Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp cho các doanh nghiệp việt nam trước nguy cơ bị thôn tính từ hoạt động mua lại và sát nhập (ma) có yếu tố nước ngoài (Trang 71)

2 EPOS: Employee Stock Ownership Pla n Kế hoạch thực hiện quyền sở hữu cổ phần cho nhân viên công ty.

3.2.2.1Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Phân tích mô hình SWOT: Sử dụng mô hình SWOT (Strengths – Điểm mạnh, Weakness - Điểm yếu, Opportunities – Cơ hội, Threats – Thách thức). Từ đó ta biết được doanh nghiệp việt nên làm gì.

Về điểm mạnh: Trong khi các thương hiệu ngoại có công nghệ, vốn lớn,

quản lý chuyên nghiệp, ngân sách mạnh dành cho R&D (nghiên cứu) và quảng cáo, tiếp thị… thì doanh nghiệp Việt chỉ có lợi thế về giá rẻ và linh hoạt trong sản xuất (có thể sản xuất những lô hàng nhỏ vì chủ yếu làm bằng thủ công). Với đặc điểm là những tổ chức nhỏ, có thể thay đổi liện tục để xâm nhập vào những thị trường nhỏ, có thể linh động trong cơ chế kinh doanh để tiếp cận thị trường.

Về điểm yếu: Điểm yếu dễ nhận thấy nhất ở các thương hiệu ngoại là họ

chưa hiểu rõ văn hoá Việt và giá sản phẩm cao. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt lại có quá nhiều điểm yếu: Không đầu tư cho hình ảnh thương hiệu, bao bì không bắt mắt, kênh phân phối yếu, không dành ngân sách cho R&D và quảng cáo tiếp thị… Chúng ta có thể nhận ra những điểm yếu cố hữu doanh nghiệp Việt như đã phân

táo bạo, xem nhẹ hoạt động nghiên cứu thị trường, thiếu kiến thức về quản trị thương hiệu tất yếu dẫn đến sự mai một của nhiều thương hiệu.. .

Thách thức: Trong quá trình hội nhập quốc tế, rào cản lớn nhất với doanh

nghiệp Việt Nam có lẽ trước hết là độ vênh nhau rất lớn giữa mình và quốc tế trong mặt bằng chung của thế giới kinh doanh hiện đại. Người ta đang phát triển trên nhiều nhân tố mới trong khi đó mình đang phát triển trên nền tảng của một nền kinh tế vẫn còn quá lạc hậu. Nguyên nhân khác khiến thương hiệu Việt đang bị lãng quên là do người tiêu dùng Việt Nam vẫn hoài nghi, thậm chí dị ứng với sản phẩm trong nước. Một phần do tâm lý sính ngoại

Cơ hội: Doanh nghiệp Việt sẽ gặp quá nhiều bất lợi để có thể đối đầu trực

tiếp với các “đại gia” quốc tế. Cơ hội của chúng ta rõ ràng chỉ nằm ở phân khúc cấp thấp hoặc trung bình thấp.

Từ những phân tích trên, chúng ta dễ nhận thấy cơ hội chiếm lĩnh thị trường của các thương hiệu ngoại là hoàn toàn trong tầm tay. Yếu tố quan trọng đầu tiên là doanh nghiệp phải biết chất lượng sản phẩm đến từ đâu và duy trì thế nào để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Napoleon từng nói “biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, ở đây muốn nói đến việc hiểu rõ ngành nghề kinh doanh, môi trường kinh doanh bao gồm các yếu tố vĩ mô như: luật pháp, chính sách nhà nước, kỹ thuật công nghệ…và các yếu tố vi mô: bao gồm việc hiểu được khách hàng, người tiêu dùng, người mua, hiểu được đối thủ cạnh tranh, và sau cùng là hiểu mình các yếu tố bên trong doanh nghiệp bao gồm nguồn vốn, nhân lực và công nghệ….

