 thương vụ, giá trị 1,7 tỷ USD, thì số liệu về giá trị giao dịch của các năm 2011, 2012, 2013 đã lập một kỷ lục mới. Nhìn vào sơ đồ tăng trưởng, có thể thấy, kỷ lục này đạt một tầm vócmới.
Biểu đồ 2.2 : Số lượng và giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam giai đoạn 2003-2013
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu toàn bộ thị trường M&A 2013:
Outbound:M&A bởi các DN Việt Nam ra nước ngoài, Domestic:M&A giữa các DN trong nước
Nguồn: M&A Vietnam 2013 Review- Vietnam Forum - MAF@AVM.VN
Xét về số lượng thương vụ, các thương vụ liên quan đến doanh nghiệp nội chiếm đa số, với 70%. Con số này cho chúng ta thấy, hoạt động M&A và chuyển nhượng diễn ra khá sôi động tại Việt Nam, dù giá trị các thương vụ này không lớn. Các thống kê cho thấy, các thương vụ doanh nghiệp Việt Nam thực hiện thường ở quy mô 2 - 5 triệu USD, một số ít ở mức 10 - 30 triệu USD. Tuy nhiên, số thương vụ nhiều cũng chứng tỏ, các doanh nghiệp đã chủ động hơn trong hoạt động M&A
Xét về giá trị thương vụ, các thương vụ lớn đều có yếu tố nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ 66% giá trị các giao dịch M&A. Năm 2012- 2013 là năm có nhiều thương vụ lớn được ghi nhận, và có thể kết luận về sự phát triển của xu hướng nhà đầu tư nước ngoài mua lại các doanh nghiệp của Việt Nam:
Bảng 2.4: Danh sách 10 quốc gia có số lượng và giá trị đầu tư vào hoạt động M&A nhiều nhất
tại Việt Nam năm 2013
STT Quốc gia Số lượng Giá trị( triệu USĐ)
1 Nhật Bản 19 596 2 Singapore 10 54 3 Hàn Quốc 9 461 4 Mỹ 5 259 5 Hà Lan 3 502 6 Thái Lan 2 208 7 Đức 2 110 8 Ấn Độ 2 64 9 Úc 2 55 10 Hồng Kong 2 25
Nhật Bản đứng đầu các quốc gia có DN thực hiện M&A vào Việt Nam, xét cả về số lượng và giá trị. Chỉ tính riêng trong hai năm 2012 - 2013, dòng tiền M&A từ các tập đoàn từ Nhật Bản đổ cho thị trường Việt Nam đã lên đến 1,5 tỷ USD. Các thương vụ được nói đến nhiều nhất là Mizuho trở thành đối tác chiến lược của Vietcombank, hay thương vụ Unicharm mua 95% cổ phần của Diana, Sumitomo mua cổ phần của Tập đoàn Bảo Việt và UFJ Mitsubishi mua cổ phần của VietinBank... đều là những thương vụ rất lớn, thu hút sự quan tâm của dư luận. Chỉ tính riêng ngành hàng tiêu dùng, tổng giá trị thương vụ đã lên đến 1 tỷ USD, chiếm 25% tổng giá trị M&A tại Việt Nam. Có thể kể đến các thương vụ như Unicharm mua lại 95% cổ phần của Diana với giá trị ước khoảng 129 triệu USD; Kirin Holding mua lại cổ phần chi phối tại Công ty cổ phần Thực phẩm quốc tế - Interfood (IFS); Daio Paper mua cổ phần của Giấy Sài Gòn, Glico mua 10,5% vốn điều lệ của Kinh Đô, Marico - ICP, Carlsberg - Bia Huế...
Bảng 2.5 Các lĩnh vực thu hút đầu tư trên thị trường M&A Việt Nam trong 5 năm tới
Nguồn: khảo sát thực tế của KPMG về triển vọng của hoạt động mua bán và sáp nhập tại Việt Nam 2013