2 EPOS: Employee Stock Ownership Pla n Kế hoạch thực hiện quyền sở hữu cổ phần cho nhân viên công ty.
2.2.2 Xu hướng thị trường mua lại và sáp nhập tại Việt Nam.
Việt Nam đang đối mặt với khủng hoảng kinh tế và tài chính dẫn đến thiếu vốn đầu tư và lãi suất lên cao dẫn đến có nhiều tài sản giá rẻ ( hay còn gọi là distresses assets) ở Việt Nam. Đây là cơ hội cho các tập đoàn nước ngoài và nhà đầu tư chiến lược thực hiện thâm nhập thị trường Việt Nam qua M&A. Tháng 02/2014, trong một cuộc trả lời phỏng ông Avinash Satwalekar, Giám đốc điều hành (CEO) của Công ty Quản lý quỹ Vietcombank Fund Management - không ngần ngại cho rằng, đây là thời điểm để các nhà đầu tư mua lại các công ty Việt Nam, trước khi nền kinh tế tăng tốc trở lại: “Thời điểm tốt nhất để đầu tư là khi còn ‘tranh tối tranh
sáng’. Khi mọi thứ đã trở nên rõ ràng, thì đó là lúc ai cũng có thể đầu tư”
• Thâu tóm và chống thâu tóm:
Các cuộc chiến thâu tóm và chống thâu tóm đã làm tốn nhiều giấy mực trên các trang báo trong năm 2012 và năm 2013. Các thương vụ này cũng đem lại nhiều cảm xúc cho doanh nghiệp, cho người trong cuộc, cho giới quan sát và cho cả những người tiêu dùng cá nhân. So với các thương vụ của năm trước, giai đoạn 2011-2013 các thương vụ có tính chất phức tạp hơn nhiều. Các thương vụ thâu tóm thù địch (hostile) cũng xuất hiện nhiều hơn. Từ những năm 2011, bắt đầu nổi lên những thương vụ chào mua công khai và thôn tính trên sàn. Tuy nhiên, bước sang giai đoạn 2012- 2013, các thương vụ có tính chất phức tạp hơn hẳn. Điển hình là hàng loạt động thái được cho là nhóm cố đông muốn tăng tỷ lệ cổ phần chi phối tại Sacombank, hayCoca Cola lần lượt thâu tóm đối tác của mình như Công ty Chương Dương, Công ty Ngọc Hồi ... Đồng thời với sự mở rộng của TTCK đã khởi động xu hướng chào mua công khai trên thị trường, đẩy các công ty đại chúng đối mặt với khả năng bị thâu tóm, bị mua lại, bị sáp nhập bất cứ lúc nào
• Các thương vụ liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn:
Xét về chủ thể tham gia M&A, trong tổng số 4,7 tỷ USD giá trị các thương vụ trong năm 2013 tại Việt Nam, thì tổng giá trị các thương vụ có yếu tố nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng khá cao: 66% về giá trị . Những thương vụ tiêu biểu nhất được công bố như IFC mua 10% của Vietinbank, Mizuho mua cổ phần chiến lược của Vietcombank, Carlsberg mua lại phần vốn góp tại Huda Huế ... Trong năm 2012, 2013, các tập đoàn từ Nhật Bản có đóng góp nhiều nhất vào dòng tiền M&A cho thị
trường Việt Nam, với tổng giá trị lên đến 596 triệu USD. Nhà đầu tư Nhật Bản đang có xu hướng đầu tư mạnh vào hai ngành hàng tiêu dùng và tài chính. Đây là hai lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây và là mục tiêu đầu tư của nhiều định chế tài chính nước ngoài...
Thị trường M&A Việt Nam vẫn là sân chơi của các nhà đầu tư nước ngoài. . Không khó để lý giải cho vấn đề này, vì:
• Thứ nhất: Việt Nam là nước đang phát triển, tiềm năng còn rất lớn và M&A là một hình thức đầu tư nước ngoài hiệu quả và phổ biến giúp các DN nước ngoài thâm nhập thị trường nội địa mà không phải chịu phí tổn thành lập, xây dựng thương hiệu và thị phần ban đầu. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường dịch vụ được bảo hộ theo lộ trình cam kết WTO thì M&A là một trong những con đường ngắn nhất để các DN nước ngoài tiếp cận mạng lưới bán lẻ của Việt Nam.
• Thứ hai, doanh nghiệp nước ngoài có ưu thế về kinh nghiệm và trình độ quản lý trong việc tiến hành thuần thục các hoạt động M&A, trong khi doanh nghiệp Việt Nam còn bỡ ngỡ, nên không thể nắm thế chủ động trong hoạt động này.
