Thu hút vốn đầu tư quá đại trà, mất cân đối trong thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu giải pháp cho các doanh nghiệp việt nam trước nguy cơ bị thôn tính từ hoạt động mua lại và sát nhập (ma) có yếu tố nước ngoài (Trang 56)

2 EPOS: Employee Stock Ownership Pla n Kế hoạch thực hiện quyền sở hữu cổ phần cho nhân viên công ty.

2.4.7Thu hút vốn đầu tư quá đại trà, mất cân đối trong thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

trong và ngoài nước

Hơn 25 năm trước, để thu hút vốn FDI, Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư. Tuy nhiên trên thực tế, chính sách thu hút FDI của chúng ta được thiết kế theo kiểu đại trà, có gì ăn đó. Vì chạy theo thành tích mà việc thu hút đầu tư cũng trở nên gấp gáp, chỉ để lấp đầy các khu công nghiệp, bổ sung vào chỉ

tiêu vốn đầu tư. Chúng ta đưa ra rất nhiều biệt đãi chẳng hạn như ưu đãi thuế hay chính sách thuê đất nhưng không kèm theo những ràng buộc. Do không có ràng buộc phù hợp, cũng không có quy định quản lý phù hợp nên nhiều doanh nghiệp FDI đến Việt Nam chỉ để tận dụng các biệt đãi này mà hầu như không phải thực hiện cam kết nào. Chính sự dễ dãi, cả nể đó là nguyên nhân mà hàng loạt doanh nghiệp FDI chuyển giá, trốn thuế, gia tăng chi phí...nhằm mục đích thâu tóm trong liên doanh tại Việt Nam

Ví dụ như Samsung vào Việt Nam được ưu đãi rồi nhưng khi họ kéo những công ty khác vào để làm phụ kiện cũng được ưu đãi. Vì thế, Samsung chẳng tội gì phải mua hàng của các công ty Việt Nam. Chúng ta khuyến khích các DN Việt phát triển

công nghiệp hỗ trợ để cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài nhưng một bên được hưởng tất cả ưu đãi, còn một bên không được hưởng bao nhiêu thì làm sao doanh nghiệp Việt cạnh tranh nổi.

Đồng thời, các chính sách ưu đãi DN FDI đang là một cách phân biệt đối xử với DN trong nước. Dẫn báo cáo năm 2013 của nhóm nghiên cứu thuộc chương trình Fulbright, ta có thể thấy rằng trong bốn động lực tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong thời gian qua, chỉ duy nhất khối FDI là đang hoạt động tốt, còn lại khối DN nhà nước, DN tư nhân trong nước và khu vực các hộ kinh doanh khác đều đang gặp khó khăn rất lớn. Chính các chính sách ưu đãi của Việt Nam đang phân biệt đối xử với doanh nghiệp trong nước, làm mất đi sự cạnh tranh bình đẳng trên thị trường. Thực tế, trong nước hiện nay có nhiều lĩnh vực kinh tế do nước ngoài nắm giữ, thậm chí chi phối hết. Ngay cả những ngành hàng tiêu dùng như hóa mỹ phẩm đến 80% thị phần thuộc về doanh nước ngoài. Hay nước giải khát, hai hãng Coca và Pepsi đã chiếm 80% thị phần. Đáng lẽ lĩnh vực này doanh trong nước hoàn toàn có cơ hội phát triển. Một nền kinh tế bền vững không chỉ dựa vào FDI mà phải dựa vào trong nước.

Một phần của tài liệu giải pháp cho các doanh nghiệp việt nam trước nguy cơ bị thôn tính từ hoạt động mua lại và sát nhập (ma) có yếu tố nước ngoài (Trang 56)