2 EPOS: Employee Stock Ownership Pla n Kế hoạch thực hiện quyền sở hữu cổ phần cho nhân viên công ty.
3.3.13.1.1 Volkswagen thâu tóm toàn bộ Hãng Porsche
Tập đoàn Volkswagen (viết tắt là VW) là hãng sản xuất xe hơi của Đức, một trong những công ty sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới. Thị trường chủ yếu của hãng là châu Âu, những thương hiệu nổi tiếng trực thuộc của hãng bao gồm Audi, Bentley, Volkswagen… Chiếc xe Volkswagen đầu tiên được Ferdinand Porsche chế tạo đầu tiên vào năm 1934 do yêu cầu của Hitler. Sau đó, VW đã được thành lập vào năm 1937 bởi Hiệp hội xe hơi Đức.
Porsche Automobil Holding SE, thường được gọi tắt là Porsche SE, là một nhà sản xuất ô tô hạng sang của Đức, sở hữu bởi Louise Piëch và gia đình Porsche. Sau thành công với mẫu xe Volkswagen huyền thoại, ông Porsche đã thành lập công ty riêng mang họ của mình. Porsche SE nổi tiếng với việc sản xuất những chiếc xe thể
thao tính năng vận hành cao và tốc độ ấn tượng. Tuy nhiên, sau đó gia đình Porche muốn sở hữu luôn cả tập đoàn VW.
Sự việc xảy ra vào đầu những thập niên 90, khi sự suy thoái kinh tế đã tác động mạnh mẽ đến Porsche và công ty đang đứng trên bờ vực khủng hoảng. Năm 1993, ông Wendelin Wiedeking - giám đốc điều hành Porsche đã quyết định thâu tóm
VW. Điều này sẽ tạo ra một đế chế kinh tế khổng lồ, giúp Porche tránh được án
phạt theo luật mới của Châu Âu về giới hạn khí thải xe hơi và mức chuẩn tiêu thụ nhiên liệu một khi hãng sở hữu tập đoàn VW nổi tiếng với những chiếc xe sử dụng
nhiên liệu hiệu quả và mức khí thải thấp. VW là một mỏ vàng. Điều duy nhất là
Porsche sẽ phải làm là ngày đêm khai thác.
Tại thời điểm này, tình hình hoạt động kinh doanh của Poscher thực sự khả quan. Tỷ suất lợi nhuận của Porsche lớn hơn gấp 7 lần so với VW (Mouse that Roared, 2007). VW đạt mức lợi nhuận 484.000.000 € trên doanh thu của 55.400.000.000 € trong nửa đầu năm 2005, tỷ suất lợi nhuận của VW thấp hơn 1% mặc dù Volkswagen có doanh thu hàng năm gấp 15 lần so với Porsche :
Bảng 3.1: So sánh doanh thu và tỷ luất lợi nhuận của Porcher và VW năm 2006
Chỉ tiêu Porsche Volkwagen
Doanh thu € 9100000000 132.300.000.000 €
Tỷ suất lợi nhuận ròng 19,2% 2,6%
Năm tài chính ngày 31 tháng 7 năm 2006
Nguồn: “Volkswagen Poised to Take Over Porsche”- By Antonio Perez- Epoch Times Staff • Diễn biến :
Năm 2005, Porche đã âm thầm mua cổ phiếu của Volkswagen và đã nắm giữ 18,53% sở hữu tập đoàn. Đến tháng 7/2006, Porche đã nâng lên 25% cho đến tháng
9/2008, hãng đã nắm giữ 35,14% cổ phần Volkswagen. Nhưng Porche vấp phải chiếc bẫy từ quy định: cần có tỷ lệ 80% sự đồng ý của cổ đông mới có thể thông qua những quyết định quan trọng của Volkswagen. Porche đã gây áp lực lên Liên minh châu Âu (EU) và chính phủ Đức để bãi bỏ quy định này.
Ngày 26/10/2008, Porsche thả ra một “quả bom”. Họ tuyên bố đã tăng tỷ lệ sở hữu Volkswagen lên 42,6% và giữ quyền chọn mua cổ phiếu thêm 31,5% tức là tương lai sẽ nắm giữ tới 74,1% cố phiếu Volkswagen.
Tuy nhiên, do thiếu ngân quỹ, dẫn đến chiến lược đầu tư mạo hiểm thất bại làm cho Porsche chìm trong khoản nợ khổng lồ gần 10 tỷ euro, buộc họ phải cầu cứu sự giúp đỡ từ chính VW - tạo cơ hội cho VW phản công lật ngược thế cờ thâu tóm ngược trở lại hãng xe sở hữu mình .
