Kinh nghiệm từ Đức

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh tại việt nam (Trang 31)

Bối cảnh chính sách

Những thách thức và ưu tiên chủ đạo cho một nền kinh tế xanh

Những ưu tiên của Đức đối với bảo vệ khí hậu, trong phần mở rộng các biện pháp bảo vệ môi trường trước đó đã tồn tại hơn mời năm qua, với một mục tiêu chính là việc giảm lượng khí thải nhà kính. Các cam kết về môi trường của các cơ quan công quyền của Đức được thành lập bởi các "Chương trình tích hợp năng lượng và khí hậu" do Chính phủ Liên bang công bố vào năm 2007.

Chính phủ Đức đã khẳng định các nguyên tắc của chương trình này được dùng như những mục tiêu đầy tham vọng bao gồm:

- Hạn chế 40% lượng phát thải nhà kính vào năm 2020 so với đường cơ sở năm 1990;

- Tăng trưởng 3 % hiệu suất năng lượng hàng năm;

- Mở rộng năng lượng tái tạo đạt đến 18 % tổng thể cung ứng năng lượng tổng thể vào năm 2020, và 50% vào năm 2050;

23

Thách thức của việc cắt giảm khối lượng lớn khí thải nhà kính tiến hành tập trung vào việc sử dụng năng lượng hiệu quả và sản xuất năng lượng sạch. Nó cũng có nghĩa việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp là cần thiết và vấn đề môi trường đang ngày càng ảnh hưởng đến cả những đổi mới của công nghệ và lối sống mỗi người dân. Các khoản đầu tư hỗ trợ tăng trưởng việc làm và thúc đẩy việc gia tăng 500.000 việc làm liên quan đến bảo vệ môi trường vào năm 2020 và 800.000 vào năm 2030. Tuy nhiên, một thách thức quan trọng là Đức chịu ảnh hưởng sự thay đổi nhân khẩu học, qua đó gây ảnh hưởng tiêu cực số lượng thanh niên đăng ký tham gia đào tạo nghề.

Các chiến lược phản ứng môi trường và vai trò của phát triển kỹ năng

Chiến lược môi trường chung

Với tầm quan trọng ngày càng tăng, việc bảo vệ khí hậu đã trở thành yếu tố trọng tâm trong khuôn khổ chính sách môi trường tổng thể của Đức. Một số biện pháp và các công cụ đã được thực hiện trong vài năm qua, trong đó có nhiều biện pháp nằm trong Chương trình Bảo vệ Khí hậu Quốc gia năm 2000 và 2005. Tiếp tới là các biện pháp ảnh hưởng đến giao thông vận chuyển và các hộ gia đình. Chính sách bảo vệ khí hậu của Đức cũng bị ảnh hưởng bởi các chiến lược quốc gia về phát triển bền vững năm 2001. Mặc dù có sự đồng thuận rộng rãi ở Đức về các mục tiêu và nhu cầu bảo vệ môi trường và giảm lượng khí thải, cuộc tranh luận vẫn còn đang tiếp diễn cách thức tốt nhất để thực hiện .

Trong nhiều thập kỷ, bảo vệ môi trường đã là trung tâm của sự phát triển chính sách công.

Sự liên kết giữa pháp luật và việc gia tăng nhận thức có ảnh hưởng đến việc tái cơ cấu các ngành kinh tế của Đức và năng lực nghề nghiệp. Ngay từ đầu, chính sách về bảo vệ môi trường của Đức đã không chỉ được coi là một bước tiến cho việc đáp ứng điều kiện sống tốt hơn, mà cũng là một cơ chế để phát triển các cơ hội tiếp cận thị trường cho các nhà cung cấp các công nghệ và dịch vụ môi trường trong nước. Việc tung ra các chính sách môi trường đã được sử dụng để tạo ra việc làm mới và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Khu vực dịch vụ và công nghệ môi trường hiện nay là một trong những khu vực kinh tế mũi nhọn của Đức, sử dụng 1,8 triệu người vào năm 2006 (4,5 % lực lượng lao động). Kết quả là, các công ty công nghệ môi trường của Đức được thành lập và thường là những đơn vị dẫn đầu.

