Thâu tóm thành công: Thương vụ P/S Unilever.

Một phần của tài liệu giải pháp cho các doanh nghiệp việt nam trước nguy cơ bị thôn tính từ hoạt động mua lại và sát nhập (ma) có yếu tố nước ngoài (Trang 43)

2 EPOS: Employee Stock Ownership Pla n Kế hoạch thực hiện quyền sở hữu cổ phần cho nhân viên công ty.

2.3.1 Thâu tóm thành công: Thương vụ P/S Unilever.

P/S sập bẫy chuyển giao công nghệ:

Từ những năm 90, thị trường kem đánh răng Việt Nam do hai nhãn hiệu đình đám nhất Dạ Lan và P/S làm “thống lĩnh”. Nhãn hiệu kem đánh răng P/S được Công ty hóa phẩm P/S trực thuộc Sở Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh phát triển từ năm 1975. Trong một giai đoạn rất dài, không dưới 20 năm (1975 – 1995) P/S đã xác lập được vị thế dẫn đầu về sản phẩm chăm sóc răng miệng trên thị trường Việt Nam và chiếm được lòng tin yêu của đông đảo người tiêu dùng Việt.

Unilever là một tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng của Anh và Hà Lan. Khi Unilever thâm nhập thị trường Việt Nam năm 1995, hãng đã xúc tiến đàm phán để được chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu kem đánh răng P/S. Với chiêu thức liên doanh cùng hợp tác khai thác nhãn hiệu P/S, Unilever đã từ từ mang công nghệ của mình vào hoạt động sản xuất của P/S.

Ban đầu, Unilever không đưa ra chính sách “mua đứt, bán đoạn” mà đề nghị liên doanh, cùng hợp tác khai thác nhãn hiệu P/S. Liên doanh được thực hiện qua hình thức chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu. Thời điểm ấy, nhìn vào sự hợp tác

được nguồn thu từ việc bán nhãn hiệu để xúc tiến các mục tiêu đầu tư khác, vừa tiếp tục được chia lợi nhuận qua doanh nghiệp liên doanh. Nếu chỉ nhìn qua giao dịch thì rõ ràng phía P/S có lợi rất lớn khi P/S sẽ vừa có được nguồn thu từ việc bán nhãn hiệu để xúc tiến các mục tiêu đầu tư khác, vừa tiếp tục được chia lợi nhuận qua doanh nghiệp liên doanh.

Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn, ván bài hợp tác đã hoàn toàn lộ rõ bản chất thực của mình. Công ty Hóa phẩm P/S ngày càng đuối sức trong cuộc chạy đua theo công nghệ sản xuất mới. Lý do là do liên doanh thay đổi công nghệ để phát triển sản xuất. Nếu trước đây, vỏ kem đánh răng của P/S là nguyên liệu nhôm thì lúc đó, nhựa đã được dùng để thay thế. Công ty P/S đã không đủ sức đầu tư dây chuyền sản xuất mới để tiếp tục gia công cho liên doanh nên số cổ phần còn lại của P/S đã rơi vào tay Unilever. Chi phí đầu tư vượt quá doanh thu, lỗ triền miên là nguyên nhân đẩy liên doanh Unilever- Sơn Hải tan vỡ. P/S đã được bán lại cho Unilever với giá chuyển nhượng lên tới 5 triệu USD – một con số không nhỏ đối với doanh nghiệp Việt Nam vào thời điểm đó.

Liên doanh P/S ELISA đã trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Rất nhanh chóng Unilever chiếm được thị phần và tận dụng tối đa hệ thống phân phối của P/s trong khi P/S đã bị đánh bật hoàn toàn vị thế cạnh tranh ban đầu của mình về sản phẩm chăm sóc răng miệng.

Chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang nhận xét công nghệ là một trong các “chiêu” mà các công ty đa quốc gia dùng để “thâu tóm” doanh nghiệp Việt Nam. Ông Quang phân tích không ít doanh nghiệp mang tới công nghệ quá tầm khiến đối tác hụt hơi, không đủ sức theo đuổi và phải bán lại cổ phần.

Một phần của tài liệu giải pháp cho các doanh nghiệp việt nam trước nguy cơ bị thôn tính từ hoạt động mua lại và sát nhập (ma) có yếu tố nước ngoài (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w