Quảnlý đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh tại việt nam (Trang 58)

Hệ thống giáo dục Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất bao gồm các bậc giáo dục cơ bản từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông), giáo dục nghề nghiệp (trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề) và giáo dục đại học với rất nhiều loại hình giáo dục đa dạng (chính quy, thường xuyên).

Theo quy định của Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi năm 2009), Luật Dạy nghề và Luật Giáo dục đại học, hệ thống giáo dục quốc dân gồm: Giáo dục mầm non, Giáo dục phổ thông, Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục đại học và sau đại học. Trong đó giáo dục nghề nghiệp nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp, lao động sản xuất và dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe để tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Giáo dục nghề nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Trong đó dạy nghề gồm có ba cấp trình độ đào tạo bao gồm: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề.

Tính đến đầu năm 2013 trên cả nước có 1332 CSDN (158 trường cao đẳng nghề, 304 trường trung cấp nghề và 870 trung tâm dạy nghề). So với năm 2001 số trường nghề tăng 2,84 lần (từ 156 trường dạy nghề năm 2001 lên 462 trường CĐN và TCN năm 2013). Mỗi tỉnh đã có ít nhất một trường nghề, một số huyện, cụm huyện đã có trường trung cấp nghề.

50

Hình 3. Sơ đồ hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam

Đại học GIÁO DỤC CHÍNH QUY GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN Tiến sĩ Thạc sĩ Cao đẳng Trung cấp chuyên nghiệp Cao đẳng nghề Trung cấp nghề Sơ cấp nghề Nhà trẻ Trung học phổ thông Trung học cơ sở Tiểu học Mẫu giáo

51

Nếu tính cả các cơ sở khác có dạy nghề (bao gồm đại học, cao đẳng, trung tâm khác có dạy nghề) thì mạng lưới CSDN cả nước có 1975 cơ sở, trong đó CSDN công lập chiếm 67,2%.

Mạng lưới cơ sở dạy nghề phân theo cấp trình độ đào tạo

Trong tổng số 1332 CSDN, có 158 trường CĐN, 307 trường TCN và 849 TTDN. Trong số 158 trường CĐN có 34trường được thành lập mới, 86 trường được nâng cấp từ trường dạy nghề hoặc trường TCN và 25 trường được nâng cấp từ

trường trung cấp chuyên nghiệp lên tính từ năm 2001.

Với số lượng trường CĐN như hiện tại (chiếm 10,5% trong tổng số CSDN), thì việc đáp ứng nhu cầu lao động có tay nghề cao gặp rất nhiều khó khăn.

Cao đẳng

nghề, 10.5% Trung cấp nghề, 23.8%

Trung tâm dạy nghề, 65.7%

Hình 4. Biểu đồ cơ cấu CSDN theo trình độ đào tạo năm 2013 Mạng lưới cơ sở dạy nghề phân theo vùng kinh tế - xã hội

Mạng lưới các CSDN trong những năm qua phát triển nhanh nhưng chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Hồng, chiếm 27,3% số cơ sở trên cả nước, tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ 20,4%, thấp nhất là vùng Tây Nguyên chiếm 5,3%. Đồng bằng sông Hồng là vùng có số lượng trường CĐN cao nhất trong cả nước: 52 trường, chiếm 38,2% số trường CĐN toàn quốc. Trong khi

vùng Tây Nguyên hiện mới chỉ có 3 trường CĐN (Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ -

52 0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200

Tây Nguyên Đồng bằng sông Cửu Long

Trung du và miền núi phía

Bắc

Đông Nam Bộ Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam

Trung Bộ

Đồng bằng sông Hồng

Trường cao đẳng nghề 3 11 20 23 27 52

Trường Trung cấp nghề 12 33 34 52 67 109

Trung tâm dạy nghề 53 134 184 117 169 192

Hình 5: Biểu đồ phân bố CSDN theo vùng kinh tế - xã hội năm 2013 2.1.2. Thực trạng đào tạo nghề

