Mitital Steel thâu tóm Arcelor

Một phần của tài liệu giải pháp cho các doanh nghiệp việt nam trước nguy cơ bị thôn tính từ hoạt động mua lại và sát nhập (ma) có yếu tố nước ngoài (Trang 62)

2 EPOS: Employee Stock Ownership Pla n Kế hoạch thực hiện quyền sở hữu cổ phần cho nhân viên công ty.

3.1.2Mitital Steel thâu tóm Arcelor

Mittal Steel – có trụ sở tại Hà Lan, là tập đoàn thép lớn nhất thế giới, với sản lượng thép hàng năm 49,2 triệu tấn, chiếm khoảng 4,0 % sản lượng thép thế giới ( ước tính là 1,219 triệu tấn vào năm 2005 ) và doanh thu hơn CAD $ 32600000000 trong 2005. Sản phẩm của Mittal Steel có mặt tại 150 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từng được Forbes xếp là người giàu nhất thế giới, Lakshmi Niwas Mittal- chủ nhân, cổ đông chính của tập đoàn Mittal Steel được gọi là ông vua thép.

Arcelor là nhà sản xuất lớn nhất thép ở châu Âu và Mỹ La tinh, và lớn thứ hai trên toàn thế giới, với sản lượng các lô hàng carbon và thép không gỉ khoảng 46,8 triệu tấn và doanh thu hơn 32,6 tỷ Euro, hơn CAD $ 46000000000 trong năm 2005. Arcelor được thành lập năm 2002 thông qua việc sáp nhập của ba nhà sản xuất thép châu Âu : Aceralia từ Tây Ban Nha , Arbed từ Luxembourg và Usinor từ Pháp. Arcelor đồng thời kiểm soát Dofasco Inc , một nhà sản xuất thép liên hợp trụ sở tại Canada.

Nguồn: Arcelor Mittal Controversy-http://8questions.wordpress.com/2006/11/23/5/-23/12/2006

Diễn biến:

Mittal từ lâu đã nuôi mộng đạt năng lực sản xuất hơn 100 triệu tấn thép mỗi năm để thống trị ngành công nghiệp thép. Nhằm thực hiện ý đồ này, tháng 1/2006, ông đã thể hiện một quyết tâm cao độ trong việc thôn tính Arcelor. Mittal hy vọng sự kết hợp giữa sản phẩm giá thành rẻ của mình và thị trường có mức lợi nhuận biên cao của Arcelor cùng tầm cỡ của hãng thép mới sau khi sáp nhập sẽ tạo nên một vị thế mới mạnh mẽ hơn nữa, đủ sức nặng để áp đặt giá bán cũng như ngồi vào bàn thương lượng để có được mức giá thấp hơn cho nguyên liệu thô đầu vào, qua đó tiếp tục duy trì sự bùng nổ trong ngành công nghiệp thép

Ngày 27-01 -2006, Mittal Stell công bố thông báo chào mua Arcelor. Lần tiếp cận đầu tiên đã làm dấy lên một cuộc khẩu chiến. Guy Dollé, Giám đốc điều hành Arcelor, đã dùng đủ các chiến thuật để phá bĩnh nỗ lực của Mittal, cái mà ông gọi là “150% thù địch” . Chính phủ Pháp và Luxembourg nói riêng đã bày tỏ sự e ngại việc một hãng nước ngoài có ý định cầm cương nhà vô địch về thép của họ. Ban quản trị Arcelor từ chối lời dạm mua với giá 25,8 tỷ euro (32,4 tỷ USD) với lý do Mittal đánh giá thấp giá trị của Arcelor, Mittal đã không tính đến tình hình tài chính và kinh doanh của Arcelor khả quan hơn dự đoán của thị trường trong cả năm 2005 và quý I/2006.

Tháng 5/2006, hội đồng quản trị Arcelor thể hiện động thái muốn sáp nhập với Công ty thép lớn nhất Nga Severstal. Ban Giám đốc Arcelor khẳng định kế hoạch mua lại tập đoàn thép Severstal của Nga với giá 12,1 tỷ euro (15,3 tỷ USD) là sự lựa chọn hấp dẫn hơn xét từ góc độ chiến lược, tài chính và xã hội.

Ngày 25/6/2006, Mittal chào giá 32,2 tỷ USD, một mức giá cao hơn tới 40% so với giá bỏ thầu hồi tháng 1/2006. Trước áp lực quá lớn, Arcelor chấp nhận sáp nhập. Sau vụ sáp nhập này, Arcelor-Mittal đã là hãng thép lớn nhất thế giới mà tầm

thép. Guy Dollé, người đã gọi Mittal là "nước xịt phòng" muốn trộn chung với "lọ

nước hoa xịn" Arcelor, đã bị buộc phải rời chức vụ của mình ngay lập tức sau khi

thương vụ thành công.