Để làm được điều này, thứ nhất, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải áp dụng nghiên cứu thị trường. Nói đến nghiên cứu thị trường chúng ta thường nghĩ

phải có chi phi lớn, trong khi nguồn lực tài chính doanh nghiệp trong nước thấp. Tuy nhiên, chúng ta cũng tùy theo nguồn lực mà áp dụng phương pháp nào có thể tối ưu hóa chi phí. Doanh nghiệp Việt có thể nhờ công ty nghiên cứu và tư vấn marketing tư vấn cho bạn cách thực hiện, các phòng ban như tiếp thị và kinh doanh có thể tham gia thực hiện

Thứ hai, sau khi doanh nghiệp hiểu rõ được thị trường của mình, việc lựa chọn chiến lược cạnh tranh phù hợp là điều rất quan trọng. Với thế mạnh là

những tổ chức nhỏ, linh động thay đổi trong mọi thị trường, chiến lược cạnh tranh “đánh du kích” ở thị trường ngách, nơi mà đối thủ chưa quan tâm hoặc quá nhỏ mà đối thủ bỏ qua rất phù hợp. Hoặc một số doanh nghiệp lựa chọn chiến lược cạnh tranh “khác biệt” bạn đưa ra sản phẩm mà tạo ra nhu cầu mới cho người tiêu dùng, sự khác biệt dựa trên công nghệ, “Know-how” mà doanh nghiệp bạn có mà đối thủ chưa có được.Với chiến lược tập trung vào từng phân khúc nhỏ hơn, thị trường nhỏ hơn, ngày nay internet là một công cụ tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả

Thứ ba, tăng cường hoạt động quảng cáo, truyền bá sản phẩm:

Qua một nghiên cứu mới nhất về chi phí quảng cáo trên internet Việt Nam, mỗi tháng có khoảng 500 nhãn hiệu quảng cáo, trong đó 1% số nhãn hiệu đã chi ra hơn 40% chi phí quảng cáo của cả thị trường. 1% nhãn hiệu này cũng là các công ty nước ngoài, họ nghiên cứu số lượng người truy cập website, đối tượng nào vào các website nào, từ đó họ chọn vị trí đẹp nhất để đặt các banner quảng cáo.

Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là làm được website, nhưng tạo ra website mà không có người quản trị, không có nội dung cập nhật nên hiệu quả không cao. Với thị trường ngách quảng cáo trên internet là cứu cánh cho các doanh nghiệp Việt Nam để quảng bá sản phẩm và thương hiệu của mình, khi mà quảng cáo trên truyền hình ngày càng đắt đỏ mà lượng người xem truyền hình ngày càng giảm vì sự phân chia khán giả ra hàng trăm kênh truyền hình khác nhau

Thứ tư, xúc tiến thương hiệu sản phẩm

Một vấn đề lớn doanh nghiệp Việt Nam mắc phải đó là chúng ta làm ra sản phẩm tốt, mà không xây dựng thương hiệu tốt. Có nhiều doanh nghiệp Việt Nam tạo ra được sản phẩm có chất lượng tốt nhưng lại bán giá rẻ vì sản phẩm không có thương hiệu. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh việc tập trung tạo ra sản phẩm có chất lượng cao giá thành rẻ mà cần tập trung xây dựng thương hiệu riêng cho mình, cần xây dựng thiết kế hình ảnh thương hiệu đẹp mắt, sang trọng, bao bì nhãn mác ấn tượng, những video quảng cáo ấn tượng và thu hút. Đồng thời xây dựng chiến lược truyền thông để tiếp cận với người tiêu dùng một cách nhanh nhất và rẻ nhất.

Thứ năm, theo đuổi những chiến lược dài hạn:

Vấn đề quan trọng doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi quan điểm từ kinh doanh ngắn hạn chạy theo lợi nhuận ngắn hạn, mà thiếu tầm nhìn dài hạn để thuyết phục khách hàng. Thay đổi quan điểm từ việc cạnh tranh về giá và dẫn đến giảm về chất lượng của dịch vụ và sản phẩm. Với việc lựa chọn chiến lược cạnh tranh, là cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn thị trường mục tiêu phù hợp, tập trung nguồn lực để tạo ra sản phẩm dịch vụ tốt và thuyết phục khác hàng bằng uy tín thương hiệu trong thời gian dài. Khi có chiến lược cạnh tranh, bạn phải có đội ngũ hiểu rõ và triển khai các kế hoạch để thực hiện chiến lược. Các bản kế hoạch này phải có mục tiêu cụ thể, các mục tiêu phải được đưa ra bằng con số hoặc các tiêu chí mà có thể đo lường được.

Một phần của tài liệu giải pháp cho các doanh nghiệp việt nam trước nguy cơ bị thôn tính từ hoạt động mua lại và sát nhập (ma) có yếu tố nước ngoài (Trang 71)