Đến năm 2010, các cơ sở dạy nghề đã chuyển mạnh sang đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là các trường cao đẳng nghề. Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề được quan tâm đầu tư, do vậy chất lượng và hiệu quả dạy nghề có bước chuyển biến tích cực; khoảng trên 70% học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề và một số cơ sở dạy nghề tỉ lệ này đạt đến trên 90%; một số nghề đã đào tạo tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới như nghề hàn đạt 6G, nghề công nghệ thông tin, điện tử, du lịch, dầu khí, viễn thông ... bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động có chất lượng cao cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, các ngành kinh tế mũi nhọn, các doanh nghiệp FDI và cho xuất khẩu lao động.

Năm 2010, qua báo cáo của 55/70 trường cao đẳng nghề về kỳ thi tốt nghiệp cao đẳng nghề khóa I, có 18.008 sinh viên đỗ tốt nghiệp, chiếm 92,6% (trong đó loại giỏi 16,1%, khá 41,3%, trung bình khá 36,6%, trung bình 6%). Kết quả thi tốt nghiệp đã phản ánh đúng chất lượng đào tạo, bước đầu khẳng định việc đào tạo trình độ cao đẳng nghề đáp ứng được yêu cầu về chất lượng lao động của doanh nghiệp và xã hội. Tỷ lệ sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp đạt 80,39%. Ngay tại kỳ thi đã có gần 800 doanh nghiệp đến theo dõi và ký hợp dồng tuyển dụng với sinh viên ngay khi

53

tốt nghiệp. Tiền lương của sinh viên sau tốt nghiệp mức cao nhất từ 4,5 – 5,0 triệu đồng/ tháng, mức lương thấp nhất không dưới 1,8 triệu đồng/ tháng, có một số sinh viên được trả mức lương 300 USD/ tháng.

Đến tháng 10 năm 2010, số giáo viên trong các cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống có khoảng 33.300 người, trong đó 12.400 giáo viên trong các trường cao đẳng nghề, 11.500 giáo viên trong các trường trung cấp nghề và 9.400 giáo viên trong các trung tâm dạy nghề.

Về cơ cấu: số giáo viên dạy chuyên môn nghề (giáo viên dạy nghề) chiếm khoảng 88%, còn lại khoảng 12% là giáo viên dạy các môn chung (và môn văn hóa); giáo viên nữ chiếm tỷ lệ 27%; giáo viên người dân tộc thiểu số chiếm hơn 1%. Trong số giáo viên dạy nghề có 46% giáo viên dạy được cả lý thuyết và thực hành, 33% giáo viên dạy thực hành và 21% giáo viên dạy lý thuyết.

Về trình độ chuyên môn được đào tạo: 100% giáo viên trong cơ sở dạy nghề đạt chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó tỷ lệ giáo viên có trình độ trên đại học trong các cơ sở dạy nghề năm 2009 là 8,45%, đến nay khoảng 10%; riêng các trường cao đẳng nghề tỷ lệ này là 14% năm 2009, đến nay khoảng 17%.

Về nghiệp vụ sư phạm dạy nghề: Tỷ lệ giáo viên trong các cơ sở dạy nghề đạt chuẩn về sư phạm chiếm 81%, trong đó các trường cao đẳng nghề chiếm 84%, trường trung cấp nghề chiếm 82%, trung tâm dạy nghề là 77%

Về kỹ năng nghề: Khoảng 79% số giáo viên dạy nghề trong các cơ sở dạy nghề có trình độ kỹ năng nghề để có thể dạy thực hành nghề theo các cấp trình độ đào tạo, trong đó có 46% giáo viên dạy nghề có khả năng dạy cả lý thuyết và thực hành (dạy tích hợp).