Trong năm 2009, Volkswagen chính thức đạt được thoả thuận mua 49,9% cổ phần của Porsche với giá 3,9 tỷ euro và đồng ý mua nốt phần còn lại vào tháng 8/2014. "Volkswagen sẽ trả cho các cổ đông của Porsche 5,61 tỷ USD để đổi lấy 50,1% cổ phần mà họ đã không còn nắm giữ." Volkswagen và Porsche ra thông cáo chung: hợp đồng sẽ hoàn tất vào ngày 1/8/2012.
• Biện pháp chống thâu tóm
Đây là thương vụ điển hình cho chiến lược phản công Pac-man. Trong thực tế, chiến lược này không hề khả thi, bởi nó yêu cầu từ doanh nghiệp nằm trong tầm ngắm thâu tóm phải có một tiềm lực kinh tế mạnh mẽ. Biện pháp phản công đầy bất ngờ của VW là bài học quý giá cho các doanh nghiệp sau này.
Không chỉ vậy, đứng trước âm mưu ngấm ngầm thâu tóm từ phía Porcher, để phòng thủ Volkswagen đã sử dụng chiến lược “viên thuốc độc” bằng cách đưa ra luật Volkswagen. Luật này quy định rằng: để có được quyền kiểm soát VW, Porsche cần phải có sự đồng thuận của tối thiểu 80% cổ đông. Chính quyền bang Lower Saxony của Đức, lại nắm giữ 20,1% cố phần, tức là nắm trong tay quyền
quyết định. Chính vì thế, dù Porche có tăng tỉ lệ sở hữu lên nữa cũng không có ý nghĩa gì.
• Chiến lược thâu tóm:
Porsche sử dụng đòn bẩy tài chính kết hợp với đầu cơ cổ phiếu để cố gắng giành quyền kiểm soát VW. Trên thị trường mở Porsche không ngừng tích lũy âm thầm cổ phiếu của Volkswagen bằng cách sử dụng công cụ tài chính gọi là quyền chọn
mua cổ phiếu tương lai (Cash settled call options) và che đậy những hành động này bằng các báo cáo tài chính giải trình rằng họ chỉ đơn thuần là cố gắng để bảo đảm hoạt động của VW - một công ty đối tác chiến lược quan trọng và không hề quan tâm đếm việc sở hữu VW. Vậy vì sao thị trường không hay biết? Thời điểm này, tại
Anh, bất cứ việc gia tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần nào trong một công ty vượt quá 30% đều phải công khai, dù có thông qua nghiệp vụ quyền mua hay không. Nhưng ở Đức không có quy định đó.
Tuy nhiên, chính vì sự chủ quan của CEO Porsche, mà họ đã không lường trước những tiềm ẩn rủi ro lớn. Cuối tháng 3/2009, các khoản nợ ngân hàng lên đến 10 tỷ Euro của Porsche đáo hạn. Trong điều kiện bình thường, Porsche sẽ không phải lo lắng quá nhiều về khoản nợ đó bởi chỉ riêng lượng cổ phần của VW mà nó đang nắm giữ đã có giá trị là 50 tỉ đô la. Tuy nhiên trong tình cảnh khủng hoảng hiện nay của nền kinh tế, doanh số bán lẻ của Porsche đang sụt giảm nhanh chóng, dòng tiền vào dường như bằng không khiến các ngân hàng kém tin tưởng vào khả năng trả lãi vay của Porsche. Lợi nhuận từ các hợp đồng quyền chọn mua cổ phiếu VW đã không tăng lên cao như kỳ vọng. Các cổ đông của Porsche đã phải bơm thêm vốn, vay nợ hoặc giải thể công ty bán lẻ tại Áo.
• Đưa ra ý kiến: Có thể thấy rằng, cú lộn ngược dòng ngoạn mục của Voklwagen, hội tụ cả 3 yếu tố “ thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Nếu chỉ giữ khư khư điều luật “ viên thuốc độc” để giữ thế phòng thủ, chẳng mấy chốc Voklwagen sẽ bị vô hiệu hóa trước nỗ lực thâu tóm của Porsche mà ngay cả Liên minh châu Âu và
Chính phủ Đức cũng chỉ có thể ngoảnh mặt làm ngơ. Chính nhờ sự quyết đoán của Martin Winterkorn, khả năng tài chính vững mạnh, thời cơ thuận lợi mà Voklwagen đã thâu tóm ngược lại đối thủ của mình, khẳng định vị thế của hãng chế tạo ôtô hàng đầu châu Âu. Đưa Porcher trở thành dòng nhãn hiệu xe hạng sang thứ 10, quy tụ một nhà bên cạnh các dòng xe nổi tiếng như Audi, Bentley, Bugatti, Lamborghini...