Các thống kê gần đây về chất lƣợng lao động trong ngành ngân hàng là những thông tin mang tính cảnh báo cao, nhất là trong điều kiện Việt Nam đã là thành viên của WTO và thời gian mở cửa cho các tổ chức tài chính quốc tế hoạt động tự do tại thị trƣờng Việt Nam đang đến rất gần. Tuy nhiên yếu tố thành công cho các NHBL lại không chỉ là trình độ nghiệp vụ, mà quan trọng không kém là thái độ phục vụ của ngân hàng trong việc cải thiện quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Yếu tố then chốt để giữ vững thị trƣờng bán lẻ là ngân hàng phải nắm bắt đƣợc nhu cầu, lợi ích, cũng nhƣ mong muốn của khách hàng để có những đề xuất phù hợp, những liên kết và cơ chế tạo thuận lợi cho hoạt động giao dịch theo sát hành vi của khách hàng. Mối quan hệ thân thiện của ngân hàng với khách hàng là yếu tố làm tăng sức cạnh tranh của ngân hàng với đối thủ của mình. Các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng rất dễ đƣợc sao chép, tính cá biệt cho mỗi sản phẩm của mỗi ngân hàng khó tồn tại lâu, cạnh tranh về giá cả rồi cũng có điểm dừng, nhƣng điều mà các ngân hàng có thể tạo ấn tƣợng riêng, thu hút và giữ đƣợc chân
67
khách hàng chính là thái độ thân thiện khi tiếp xúc với khách hàng. Là một doanh nghiệp kinh doanh, chi nhánh phải đề cao phƣơng châm “khách hàng là sự tồn tại và phát triển của ngân hàng” để hƣớng tới mục tiêu “bán đƣợc hàng” do đó nâng cao trình độ cán bộ theo hƣớng chuyên nghiệp là điều hết sức cần thiết.
Những cán bộ quản lý, hoạch định chính sách đòi hỏi phải có kiến thức về đánh giá năng lực tài chính cá nhân, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết về văn hóa xã hội, có khả năng nắm bắt đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động ngân hàng. Vì vậy cần có chƣơng trình liên kết đào tạo tiên tiến do các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực ngân hàng giảng dạy kết hợp với việc đào tạo, tham quan mô hình hoạt động của các nƣớc có hệ thống ngân hàng phát triển và tƣơng đồng với ngân hàng.
Đối với cán bộ trực tiếp giao dịch với khách hàng thì cần phải có trình độ giao tiếp tốt thì mới có thể thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ.
Có một số mảng công việc truyền thống nhƣ công việc tác nghiệp cụ thể: Bán sản phẩm, giao tiếp với khách hàng, sử dụng các dịch vụ đơn giản, thì cán bộ của Chi nhánh có thể đáp ứng đƣợc. Nhƣng để phát triển hơn nữa dịch vụ NHBL của mình thì chi nhánh cần những chuyên gia để thiết kế và cập nhật cái mới, hoặc những chuyên gia trong những lĩnh vực mới phát sinh trong ngành ngân hàng nhƣ quản lý đầu tƣ, quản lý quỹ, tƣ vấn tài chính doanh nghiệp, cổ phần hóa, phân tích tài chính doanh nghiệp…
Trong thời gian qua, Chi nhánh rất chú trọng đến công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ. Hàng năm, chi nhánh đều cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo do Vietinbank hội sở, NHNN, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội,.... Tổ chức các buổi học nghiệp vụ tại Chi nhánh: Ngiệp vụ tín dụng, thẩm dịnh, giao dịch. Từ đó tạo nên đội ngũ nhân sự có năng lực chuyên môn cao và có khả năng thích ứng với các sản phẩm dịch vụ hiện đại.
Chi nhánh nên xây dựng thang điểm khoa học để đánh giá năng lực của cán bộ làm công tác ngân hàng, thang điểm này là căn cứ để đánh giá chất lƣợng hoàn thành công tác hàng tháng.
68
Bên cạnh đó, cần gắn kết quả đào tạo với việc bố trí sử dụng lao động cho phù hợp, đúng ngƣời, đúng việc. Chi nhánh cũng cần xây dựng chính sách lƣơng thƣởng phù hợp, hấp dẫn. Thực hiện trả lƣơng theo nguyên tắc tiền lƣơng gắn liền với trình độ năng suất, chất lƣợng và hiệu quả công việc. Thƣờng xuyên động viên CBCNV bằng nhiều chế độ phúc lợi nhƣ thƣởng vật chất, cho đi đào tạo, dự các lớp tập huấn nghiệp vụ trong và ngoài nƣớc, nâng lƣơng trƣớc hạn…nhằm nuôi dƣỡng nhân tài, giữ đƣợc cán bộ cốt cán tiến thân cùng với sự nghiệp phát triển ngân hàng.