Bản chất thị trường sáp nhập và mua lại tại Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp cho các doanh nghiệp việt nam trước nguy cơ bị thôn tính từ hoạt động mua lại và sát nhập (ma) có yếu tố nước ngoài (Trang 41)

2 EPOS: Employee Stock Ownership Pla n Kế hoạch thực hiện quyền sở hữu cổ phần cho nhân viên công ty.

2.2.3Bản chất thị trường sáp nhập và mua lại tại Việt Nam

3 Quỹ đầu tư PE: Quỹ đầu tư cá nhân - Private Equity Fund: quỹ được huy động thường từ nhà đầu tư, tổ chức nước ngoài và được quản lý bởi một công ty quản lý quỹ có kinh nghiệm tìm kiếm, đầu tư góp vốn vào công ty khác, hỗ trợ ngoài và được quản lý bởi một công ty quản lý quỹ có kinh nghiệm tìm kiếm, đầu tư góp vốn vào công ty khác, hỗ trợ

Cho đến nay, chưa có một thống kê nào cho thấy số thương vụ cụ thể diễn ra ở từng ngành nghề nhưng điểm lại các thương vụ từ năm 2008 đến những tháng đầu năm 2014 có thể thấy, Việt Nam không đứng ngoài xu hướng sáp nhập và mua lại của thế giới khi lĩnh vực dịch vụ Tài chính, Ngân hàng là lĩnh vực có hoạt động sáp nhập và mua lại diễn ra sôi động nhất, kế đến là lĩnh vực hàng tiêu dùng, dệt may và bán lẻ; lĩnh vực bất động sản, năng lượng và công nghệ thông tin cũng nằm trong danh mục của các công ty thâu tóm. Chúng ta có thể có thấy bản chất, đặc điểm hoạt động M&A tại Việt Nam trong thời gian qua như sau:

Thị trường M&A Việt Nam vẫn còn sơ khai và dễ dàng bị thâu tóm.

Hoạt động M&A trên Thế giới đã trải qua hơn hai thế kỷ, trong khi đó, Việt Nam mới chỉ biết đến M&A trong vòng hơn 10 năm trở lại đây. Hoạt động M&A ra đời muộn màng đã làm cho đặc điểm của thị trường M&A Việt Nam cũng có nhiều phần khác so với Thế giới. Một số lý do cho chúng ta thấy thị trường M&A Việt Nam vẫn còn yếu kém so với các cường quốc cũng như các nước trong khu vực như sau:

Thứ nhất, DN Việt Nam có quy mô rất nhỏ bé so với các cường quốc trên thế giới. Tuy nhiên, so với ngay cả trong khu vực Đông Nam Á, chúng ta vẫn còn rất nhỏ bé, đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân. Trên sàn chứng khoán, những doanh nghiệp có doanh thu 1-3 tỷ USD/năm như Vinamilk, PV Gas, FPT… đã là những doanh nghiệp rất lớn thì ở trong khu vực Đông Nam Á có rất nhiều doanh nghiệp có doanh thu 5-10 tỷ USD, thậm chí hàng vài chục tỷ USD/năm. Trong thời kỳ khó khăn, với tiềm lực tài chính còn dư giả, những đại gia ngoại đang tích cực tìm kiếm những khoản đầu tư hấp dẫn. Việc đầu tư vào trong nội bộ khối ASEAN sẽ có những nét tương đồng về môi trường kinh doanh cũng như sẽ vừa sức hơn với các DN trong khu vực. Chính vì vậy mà Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn.

Thứ hai, thị trường M&A còn non trẻ. Tuy có tốc độ phát triển mạnh, nhưng thị trường M&A tại Việt Nam còn rất sơ khai. Trong đó đa số là các thương vụ do nhà đầu tư nước ngoài thực hiện. Mặc dù vậy, thị trường M&A Việt Nam vẫn là thị trường tiềm năng cho các công ty đa quốc gia nhắm đến trong thời gian tới. Nền

kinh tế non trẻ, nhất là đối với những ngành nghề Tài chính, Chứng khoán luôn là điểm đến cho những Quốc gia phát triển, để tìm kiếm một thị trường sinh lợi cao.

Thứ ba, cho đến thời điểm này, Việt Nam vẫn chưa có một tổ chức nào thực sự đóng vai trò là người tạo lập thị trường hay quản lý thị trường. Đôi khi có trường hợp ồn ào của Descon bị Bình thiên An thâu tóm bất ngờ mà chính họ cũng không hiểu vì sao. Hệ thống thông tin cho hoạt động M&A vẫn còn nhiều thiếu thốn. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp tư vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực này đóng vai trò rất quan trọng trong tư vấn cũng như đưa ra giải pháp an toàn nhất cho các bên trong các thương vụ M&A.

Một phần của tài liệu giải pháp cho các doanh nghiệp việt nam trước nguy cơ bị thôn tính từ hoạt động mua lại và sát nhập (ma) có yếu tố nước ngoài (Trang 41)