Biện pháp chống thâu tóm

Poision pill: Thương vụ xảy ra trong bối cảnh làn sóng chủ nghĩa bảo hộ

đang lan rộng ở châu Âu khi các chính quyền nơi đây cố can thiệp vào các thương vụ kinh tế. Được đà, Arcelor đã sử dụng mọi cách ngăn cản sự thôn tính của Mittal. Một trong những thủ thuật thường được thương trường gọi là "độc dược" để làm nản lòng Mittal. Độc dược ở đây là Dofasco, một hãng thép Canada thuộc sở hữu của Arcelor. Ràng buộc ở đây là bất cứ ai mua Arcelor thì sẽ không được tách Dofasco ra bán riêng. Mặc dù họ biết rõ Mittal có ý định bán Dofasco cho tập đoàn Thyssen, nếu mua được Arcelor.

Chỉ trích đối thủ thâu tóm:

Giám đốc điều hành Dollé luôn tự hào Arcelor là một hãng thép mang trên mình "những giá trị văn hoá của cả châu Âu" và cho rằng không thể chia sẻ những giá trị đó hòng ngăn cản việc sáp nhập. Hội đồng quản trị giải thích rằng Mittal không có bất cứ một thiện chí nào, đồng thời chỉ trích đối thủ tầm cỡ rằng họ chỉ là một doanh nghiệp kém cỏi, với chính sách quản trị non yếu, thực hiện chế độ độc quyền, và các chiến lược kinh doanh hạn hẹp.

Viện trợ sức mạnh từ Chính phủ: Arcelor cũng cầu cứu sự giúp đỡ từ chính quyền

châu Âu. Lợi ích của Arcelor cũng gắn liền với lợi ích của Pháp , Luxembourg, Tây Ban Nha và Bỉ. Thủ tướng Luxembourg Jean- claude Junker đã phát biểu rằng: Giá

chào mua của Mittal là không thể chấp nhận được, đồng thời khuyến khích những ý tưởng để ngăn chặn âm mưu thôn tính. Ngay lập tức, Thủ tướng Pháp Dominique

de Villepin và bộ trưởng tài chính Thierry Breton cũng bày tỏ thái độ quan ngại và vận động ‘lòng yêu nước, bảo vệ nền kinh tế trước âm mưu kẻ thù”. Thậm chí mối lo ngại về Mittal đã trở thành vấn đề nóng bỏng hàng đầu trong các chương trình nghị sự trong cuộc thảo luận giữa tổng thống Pháp Jacques Chirac và Jumker tại Lucxembourg ngay trong ngày sau đó.

Thuyết phục cổ đông lớn: Song song, Arcelor phát triển một kế hoạch truyền

thông mang tên “ dự án Tiger”, trong niềm hy vọng có thể chứng minh và thuyết phục các cổ đông sẽ không bán cổ phiếu cho Mittal. Họ đưa ra một kế hoạch dài hạn “ từ 2006-2008 với mục đích tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông và hội đồng quản trị của Arcelor thậm chí hứa hẹn tăng 24% tiền thưởng . CEO Arcelor tự tin rằng với “dự án Tiger” các cổ đông của công ty sẽ được hưởng những lợi ích tốt hơn mà không cần đến sự có mặt của Mitall Steel.

Hiệp sĩ áo trắng: CEO Arcelor cũng trông đợi vào Servertal như một hiệp sĩ

áo trắng cứu giúp thông qua một thương vụ M&A thân thiện. Arcelor nghiêng về Severstal bởi Mordashov chịu mua giá cao hơn Mittal: 44 euro/cổ phiếu. Thứ hai là Mordashov không đòi hỏi số cổ phiếu kiểm soát, Arcelor như cũ vẫn có thể tác động được vào các quyết định chung của liên doanh. Với Severstal, Arcelor vẫn được độc lập và trở thành tập đoàn thép số 1 thế giới, qua mặt kẻ thù Mittal Steel đnag ngấm ngầm thâu tóm.

Tuy nhiên, Severstal chỉ được sử dụng như một "quân xanh" trong cuộc đấu. Và lúc đó CEO Arcelor đã dùng vài tiểu xảo đáng ngờ. Ông đã lên tiếng yêu cầu một nửa trong số các cổ đông đã đăng ký bỏ phiếu phản đối lại quyết định sáp nhập với Severstal (cho có vẻ công bằng với việc họ đã phản đối đề xuất của Mittal). Tuy nhiên, các cổ đông ngày càng khó chịu cho rằng đó chẳng qua chỉ nhằm giúp Guy Dolle giữ chiếc ghế lãnh đạo của mình hơn là lo cho lợi ích của các cổ đông bằng việc kiếm về một hợp đồng lớn có lợi.