• Thứ ba, tiềm lực tài chính lớn là nguyên nhân làm cho nhà đầu tư nước ngoài mới chính là khách hàng của những thương vụ hàng chục triệu USD. Đây cũng là một nhân tố quyết định khi chính doanh nghiệp nước ngoài là người tạo ra cung và cầu cho Thị trường M&A hiện nay.
Theo kết quả khảo sát, Việt Nam được xem là thị trường có sức hấp dẫn không hề thua kém thậm chí cao hơn các thị trường khác trong khu vực. Đặc biệt những năm gần đây, với mức doanh thu từ mảng mua bán, sáp nhập tăng trưởng tới 24% trong năm ngoái giữa lúc doanh thu toàn châu Á sụt giảm 10%, thị trường M&A Việt Nam đang được đánh giá hàng đầu châu lục.
Biều đồ 2.6: Đánh giá mức độ hấp dẫn đầu tư M&A của Việt Nam so với các nước trong khu vực
Nguồn: Khảo sát thực tế của KPMG về triển vọng của hoạt động mua bán và sáp nhập tại Việt Nam 2013
Có rất nhiều động lực để các nhà đầu tư mở rộng đầu tư vào thị trường Việt Nam, trong đó việc thâm nhập vào một thị trường mới rộng lớn, đang tăng trưởng mạnh được xem là yếu tố quan trọng nhất. Đồng thời với mục tiêu mở rộng hoạt động kinh doanh ở thị trường nội địa và thâm nhập vào các lĩnh vực tăng trưởng cao nhằm mục đích hước tới việc củng cố vị trí trên thị trường và đa dạng hóa kinh doanh. Với những lợi ích không thể bỏ qua, rõ ràng các doanh nghiệp Việt đang nằm trong tầm ngắn thâu tóm của các đại gia ngoại.
Biểu đồ 2.7: Động lực để đầu tư vào Việt Nam trong tương lai
Nguồn: Khảo sát thực tế của KPMG về triển vọng của hoạt động mua bán và sáp nhập tại Việt Nam 2013
Tuy nhiên, chính việc lệ thuộc quá nhiều vào thị trường vốn nước ngoài sẽ đem lại cho thị trường M&A Việt Nam rất nhiều rủi ro nếu như hiện tượng thoái vốn xảy ra. Không ít liên doanh kể từ thời kỳ mở cửa cho đến nay, kể từ Luật Dầu tư Nước
ngoài 1991, các bên tham gia với những động cơ khác nhau, ví như câu chuyện Trọng Thủy & Mỵ Châu trong lịch sử; nhân danh 'tình cảm' hay 'sứ mệnh tốt đẹp' để rồi trong quá trình sống chung thì phía bên kia tìm cách thôn tính đối tác.
• Cầu về M&A đang tăng rất mạnh:
Liên tiếp các vụ M&A đình đám đã diễn ra trong thời gian gần đây như vậy. Và đó được cho là xu hướng tất yếu không chỉ ở Việt Nam, mà còn trên toàn cầu, cùng với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn đang tiếp tục chảy. Cầu về M&A ngày càng tăng mạnh, nguyên nhân vì:
- M&A được cho là một phương thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài gặp nhiều thuận lợi, khi không phải mất nhiều công sức xây dựng dự án mới, lại dễ dàng tiếp cận thị trường vốn có của đối tác.
- Hơn nữa đa phần các DN hiện nay đang bị định giá thị trường rất thấp do chi phí vốn (lãi suất) cao và hệ số đòn bẩy tài chính lớn trong khi tình hình kinh doanh vẫn rất khả quan.
- Theo nhận định của Công ty CP đầu tư tài chính và xây dựng Việt Nam (VFCC): Trào lưu thoái vốn của các quỹ đầu tư, chủ yếu là các quỹ PE3 , đã góp phần tạo nguồn cung cho thị trường M&A. Như trường hợp SCG Building Materials thâu tóm thành công 85% cổ phần của Prime Group, nhân tố quan trọng là do Prudential Vietnam Assurance Private Ltd và PCA International Funds SPC thoái vốn.
Mặc dù vậy, thực tế cho thấy, không phải thương vụ nào cũng “cơm lành, canh ngọt”, mang lại lợi ích cho cả hai bên. Đôi khi, phần thua thiệt thuộc về doanh nghiệp Việt Nam, vốn mỏng về cả tài chính lẫn kinh nghiệm quản trị. M&A đang được sử dụng như một lựa chọn chiến lược bởi các tập đoàn nước ngoài không chỉ thâm nhập thị trường Việt Nam mà còn thôn tính đối thủ cạnh tranh