24

Các chương trình chính sách dài hạn về xanh hóa nền kinh tế vì thế đã gắn kết với các tác động quan trọng trên cơ cấu nghề nghiệp và đào tạo nghề chính thức. Việc đào tạo lại xuyên suốt nền kinh tế trong hồi đáp tới xanh hóa tái xây dựng được tập trung chủ yếu vào hệ thống giáo dục và đào tạo, trong đó các khóa đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật được gắn kết và các khóa đào tạo thêm và dào tạo cao hơn trong các dự án liên quan đến môi trường đã được phát triển. Phạm vi các khóa đào tạo nghề nối tiếp liên quan đến bảo vệ môi trường là khá đáng kể. Đây chủ yếu do sự thay đổi, làm mới liên tục của các khóa học đào tạo nghề, làm cho việc tích hợp các vấn đề bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ ưu tiên quan trọng.

Hồi đáp xanh cho cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay

Chính phủ liên bang đã đưa ra hai gói kích thích kinh tế, trong tháng 11 năm 2008 và tháng 1 năm 2009 với tổng giá trị khoảng 100 tỷ Euro. Tỷ lệ của các gói kích thích đầu tư xanh hóa đạt khoảng 13 % - cao hơn so với các nước thành viên liên minh châu Âu (EU) khác, mặc dù không nhất thiết tập trung vào các vấn đề xanh.

Trong gói đầu tiên, 3 triệu Euro được sử dụng để thúc đẩy việc xây dựng năng lượng hiệu quả và tái xây dựng các công trình từ năm 2009 đến 2011. Tổ chức cho vay tái xây dựng để đầu tư thêm 2,5 tỷ Euro cho việc vốn vay trong chương tình về cải tiến các tòa nhà năng lượng hiệu quả. Gói kích thích khác với 3 tỷ Euro được sử dụng cho việc hỗ trợ vốn vay với lãi suất thấp để đầu tư trong lĩnh vực cải tiến liên quan đến công nghệ năng lượng hiệu quả.

Gói thứ hai, trị giá 6,5 tỷ Euro dùng thúc đẩy giáo dục, đặc biệt là về nghiên cứu năng lượng hiệu quả và tái xây dựng trong các trường học. Việc sử dụng năng lượng hiệu quả cũng được thúc đẩy thông qua ưu đãi thuế (khấu trừ thuế cao hơn) cho các dịch vụ nghề duy trì và hiện đại hóa các tòa nhà.

Cả hai gói kích thích kinh tế cũng tập trung vào việc thúc đẩy nền kinh tếcác- bon thấp với việc miễn thuế mở rộng cho xe ô tô đáp ứng tiêu chuẩn Euro 5 hoặc Euro 6. Hơn nữa, 0,5 tỷ Euro đã được phân bổ cho các phát triển các loại phương tiện dùng điện.

Chiến lược phát triển các kỹ năng để đáp ứng với xanh hóa

Nhu cầu kỹ năng trong các lĩnh vực môi trường chủ yếu được đáp ứng bằng cách tổ chức các khóa học đào tạo chính quy trong hệ thống đào tạo kép và đào tạo

25

đại học của Đức. Điều này sau một truyền thống lâu đời của ngành công nghiệp Đức khi tổ chức đào tạo kép thay vì đào tạo liên tục tại các doanh nghiệp. Việc xanh hóa nghề hiện có ở Đức đã ảnh hưởng đến phạm vi rất rộng các ngành nghề. Rõ ràng, tuy nhiên, mức độ mà các vấn đề môi trường được tích hợp khác nhau theo bề ngang dựa trên các loại công việc khác nhau.

Mặc dù động cơ chính để thúc đẩy, khuyến khích quản lý và bảo vệ môi trường là việc tích hợp đào tạo các vấn đề môi trường vào giáo dục chính quy, một số các chương trình triển khai chính sách hỗ trợ học nghề lĩnh vực môi trường, các dự án thứ nghiệm đào tạo dạy nghề môi trường, nghiên cứu trong lĩnh vực môi trường. Tuy nhiên, lại xảy ra hiện tượng cô lập và không được tích hợp vào chiến lược tổng thể cho việc phát triển kỹ năng đáp ứng xanh hóa.

Kỹ năng trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh

Thay đổi cấu trúc xanh và nhu cầu đào tạo lại

Tái cấu trúc xanh và tác động của nó trên thị trường lao động

Chìa khóa để cải thiện năng lượng hiệu quả xuyên suốt nền kinh tế, kết hợp với việc tăng trưởng trong các mục tiêu tập trung năng lượng tái tạo và hạn chế phát thải khí nhà kính đang ảnh hưởng lớn đến hành vi của cả nhà sản xuất và người tiêu dùng. Các nhà cung cấp các sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng đang mạnh mẽ theo đuổi mục tiêu cắt giảm khí thải nhà kính bằng cách tối ưu hóa quá trình sản xuất và các biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả. Minh chứng cho xu hướng này là các loại xe tiết kiệm nhiên liệu, các tòa nhà các-bon thấp, và năng lượng tái tạo được sử dụng trong nhiều cách hơn so với tưởng tượng . Ngành nông nghiệp cũng bắt đầu sử dụng các phương pháp sản xuất bền vững với môi trường hơn, giảm thiểu lượng chất thải và mức tiêu thụ nước.