Chiêu thức thâu tóm:

Đề nghị chào mua nhã nhặn:

Ban đầu Mittal thể hiện động thái muốn chào mua công khai. Mittal đã đưa ra giá €28, 21 trên một cổ phiếu của Arcelor, cao hơn 27% so với giá thị trường hiện nay và tổng giá trị là €18,6 triệu. Mặc dù vấp phải sự phản đối gay gắt không chỉ từ Arcelor mà còn các cơ quan chính phủ cấp cao Pháp. Bỉ, Lucxembourg, Mittal vẫn kiên trì theo đuổi tham vọng của mình. Trong khoảng thời gian ngắn, Mittal liên tục chào giá cao hơn và cuối cùng là mức giá 32,2 tỷ USD cao hơn tới 40% so với ban đầu.

Lôi kéo cổ đông bất mãn, thuyết phục các cơ quan Chính phủ:Aditya Mittal đã tiến hành những cuộc gặp bí mật để vận động hành lang cho thương vụ với. Hai cha con Mittal nỗ lực vận động các cổ đông Acerlor bỏ phiếu chống lại hợp đồng. Ông ngăn cản vụ sáp nhập giữa Severstal và Arcelor bằng luận điểm: “hợp đồng sẽ

khiến Arcelor vẫn là “một tập đoàn châu Âu” chứ chưa vươn ra được toàn cầu như về với Mittal, đó là khả năng tiếp cận Mỹ và các thị trường mới nổi”

Đồng thời, Mitall cũng nỗ lực thuyết phục chính phủ Pháp đảm bảo công ăn việc làm cho hơn 28000 nhân viên Arcelor sau sáp nhập sảy ra. Không ai có thể nghi ngờ năng lực của Aditya. Shahriar Tadjbakhsh-chuyên gia đầu tư của Goldman Sach, nhận xét Aditya là "bậc thầy trong lĩnh vực thương thuyết để có được điều

mình muốn".

Xoa dịu những căng thẳng, bất đồng

Cũng phải nói rằng Mittal Steel đã rất khôn khéo khi công bố thông tin rằng đây là một thương vụ Merger dù bản chất giao dịch này là một thương vụ thâu tóm thù địch (hostile takeover) và đồng thời giữ nguyên tên của Acerlor trong tập đoàn mới thành lập Mittal-Acerlor. Việc công bố thương vụ là một Merger nhằm hai mục đích chính đó là muốn giữ hình ảnh thương hiệu dòng thép cao cấp của Acerlor vốn được ưa chuộng và có thị phần lớn tại Châu Âu, thứ hai có thể làm nhẹ bớt sự chống đối từ chính phủ các nước Châu Âu vốn không muốn các thế lực bên ngoài đe dọa nền công nghiệp lâu đời của mình

Đưa ra ý kiến:

Dù thất bại, nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, Arcelor đã hết sức nỗ lực để chống lại âm mưu thâu tóm thù địch từ phía Mital. Tuy nhiên trong tình trạng nước sôi lửa bỏng, Ceo Arcelor lại đưa ra một kế hoạch dài hạn trong vòng hai năm với hy vọng thuyết thục các cổ đông hiện tại bảo toàn cổ phiếu thì thật sự rất bất khả thi.

Hơn nữa, Arcelor thật sự đã quá chủ quan và kém cỏi khi không hề dự trù bất cứ một biện pháp phòng vệ thâu tóm ngầm trong tương lai khi chiếm một thị phần lớn và đứng tại ví trí đầy hấp dẫn các đối thủ. Nếu thực hiện các biện pháp phòng vệ Flip-in, Arcelor sẽ có thể pha loãng cổ phiếu, buộc các bên chào mua phải có được lá phiếu đồng thuận từ hội đồng quản trị để có thể sở hữu đủ số lượng cổ phiếu để

kiểm soát công ty. Hơn nữa, chiến lược này cũng phát huy tác dụng như một công cụ để Arcelor có được nhiều thời gian đối phó hơn. Nhờ vậy, Arcelor có thể đánh giá, phân tích kế hoạch, phản ứng của đối thủ, chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu tham gia đàm phán hoặc thương thuyết để đạt được mức giá cao. Flip-in thể kết hợp cùng phương pháp ban quản trị xen kẽ. Hoặc ít nhất khi thêm điều khoản dù vàng trong điều luật doanh nghiệp, Guy Dolle đã chẳng phải ra đi tay trắng. Nếu vậy, chắc chắn họ đã có thể đứng trên phương diện chủ động khi đối mặt với âm mưu thù địch từ phía Mittal

Một phần của tài liệu giải pháp cho các doanh nghiệp việt nam trước nguy cơ bị thôn tính từ hoạt động mua lại và sát nhập (ma) có yếu tố nước ngoài (Trang 62)