Tính đến tháng 10 năm 2010 đã thành lập 25 khoa sư phạm dạy nghề ở một số trường cao đẳng nghề để thí điểm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề (có 9.241 giáo viên dạy nghề đã được đào tạo sư phạm day nghề); thí điểm tổ chức đào tạo nghiệp vụ sư phạm theo chương trình tiếp cận trình độ quốc tế: Chương trình của Anh quốc, Chương trình kỹ năng dạy học theo năng lực thực hiện của ILO với 160 giáo viên được đào tạo; Chương trình nâng cao kỹ năng nghề cắt gọt kim loại (CNC) của Cộng hòa liên bang Đức với 16 giáo viên được đào tạo.

Từ năm 2007 đến nay, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo, mỗi năm có khoảng 1.500 lượt giáo viên dạy nghề của các trường cao đẳng

54

nghề, trung cấp nghề được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, về kỹ năng, phương pháp giảng dạy tiên tiến; về công nghệ mới, kỹ năng giảng dạy theo chương trìnhkhung.

Cơ sở vật chất, thiết bị của nhiều cơ sở dạy nghề được tăng cường đầu tư từ nhiều nguồn (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, các dự án nước ngoài, đầu tư của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất – kinh doanh, dịch vụ; các cơ sở dạy nghề tự đầu tư ...). Đến nay, khoảng 50% số cơ sở dạy nghề đã được trang bị bổ sung, nâng cấp đáp ứng một số yêu cầu của việc thực hành cơ bản; một số trường được trang bị tương đối đồng bộ, hiện đại ở một số nghề phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, trong đó có 15 trường của dự án ADB; 25 trường của các dự án Đức, Hà Lan, Hàn Quốc...; 60 trường được đầu tư tập trung và 250 trung tâm dạy nghề được đầu tư tập trung từ Dự án tăng cường năng lực dạy nghề; 37 trung tâm dạy nghề của dự án Thụy sĩ... và phầnlớn cơ sở dạy nghề khác đã được trang bị các thiét bị đáp ứng yêu cầu thực hành cơ bản của chương trình dạy nghề.Một số trường đã có thư viện và phòng thí nghiệm hiện đại.

Chương trình dạy nghề được xây dựng xuất phát từ thực tiễn sản xuất; trên cơ sở phân tích nhiệm vụ, công việc của người lao động để thiết kế mô-đun đào tạo tích hợp giữa lý thuyết và thực hành thay thế cho chương trình dạy nghề theo môn học tách rời giữa lý thyết và thực hành. Đến nay đã xây dựng được hơn 200 bộ chương trình khung trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề liên thông giữa các trình độ đào tạo nghề.Xây dựng được 96 chương trình sơ cấp nghề để đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Việc xây dựng và ban hành chương trình khung đã đáp ứng kịp thời cho các trường tổ chức đào tạo nghề ở trình độ cao đẳng và trung cấp. Đã phối hợp với các bộ, ngành xây dựng và ban hành chương trình, giáo trình của 6 môn học chung, nhất là môn tiếng Anh theo chuẩn TOEIC, tạo điều kiện để nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

2.2. Thực trạng đào tạo nghề xanh

Trong bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi, quá trình quốc tế hóa sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng, chất lượng nguồn nhân lực được coi là yếu tố quyết định thắng lợi trong cạnh tranh phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đồng thời, cạnh tranh về nhân lực chất lượng cao cũng diễn ra mạnh mẽ hơn ở trên bình diện thế giới, khu vực và quốc gia.

55

Việc mở ra khả năng di chuyển lao động giữa các nước đòi hỏi người lao động phải có kỹ năng nghề cao, có năng lực làm việc trong môi trường quốc tế với những tiêu chuẩn, tiêu chí do thị trường lao động xác định. Đào tạo theo hướng cầu đã trở thành cách tiếp cận đào tạo có hiệu quả, đang và sẽ được thực hiện ở tất cả các quốc gia phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Tháng 9 năm 2012, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2050”. Với việc phát triển và phê duyệt Chiến lược này, Chính phủ đã thừa nhận sự cần thiết phải giải quyết những thách thức về môi trường và kinh tế - xã hội, tập trung vào thay đổi mô hình phát triển, bởi vì mô hình tăng trưởng cũ không bền vững. Tăng trưởng xanh được xem như là một con đường phát triển phù hợp, tương thích với nhu cầu điều chỉnh về mô hình kinh tế và tăng trưởng của Việt Nam. Chiến lược này cũng nhằm đáp ứng quá trình tái cấu trúc nền kinh tế hướng tới việc sử dụng bền vững hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên và giảm phát thải khí nhà kính. Và xa hơn nữa, đó là cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.Mục tiêu tổng quát:

“Tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên để trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội”

56

Hình 6. Chỉ số nghề xanh Châu Á

Ở Việt Nam đang hình thành 2 loại hình nhân lực: nhân lực phổ thông và nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm số đông, trong khi đó, tỷ lệ nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Cái thiếu của Việt Nam hiện nay không phải là nhân lực phổ thông, mà là nhân lực chất lượng cao. Trong khi đó chất lượng giáo dục đại học còn thấp; kết cấu hạ tầng còn rất thấp kém; tỷ lệ lao động mới qua đào tạo mới chỉ có từ 30 đến 40%; trình độ ngoại ngữ, khả năng sử dụng máy tính, công nghệ thông tin kém…Theo số liệu thống kê năm 2010, trong số 20,1 triệu lao động đã qua đào tạo trên tổng số 48,8 triệu lao động đang làm việc, thì chỉ có 8,4 triệu người có bằng cấp, chứng chỉ cấp bởi các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Số người từ 15 tuổi trở lên được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật rất thấp, chiếm khoảng 40%. Cơ cấu đào tạo hiện còn bất hợp lý được thể hiện qua các tỷ lệ: Đại học và trên Đại học là 1, trung học chuyên nghiệp là 1,3 và công nhân kỹ thuật là 0,92; trong khi trên thế giới, tỷ lệ này là 1-4-10. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng thấp hơn so với nhiều nước khác. Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực

57

của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (xếp thứ 11/12 nước Châu Á tham gia xếp hạng của WB) trong khi Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ là 5,76; Malaysia là 5,59; Thái Lan là 4,94... Cơ cấu phân bổ lao động theo ngành nghề cũng mất cân đối. Các ngành kỹ thuật - công nghệ, nông - lâm - ngư nghiệp ít và chiếm tỉ trọng thấp, trong khi đó các ngành xã hội luật, kinh tế, ngoại ngữ... lại quá cao. Nhiều ngành nghề, lĩnh vực có tình trạng vừa thừa vừa thiếu nhân lực. Điều này cho thấy, hiện trạng nhu cầu đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề xanh ở Việt Nam là rất lớn, tuy chưa có những chỉ số rõ ràng nhưng ta có thể nhận thấy được xu hướng của nó. Do phần lớn lao động còn thiếu trình độ tay nghề, rất cần thiết phải đầu tư vào đào tạo nghề cũng như các mô hình đào tạo nghề chất lượng cao như đào tạo nghề xanh.

Qua đây, ta có thể thấy được những khó khăn và thách thức thực hiện tăng trưởng và đào tạo nghề xanh ở Việt Nam:

Khó khăn:

- Về nhận thức;

- Về công nghệ thực hiện đào tạo nghề xanh - Về nguồn vốn đầu tư cho đào tạo nghề xanh - Về tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững;

Thách thức:

- Quá trình xanh hóa đào tạo nghề chưa được cập nhật kịp thời với tri thức và khoa học công nghệ;

- Mức tiêu tốn năng lượng để tạo ra 1 đơn vị GDP cao; - Lượng phát thải khí CO2 vẫn ở mức cao;

Bảng 1: Tổng hợp một số ngành/ hoạt động đào tạo nghề xanh đang có nhu cầu ở Việt Nam

Stt Ngành Các hoạt động đào tạo nghề xanh

1 Xây dựng - Xây dựng các tòa nhà xanh và tòa nhà tiết kiệm năng lượng

2 Giao thông - Sản xuất ô tô có lượng khí phát thải thấp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh tại việt nam (Trang 58)