Tất cả các khu vực này tạo ra cơ hội kinh tế và ảnh hưởng đến yêu cầu mức độ nghề nghiệp và các kết quả đào tạo. Các công ty công nghệ môi trường Đức nói riêng cũng đã tận dụng các thị trường này, cả trong nước và nhanh chóng mở rộng ra thị trường toàn cầu. Khó có thể tìm thấy bất kỳ tỷ lệ nghề nghiệp hoặc hồ sơ nghề nghiệp hoàn toàn biến mất trong quá trình “xanh hóa” nền kinh tế. Đây là kết quả chính của hệ thống đào tạo, nơi đào tạo người học và sinh viên với việc làm linh hoạt trong thị trường lao động – với hệ thống đào tạo nghề kép tập trung vào việc chuyển giao các kiến thức cơ bản chứ không phải là năng lực

26

Hồi đáp kỹ năng

Quá trình xanh hóa kỹ năng là một mục tiêu lớn cho hệ thống giáo dục và đào tạo. Có ba kênh chính – đào tạo nghề ban đầu, đào tạo nghề thường xuyên và đào tạo bậc đại học – được tổ chức một cách hệ thống và các doanh nghiệp cũng tham gia vào từng mức độ đào tạo.

Việc đào tạo lại xuyên suốt nền kinh tế trong việc hồi đáp tới xanh hóa tái cấu trúc cũng như giữ vị trí chủ đạo trong hệ thống giáo dục và đào tạo. Mặt khác, với quy mô hạn chế của nó, sáng kiến của các doanh nghiệp lại được coi là đường ranh giới. Chương trình khuyến khích giáo dục đào tạo được triển khai, đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật được cung cấp và các khóa đào tạo mới và đạo tạo nâng cao với các chủ đề liên quan đến môi trường cũng được phát triển. Ví dụ, phạm vi của các khóa đào tạo nghề thường xuyên liên quan đến bảo vệ môi trường hiện nay ra rất đang kể. Ngoài các loại mới về đào tạo, rất nhiều các khóa đào tạo đã có đang trở nên thực chất hơn do sự kết hợp của các yếu tố môi trường đào tạo. Hơn nữa, các doanh nghiệp có thể giúp người học bằng cách cho phép họ tham gia vào phương thức đào tạo “giáo dục tích hợp”, tức là thực hiện đào tạo nghề ban đầu cùng lúc với thực hiện khóa đào tạo đại học.

Các nghề thay thế và nổi bật, nhu cầu kỹ năng liên quan Các nghề thay thế và nổi bật

Cuốn danh mục nghề quốc gia BERUFENET đã phân biệt 36 mô tả công việc bao gồm "nghề nghiệp trong việc bảo vệ môi trường và thiên nhiên" qua các loại hình đào tạo. Phần lớn nội dung trong đó không mới do việc nó có sẵn hệ thống đào tạo đã được tạo lập. Các danh mục chính có thể được phân loại mới hay nổi bật là lĩnh vực nghề nghiệp bao gồm "các kỹ thuật trong lĩnh vực năng lượng tái tạo" với sáu hồ sơ nghề nghiệp mới được tạo lập chỉ trong những năm gần đây với quy mô lớn. Các ngành nghề khác có thể được phân loại là mới ngay cả khi nó chưa được liệt kê trong danh mục nghề quốc gia. Nhiều nghề trong số đó được đào tạo ở cấp độ đại học. Một loạt các đào tạo cấp độ đại học được cung cấp bởi các trường đại học nói chung và các trường đại học khoa học ứng dụng nói riêng.

Các bộ kỹ năng cần thiết cho các ngành nghề khác nhau tùy theo loại công nghệ tái tạo:

27

- Năng lượng mặt trời: Nghiên cứu và phát triển (R&D), sản xuất, tư vấn và kinh doanh, lắp đặt;

- Địa nhiệt: Hệ thống thủy phân nhiệt, hệ thống địa nhiệt; - Năng lượng gió: sản xuất tua bin gió, các dịch vụ kỹ thuật;

- Nhiên liệu sinh học: nhà máy biogas, sản xuất dầu diesel sinh học; - Kết hợp nhiệt và điện năng: lắp đặt nhà máy kết hợp nhiệt và điện năng Kỹ năng cho những ngành nghề này được cung cấp thông qua hệ thống giáo dục chính quy, học nghề và chương trình đào tạo của công ty (xem nghiên cứu trường hợp).

