Tăng cường xanh hóa chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh tại việt nam (Trang 85)

Mục đích và ý nghĩa:

Chương trình xanh là các chương trình giảng dạy và công nghệ đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng hướng tới các nghề xanh và sạch.

77

Chương trình xanh phản ánh những thay đổi về kinh tế, kỹ thuật và môi trường trong hiện tại và tương lai, đồng thời cung cấp những kiến thức, kỹ năng cần thiết để người học có khả năng ứng phó và thích ứng với những thay đổi này.

Để thúc đẩy quá trình này, qua việc quản lý nội dung chương trình đào tạo, các nhà quản lý cũng như hiệu trưởng đưa ra các quyết sách, quy định nhằm tăng cường xanh hóa chương trình đào tạo, tiến tới việc xanh hóa toàn bộ chương trình đào tạo.

Nội dung tổ chức chỉ đạo thực hiện biện pháp

Việc xanh hóa chương trình đào tạo là một việc làm tất yếu bởi vì đây là nhân tố quan trọng không thể thiếu, là căn bản của việc xanh hóa đào tạo nghề. Chỉ đạo thực hiện việc Xanh hóa chương trình đào tạo qua cách lồng ghép các kỹ năng xanh vào trong các chương trình hiện tại; Nâng cấp các nghề cho phù hợp với các điều kiện kỹ thuật, công nghệ mới; Lồng ghép các vấn đề xanh, phát triển bền vững, các yếu tố bảo vệ môi trường vào trong các chương trình đào tạo.

Khuyến khích thúc đẩy phát triển bền vững

- Công nghệ sạch hơn

- Xác định kết quả học tập

- Tích hợp phát triển môi trường bền vững

Cách thức tiến hành

Đưa ra kế hoạch, lộ trình cụ thể tỉ lệ các chương trình cần phải xanh hóa

trong các mốc thời gian nhất định.Xây dựng các khóa đào tạo và chương trình

xanh mới hoặc nâng cấp những cái cũ.

Thực hiện việc chỉ đạo cá nhân các giáo viên, tổ, khoa phụ trách nghiên cứu các chương trình hiện hành, bổ sung, tích hợp thêm các mô-đun như tiết kiệm năng

lượng, an toàn, vệ sinh trong học tập và lao động đồng thời tổ chức thực hành

xanh tại lớp và phòng thực hành, thí nghiệm.

Lồng ghép các hình ảnh, tranh minh họa có liên quan đến bảo vệ môi trường vào trong các bài giảng.

Thực hiện cập nhật các công nghệ, phương tiện mới gắn liền với tiết kiệm năng lượng, năng lượng hiệu quả trong chương trình cũng như trong các giờ dạy của giáo viên ở trên lớp, phòng/xưởng thực hành, thực tập qua việc tạo ra các mối

78

tương tác với các doanh nghiệp, các tổ chức công nghiệp để hỗ trợ nâng cao năng

lực, kỹ năng của người học cho phù hợp với thực tiễn lao động.

Trong khi thực hiện, luôn thực hiện kiểm tra đánh giá chất lượng các chương trình đã được xanh hóa.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh tại việt nam (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)