Hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo dựng môi trường hoạt động M&A lành mạnh từ phía nhà nước

Một phần của tài liệu giải pháp cho các doanh nghiệp việt nam trước nguy cơ bị thôn tính từ hoạt động mua lại và sát nhập (ma) có yếu tố nước ngoài (Trang 67)

2 EPOS: Employee Stock Ownership Pla n Kế hoạch thực hiện quyền sở hữu cổ phần cho nhân viên công ty.

3.2.1.1Hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo dựng môi trường hoạt động M&A lành mạnh từ phía nhà nước

lành mạnh từ phía nhà nước

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường rộng mở, sự cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp sẽ là động lực để các doanh nghiệp vươn lên, phát triển cả chiều ngang lẫn chiều rộng, và đương nhiên khi có một hành lang pháp lý công bằng, minh bạch doanh nghiệp Việt sẽ có nhiều cơ hội phát triển cũng như liên doanh mà không lo ngại đối thủ thâu tóm. Nên muốn có một thị trường cạnh tranh lành mạnh Nhà nước cần tạo điều kiện giúp đỡ, bảo vệ các doanh nghiệp Việt trước nguy cơ bị thôn tính

Hiện nay, các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động mua bán, sáp nhập ở Việt Nam được quy định trong nhiều văn bản khác nhau như Bộ Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Chuẩn mực kế toán… các quy định đó vẫn còn đang nằm rải rác ở các bộ luật, nghị định, thông tư hay các cam kết gia nhập WTO và chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức của hoạt động M&A, tức là mới chỉ giải quyết được các vấn đề về việc “thay tên, đổi họ’’ cho doanh nghiệp. Duy chỉ có chuẩn mực kế toán số 11 ban hành kèm theo Quyết định số 100/QĐ- BTC ngày 28-12-2005 hướng dẫn thực hiện hợp nhất kinh doanh trong giao dịch

mua bán doanh nghiệp là được quy định khá cụ thể và rõ ràng. Tuy nhiên, văn bản này cũng chỉ mới hướng dẫn cụ thể cách thức xử lý kế toán khi tiến hành giao dịch mua bán, sáp nhập.

Mặt khác, khung pháp lý cho hoạt động M&A còn rất nhiều vấn đề chưa cụ thể và minh bạch, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam, do đó cần thống nhất những quy định trên, cụ thể ở những vấn đề sau:

Thứ nhất, cần xem lại quy định về giới hạn quyền sở hữu nước ngoài tại các

công ty: Hiện vẫn áp dụng mức giới hạn ở mức 49% cho công ty niêm yết và chưa niêm yết (trừ lĩnh vực ngân hàng là 30%) nhưng trong 80 nghị định 139/2007/NĐ- CP và cam kết WTO lại quy định mức sở hữu này lên tới 99%.

Thứ hai, cần phải làm rõ ràng những vấn đề sau:

 Thế nào là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài? Nếu như doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nhưng mang "quốc tịch" Việt Nam vẫn được xem là doanh nghiệp Việt Nam. Vậy, nếu một doanh nghiệp chỉ có 1% vốn đầu tư nước ngoài thì có được xem là doanh nghiệp Việt Nam hay đó là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, và đây là một cách để các nhà đầu tư nước ngoài lách luật góp vốn và trốn thuế.

 Cần phải làm rõ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được xem là nhà đầu tư nước ngoài hay không? Chính sự không rõ ràng của vấn đề này thời gian qua mà các nhà đầu tư nước ngoài đã lách các qui định về quyền sở hữu trong các doanh nghiệp Việt Nam.

 Cần có thêm các tổ chức trung gian uy tín chuyên đứng ra phụ trách để thực hiện các vụ mua lại và sáp nhập, từ đó giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp. Nhà nước cũng cần hỗ trợ và đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức trung gian này.

Thứ ba, khung pháp lý về M&A cần chuyên biệt, không nên dựa quá nhiều

trên các khung pháp lý dành cho cổ phần hóa, phát hành và niêm yết chứng khoán. Khung pháp lý này phải tạo điều kiện để xác lập giao dịch, địa vị của bên mua, bên bán và hậu quả pháp lý sau khi kết thúc giao dịch.

Thứ tư, thu hẹp những ưu đãi quá mức đối với đầu tư nước ngoài, cân đối

thu hút vốn FDI và vốn nội, trả một mặt bằng cạnh tranh bình đẳng cho doanh nghiệp trong nước. Bao năm qua, chúng ta luôn tự hào là nước thu hút vốn đầu tư mạnh nhất trong khu vực. Tuy nhiên, nói cho cùng, không có quốc gia nào phát triển dựa phần lớn vào FDI mà phải phát triển các ngành của doanh nghiệp trong nước. Vì về cơ bản, lợi nhuận của nhà đầu tư ngoại sẽ mang về nước chứ không để lại nên chúng ta không có nguồn lợi nhuận dôi ra để đầu tư phát triển. Cần cân đối phát triển hài hòa giữa hai khu vực kinh tế này. Vì vậy, chúng ta phải xem lại cơ cấu để những ngành nào cần thu hút thêm FDI, những ngành nào phải dành đất cho doanh nghiệp trong nước. Tạo mặt bằng cân đối cho doanh nghiệp Việt

Thứ năm, có biện pháp bảo vệ các DN Việt trước nguy cơ thôn tính:

 Xây dựng một chiến lược bảo vệ thương hiệu quốc gia đầy đủ, không bỏ qua các tài sản mềm cấu thành giá trị thương hiệu quốc gia;

 Thành lập và cải tiến lại hoạt động của các hiệp hội với việc bổ sung các chương trình quản lý thương hiệu quốc gia mà trong đó, cốt lõi để hiệp hội khẳng định được vai trò của mình là phải hoạt động có chuẩn mực quy định vì uy tín của các tài sản quốc gia, sau nữa là vì lợi ích chung của các DN trong hiệp hội. Đó là hệ quy chiếu để hiệp hội không được phép hoạt động vì lợi ích của một vài cá nhân; từ đó, các DN hội viên sẽ nhận thức được không tham gia hội họ sẽ bị thiệt thòi. Như vậy mới thu được DN tham gia trong hiệp hội và thực thi đúng các quy định kinh doanh của ngành đặc thù.

 Thành lập một Quỹ hỗ trợ thương hiệu. Hoặc có định hướng bổ sung vai trò của Công ty Quản lý vốn Nhà nước – SCIC có thể tham gia hỗ trợ các DN gặp khó khăn trong phát triển các thương hiệu quốc gia.

Một phần của tài liệu giải pháp cho các doanh nghiệp việt nam trước nguy cơ bị thôn tính từ hoạt động mua lại và sát nhập (ma) có yếu tố nước ngoài (Trang 67)