Do trong những năm gần đây trong các lĩnh vực toán học, kỹ thuật và khoa học tự nhiên tỷ lệ tốt nghiệp thấp đã tạo ra sự thiếu hụt khoảng 165.000 kỹ sư và kỹ thuật viên có trình độ cao trong năm 2006. Theo các doanh nghiệp, tình trạng thiếu kỹ năng đã làm hạn chế sự tăng trưởng trong lĩnh vực môi trường. Tuy nhiên, suy thoái kinh tế đã làm giảm tỷ lệ thiếu lao động và người ta cho rằng hiện nay ngành công nghiệp môi trường có thể được lấp đầy chỗ trống công việc một cách dễ dàng hơn. Vấn đề lớn nhất đối với các lĩnh vực môi trường vẫn là sự thiếu hụt lượng kỹ sư, những năm gần đây tỷ lệ tốt nghiệp cũng thấp và trong viễn cảnh ngắn hạn cũng cho thấy khó có sự thay đổi.

Xanh hóa nghề hiện có

Ở cấp độ đào tạo nghề kép, bảo vệ môi trường đã được tích hợp trong tất cả các quy định đào tạo nghề ban đầu, và qua đó việc xanh hóa toàn bộ đào tạo nghề kép có thể quan sát thấy được. Đối với các ngành nghề ngoài lĩnh vực môi trường, đào tạo môi trường tập trung vào kiến thức cơ bản trong việc tái chế rác thải và bảo tồn năng lượng. Các doanh nghiệp vẫn cung cấp kiến thức về môi trường cho người học nghề theo nhu cầu của họ một cách miễn phí. Trong một vài năm qua, quá trình xanh hóa đã đạt đến một mức độ lớn hơn, được xác định qua việc sửa đổi các chương trình đào tạo nghề. Các ví dụ bao gồm:

- Kỹ thuật môi trường (sửa đổi năm 2002);

- Nhà máy cơ khí cho vệ sinh, sưởi ấm và điều hòa không khí (sửa đổi năm 2003);

- Kỹ thuật viên điện tử về năng lượng và kỹ sư dịch vụ xây (sửa đổi năm 2003);

28

- Thợ xây lò sưởi và hệ thống sưởi ấm không khí (sửa đổi năm 2006).

Xanh hóa các ngành nghề hiện có trong một khuôn khổ đào tạo thường xuyên bao gồm các kỹ năng bổ sung có thể điều chỉnh được. Chúng bao gồm đào tạo cơ bản trong đó phổ biến các khía cạnh bảo vệ môi trường như xử lý và tái chế chất thải, bảo tồn năng lượng và pháp luật về môi trường cũng như đào tạo chuyên môn cho công việc chuyên sâu như chuyên gia môi trường, tư vấn viên năng lượng hoặc kỹ sư môi trường. Nhu cầu đào tạo chuyên sâu ảnh hưởng phần lớn bởi các quy định luật mới hoặc các công nghệ mới và nhu cầu tương ứng để thích ứng kỹ năng.

Khi nhu cầu đào tạo nghề chuyên ngành môi trường thấp và người học nghề có nguy cơ bị đào tạo bó hẹp, điều đó có nghĩa việc tích hợp xanh hóa và duy trì trình độ đào tạo cơ bản trong định dạng hiện có là hiệu quả nhất. Vì vậy, lĩnh vực bảo vệ môi trường có khả năng được bao gồm như một khía cạnh liên ngành chủ yếu trong tương lai, trong chuyên môn hóa phụ thuộc vào trình độ khác. Xanh hóa chuyên sâu các ngành nghề có thể xảy ra trong các lĩnh vực sau đây:

- Các ngành nghề nông nghiệp liên quan đến nông nghiệp hữu cơ;

- Các ngành nghề liên quan giao thông hỗ trợ phương tiện di chuyển thân thiện với môi trường;

- Các ngành nghề liên quan năng lượng tập trung vào năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng;

- Các ngành nghề sản xuất từ vật liệu tái chế;

- Các ngành nghề hóa học sử dụng các chất phân hủy sinh học;

- Các ngành nghề liên quan xe cơ giới liên quan đến công nghệ động cơ đẩy thay thế.

Hồi đáp kỹ năng

Xuyên suốt nền kinh tế, trong những năm gần đây tất cả các ngành nghề đều

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh tại việt nam (Trang 31)