BỨC TRANH TOÀN CẦU VỀ HOẠT ĐỘNG M&A TRÊN THẾ GIỚ

Một phần của tài liệu giải pháp cho các doanh nghiệp việt nam trước nguy cơ bị thôn tính từ hoạt động mua lại và sát nhập (ma) có yếu tố nước ngoài (Trang 32)

2 EPOS: Employee Stock Ownership Pla n Kế hoạch thực hiện quyền sở hữu cổ phần cho nhân viên công ty.

2.1BỨC TRANH TOÀN CẦU VỀ HOẠT ĐỘNG M&A TRÊN THẾ GIỚ

Thị trường mua bán và sáp nhập doanh nghiệp đã xuất hiện và phát triển qua nhiều giai đoạn thăng trầm cùng nền kinh tế thế giới. Sáp nhập và mua lại (M&A) đã không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp. Trên thế giới hoạt động M&A xuất hiện lần đầu tiên từ những năm 1895 đến 1905. Mỹ là nơi diễn ra các cuộc đại sáp nhập đầu tiên. Sau đó, Mỹ còn chứng kiến những chu kì phát triển đỉnh cao của hoạt động M&A như: 1925-1929, 1965-1970, 1980-1985, 1998-2000. Tại Anh chỉ tính từ năm 1986 đến 1989 ở Anh, đã có khoảng 5.200 công ty công nghiệp, thương mại tham gia thâu tóm, sáp nhập lẫn nhau (trung bình mỗi năm có 1301 công ty).

Bước sang thế kỉ 21, làn sóng M&A đang ngày càng phát triển và mở rộng đặc biệt tại khu vực châu Á, nơi có hàng loạt các nền kinh tế mới nổi như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Đông. Đặc biệt do áp lực cạnh tranh tăng cao nên trong giai đoạn này bùng nổ các hoạt động M&A giữa các doanh nghiệp tư nhân với nhau. Tính từ năm 1996 đến năm 2006, tỷ trọng số lượng các thương vụ M&A giữa các doanh nghiệp tư nhân so với tổng số tăng từ 6% lên 14%, trung bình mỗi năm số lượng các thương vụ tăng 12%. Trong thời gian này, các giao dịch M&A cũng đã hai lần lập đỉnh, cả về số lượng và giá trị: một lần vào năm 1999 và 2000, lần thứ hai là vào năm 2007

Nguồn: The Bloomberg M&A Advisory League Tables Sau nhiều năm phát triển, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) trên toàn thế giới giảm 3,2% trong năm 2013 do những bất ổn của nền kinh tế toàn cầu. Các chuyên gia ngân hàng dự báo hoạt động này sẽ không đạt được nhiều cải thiện trong nửa cuối năm. Triển vọng thị trường mua bán và sáp nhập trong thời gian tới sẽ phụ thuộc nhiều vào sự phục hồi của kinh tế.

Sự suy giảm của hoạt động M&A là một tin xấu đối với các ngân hàng trong bối cảnh lĩnh vực này đang đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính tại châu Âu, mối lo lắng về đà tăng trưởng tại châu Á và kinh tế Mỹ đang trên đà suy yếu trong những tháng gần đây. Xét theo quốc gia và khu vực, M&A. Tại châu Âu, giá trị M&A giảm mạnh xuống 12% so cùng kỳ 2012 chỉ còn 631,3 tỷ USD

Xét về ngành, năng lượng và nguyên vật liệu là hai lĩnh vực đạt được kết quả tương đối khả quan hơn so với các lĩnh vực khác. Giá trị M&A của lĩnh vực năng lượng đạt 188 tỷ USD, chiếm khoảng 19%. Dù vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị M&A của lĩnh vực này giảm 28%. Tương tự, lĩnh vực nguyên vật liệu giảm 23% xuống 141 tỷ USD, trong khi lĩnh vực tài chính sụt giảm tới 41% xuống 118 tỷ USD.

Trong xu hướng trì trệ chung, nhưng hoạt động mua bán và sáp nhập khu vực châu Á - Thái Bình Dương vẫn tăng trưởng mạnh hơn so với thế giới. Tổng giá trị các giao dịch M&A có giá trị lên đến 403,4 tỷ đô, tăng 15% so với 2012 chỉ đạt 350,9 tỷ. Các thương vụ tiêu biểu có thể kể đến: Scentre Group mua lại Westfield Group với mức giá 10,8 tỷ USD, Taiking Assest và Quỹ đầu tư Bắc Kinh Goulian mua lại PetroChina với mức giá 9,8 tỷ USD...Các DN Trung Quốc hứa hẹn sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Các DN Nhật Bản cũng đã bắt đầu hiểu và sử dụng công cụ M&A nhiều hơn trên phạm vi toàn cầu so với những năm trước đây.

Thị trường M&A tại Đông Nam Á đang sôi động hơn bao giờ hết. Gần đây xuất hiện một xu hướng mới khi những DN Đông Nam Á cũng đang không ngừng tìm kiếm những doanh nhiệp tốt để đầu tư, thậm chí mua lại quyền chi phối của những

DN trong khu vực. Theo tờ The Economist với chủ đề “Thế giới 2013” phát hành ngày 12/01/2014 của Simon Cox, ông đã có nhận định về nền kinh tế trong khu vực Đông Nam Á rất đáng suy ngẫm: “Khi Trung Quốc và Ấn Độ chùng lại, hai ngôi

sao mới nổi khác là Indonesia và Philippines đã sẵn sàng nắm bắt thời cơ”.

Với mục tiêu phát triển trong tương lai, cả hai quốc gia Đông Nam Á này đang đẩy mạnh việc đầu tư ra nước ngoài để mở rộng thị trường lẫn năng lực sản xuất. Và Việt Nam là một trong những đích đến của họ. Minh chứng rõ nhất là những thương vụ lớn đã được diễn ra: Semen Gresik của Indonesia mua lại 70% cổ phần của Xi măng Thăng Long và Siam Cement Group (SCG) của Thái Lan thông báo chi gần 5.000 tỷ đồng để mua lại 85% cổ phần của Prime Group, Jollibee mua 50% cổ phần của Highland coffee và Phở 24... Bên mua đến từ các nước láng giềng với số vốn lớn chưa từng có. Đây sẽ là một thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu giải pháp cho các doanh nghiệp việt nam trước nguy cơ bị thôn tính từ hoạt động mua lại và sát nhập (ma) có yếu tố nước ngoài (Trang 32)